CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.5. Các giải pháp bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn Lâm sản ngoài gỗ
ngoài gỗ
Tài nguyên LSNG thuộc vùng đệm của VQG Cát Tiên trên địa bàn xã Đồng Nai Thượng và xã Tiên Hoàng rất đa dạng và có nhiều giá trị không
những cho khoa học, kinh tế và kể cả về môi trường sinh thái. Tuy nhiên, hiện nay việc quản lý nguồn tài nguyên quý giá này đang gặp nhiều khó khăn. Từ kết quả điều tra thực địa, đánh giá những tác động tới khu bảo tồn, để bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ đa dạng sinh học của khu bảo tồn và nâng cao đời sống của cộng đồng thơn bản sống trong và ngồi vùng đệm của khu bảo tồn cần phải có một số giải pháp như sau:
3.5.1. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục, quản lý bảo vệ
Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức, hiểu biết và ý thức bảo vệ rừng cho cộng đồng địa phương. Tuyên truyền sâu rộng về giá trị và nguồn lợi của lâm sản ngoài gỗ, đồng thời đề cao vai trò của người dân địa phương trong việc bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ, hạn chế tình trạng chặt phá rừng bừa bãi. Đây là biện pháp quan trọng cần được triển khai liên tục và có hiệu quả.
LSNG trước đây được coi là lâm sản phụ nên chưa (hoặc khơng) được quản lý một cách chính thống bằng luật pháp. Tuy nhiên hiện nay nhiều cơng trình khoa học đã chứng minh, ngày nay LSNG có giá trị quan trọng cả về kinh tế, xã hội và mơi trường khơng kém lâm sản chính là gỗ. Vì vậy, việc quản lý tài nguyên LSNG phải được chú trọng tương đương với các loại lâm sản khác, việc khai thác, sử dụng và tiêu thụ các sản phẩm ngoài gỗ cũng phải được kiểm soát chặt chẽ.
Trước mắt đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển bền vững nguồn LSNG, bảo tồn các loài cho LSNG quý hiếm, phát triển các lồi cho LSNG có tiềm năng kinh tế. Nâng cao trách nhiệm của cộng đồng và thu hút sự tham gia của các bên có liên quan trong việc hỗ trợ cộng đồng gây trồng một số loài quý hiếm từ phân khu phục hồi sinh thái.
3.5.2. Giải pháp về kỹ thuật khai thác và sử dụng LSNG
khống chế lượng khai thác hàng năm cho các lồi có trữ lượng cịn phong phú. Đồng thời nghiêm cấm hoặc hạn chế khai thác đối với những lồi có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Một số đề xuất cho khai thác bền vững nguồn LSNG cần quan tâm đến một số nguyên tắc sau:
- Không được gây hại đối với những cây chưa đến độ khai thác. - Không đào bới cả gốc rễ đối với những lồi khơng cần lấy củ. - Không làm gẫy cành, chồi non của những loài cây mà quả hoặc hoa là sản phẩm.
- Đối với song mây không được nhổ, chặt cây trong những bụi giữ lại để làm giống.
- Những bụi có dưới 6 cây khơng được khai thác.
- Đối với cây dây leo mà sản phẩm là thân cây, phải chặt cây cách mặt đất trong khoảng trên 15 và dưới 30 cm .
- Không thu hái quả của những cây cần giữ lại để gieo giống.
- Phải trồng lại ngay những cây đã bị lấy củ (trồng bằng đầu rễ hoặc thân).
Hạn chế việc người dân tác động vào rừng bằng cách tạo thêm công ăn việc làm cho người dân; xây dựng những vườn hộ, vườn rừng để mỗi người dân tự trồng, chăm sóc những lồi có giá trị kinh tế được khuyến khích trồng trên diện rộng nhằm tăng thu nhập từ những thành quả do mình làm ra. Làm như vậy sẽ tạo ra nguồn nguyên liệu vừa ổn định, dễ thu hái, vừa hạn chế tác động bất lợi đến rừng.
Bảo tồn với vườn nhà - vườn rừng: Vận động người dân xây dựng những khu đất thành vườn nhà - vườn rừng, sau đó lựa chọn những lồi cây có nhu cầu sử dụng cao, những lồi đang bị đe dọa tuyệt chủng cao ngoài tự nhiên để đưa vào trồng, chăm sóc tại vườn nhà, vườn rừng. Để làm được điều đó, trước hết người chủ vườn phải là những người có những kiến thức, kinh
nghiệm nhất định về thực vật nói chung, có được những thơng tin về: Mức độ nguy cấp của các loài thực vật; đặc tính sinh thái, sinh học cơ bản của mỗi loài để lựa chọn được đất trồng phù hợp với cây cần bảo tồn, giá trị kinh tế và sinh thái của loài, nhu cầu của thị trường... Muốn vậy, những cơ quan chức năng có liên quan, những người có kiến thức khoa học như chúng ta cần giúp đỡ họ về điều đó.
3.5.3. Phát triển gây trồng tại chỗ một số loài LSNG tiềm năng
* Lựa chọn đối tượng
Tiêu chí lựa chọn loài là những cây LSNG vốn có ở khu bảo tồn. Những cây này đem trồng ngay tại vùng đệm của khu bảo tồn sẽ tỏ ra thích hợp, sinh trưởng phát triển nhanh. Hơn nữa, đây cũng là những lồi có giá trị kinh tế cao, đang có nhu cầu sử dụng nên việc nhân dân trồng sẽ đem lại thu nhập cho người nông dân.
Hiện nay tại địa phương, xét về giá trị sử dụng cũng như kinh tế cần tập trung phát triển một số loài cây chủ chốt như:
- Về cây ăn được: Sim, Trơm, Gùi, lá Nhíp, Trám, Sổ, Bột ngọt, các loại tre lấy măng.
- Về cây thuốc: Địa liền, Vàng đắng, Đinh lăng, Chè dây, củ Mài, Thiên niên kiện, Sa nhân, Bình vơi, Ươi, khoai Nưa.
- Cây cho sợi: Mây Đỏ, Song bột. - Cây cho vật liệu: Tầm vông, Luồng,.
- Cây cho dầu, hương: Quế, Long Não, Bời lời đỏ, Trầm hương.
- Cây làm cảnh: Thiên tuế, Sanh, Lộc vừng, Bị cạp nước và một số lồi phong lan có hoa đẹp đã được sưu tầm, gây trồng tại hộ gia đình, nhất là lồi Ngọc điểm có giá trị kinh tế cao.
Ngoài ra cũng lựa chọn một số loại cây trồng hiện nay đã được trồng đại trà ở các địa phương khác cho năng suất và thu nhập cao như: Đảng sâm,
3.5.4. Giải pháp về giống và kỹ thuật gây trồng
- Vấn đề giống:
Trên cơ sở những loài LSNG được gây trồng phổ biến và mang lại hiệu quả kinh tế cao nên tiến hành tổng kết kinh nghiệm, đúc biệt là kinh nghiệm bản địa, từ đó chúng ta chọn lọc ra những kỹ thuật gây trồng thích hợp nhất đem phổ biến rộng rãi cho người dân. Điển hình như một số lồi cây: Song Mây, Ươi, Lá Bép, Đinh Lăng được người dân ở đây sử dụng kinh nghiệm bản địa của họ để tạo ra nguồn giống từ hom và từ hạt. Điều này rất có ý nghĩa trong tiết kiệm chi phí về giống.
Trước hết dựa vào những cây hiện có tại khu vực, trong thời gian tới cần xây dựng các vườn giống chất lượng cao để phục vụ cho sản xuất, đặc biệt là giống các lồi cây có giá trị như Song Mây, Ươi, Lá Bép, Đinh Lăng, Chè dây, Bình vơi, củ Mài... Cây giống sản xuất ra từng bước đánh giá, xây dựng tiêu chuẩn giống (cấp cơ sở) trước khi đem trồng đại trà. Ngoài ra, việc tự nhân giống, có thể mua giống từ những cơ sở sản xuất giống khác để đưa vào gây trồng.
- Giải pháp kỹ thuật:
Trước khi phổ biến trồng đại trà, từng loài cần nghiên cứu trồng thử nghiệm và xây dựng những mơ hình trồng trình diễn. Phối hợp với các chuyên gia chuyên ngành (đối với từng nhóm LSNG) để tiến hành nghiên cứu trồng, xây dựng mơ hình và xây dựng quy trình kỹ thuật trồng đi đơi với chế biến tại chỗ. Riêng quy trình trồng cây thuốc cần xây dựng đảm bảo GAP. Từng quy trình (đối với mỗi lồi) cịn được tóm tắt thành tờ rơi, biên soạn ngắn gọn để phổ biến đến tận người dân.
Tổ chức tập huấn cho nhân dân, những người tham gia trồng cây LSNG về kỹ thuật trồng, chế biến các lồi LSNG có giá trị kinh tế. Đồng thời, tổ chức cho người dân đi tham quan các mơ hình trồng LSNG hiệu quả đã có ở các địa phương khác.
3.5.5. Giải pháp về đầu tư và liên doanh – liên kết
Xây dựng kế hoạch tồn diện về bảo tồn đi đơi với phát triển bền vững LSNG tại địa phương. Trong đó, các nhiệm vụ bảo tồn và quản lý được coi là trọng tâm, đi đơi với nó là kế hoạch phát triển trồng thêm tại chỗ các lồi LSNG bản địa và có giá trị kinh tế cao, nhằm tạo thêm thu nhập cho người dân, giảm thiểu sức ép xâm phạm và khai thác tự do LSNG ở VQG Cát Tiên
Về nguồn đầu tư, trước hết phải bám sát vào các chương trình nghiên cứu, chương trình bảo tồn và phát triển cộng đồng của Quốc gia và các tổ chức quốc tế và các cơ chế chính sách liên quan đến phát triển nguồn LSNG của nhà nước. Trên cơ sở đó tranh thủ sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước và cấp tỉnh.
Xu thế chung trong việc triển khai các chương trình, dự án về LSNG cũng như về một số lĩnh vực khác hiện nay là sự mở rộng hợp tác và liên doanh, liên kết. Đối với việc phát triển các lồi cây LSNG cần thiết phải có sự phối hợp liên kết giữa 4 nhà: nhà khoa học (nghiên cứu), nhà quản lý (đầu tư, phối hợp, triển khai và thúc đẩy dự án), nhà nông (người sản xuất) và nhà doanh nghiệp (đầu tư và bao tiêu sản phẩm). Trong mối liên kết này của cả 4 nhà đều rất quan trọng và tiến hành đồng thời, song vai trò của các doanh nghiệp cam kết bao tiêu sản phẩm là một động lực thúc đẩy người dân phát triển gây trồng cây LSNG.
Ngoài ra cũng cần phải xây dựng chiến lược quảng bá, tiếp thị sản phẩm, đăng ký thương hiệu LSNG, tổ chức tốt các kênh tiêu thụ, cần hỗ trợ để xây dựng hệ thống các cơ sở chế biến LSNG trong vùng để có thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định, kích thích sự phát triển kinh doanh kinh tế hộ. Hỗ trợ về các nguồn thông tin để người dân nắm rõ, để việc bán các sản phẩm từ LSNG trên thị trường không bị ép giá hay không bị thua thiệt thông qua các giải pháp sau: Thành lập hợp tác xã mua bán hoặc hiệp hội những người mua
bán LSNG. Xây dựng các mơ hình điển hình về người trồng rừng giỏi, kinh doanh LSNG tốt mà đảm bảo phát triển rừng bền vững. Khuyến khích đầu tư, hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất, chế biến, liên kết sản xuất, tâp trung xây dựng thương hiệu một số sản phẩm tiêu biểu tại địa phương như: Rượu Sim, Măng sạch, Diệp Hạ châu khô, Mây tre đan, đũa, nguyên liệu giấy, cơ sở làm hương, sản xuât tinh dầu Xả, Quế, Gừng...
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Khu vực vùng đệm Vườn Quốc Gia Cát Tiên có nguồn LSNG khá phong phú bao gồm những loại phục vụ nhu cầu tại chỗ và những lồi được mua bán như hàng hóa. LSNG thực sự đóng góp có ý nghĩa vào sinh kế của người dân địa phương. Sự khai thác mang tính hủy diệt một số loài LSNG dẫn đến nguy cơ bị tuyệt chủng khơng có khả năng tái tạo được, hiện nay số luợng LSNG có giá trị trong khu vực nghiên cứu đã giảm đi rất nhiều nên cũng ảnh hưởng đến sinh kế của các hộ dân sống gần rừng nhất là các hộ dân nghèo và các hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Cuộc sống của cộng đồng dân cư trong khu vực cịn gặp nhiều khó khăn do cơ sở hạ tầng cịn thiếu thốn, các thơn bản nằm ở vùng sâu vùng xa, trình độ dân trí hạn chế, đó là những ngun nhân gây ảnh hưởng lớn đến công tác bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn Quốc Gia Cát Tiên .
Qua điều tra và thu thập đã thống kê được tại 2 xã Đồng Nai Thượng và Tiên Hoàng thuộc Vườn Quốc Gia Cá Tiên có 405 lồi LSNG có thể thấy tính đa dạng của thực vật LSNG trong khu vực nghiên cứu là lớn. Sự phong phú và đa dạng về LSNG cũng đem đến nhiều cơng dụng của các lồi LSNG trong khu vực nghiên cứu được người dân sử dụng trong sinh hoạt và đời sống như: làm thuốc, làm rau ăn, là thủ cơng mĩ nghệ….
+ Nhóm lồi sản phẩm làm thuốc và bồi bổ sức khoẻ có số lồi đơng nhất với 238 loài chiếm 58,77% tổng số lồi.
+ Nhóm lồi cho sản phẩm là lương thực thực phẩm với 121 lồi chiếm 29,88%.
+ Nhóm lồi Cây cho vật liệu làm đồ thủ cơng, mỹ tuy có 29 lồi chiếm 7,16% tổng số lồi tại khu vực nghiên cứu nhưng là những lồi có giá trị kinh tế lớn trong khu vực.
Bên cạnh những kết quả điều tra cơ bản về tiềm năng cây LSNG trong khu bảo tồn. Kết quả nghiên cứu đề xuất danh sách 40 lồi thực vật LSNG có giá trị trong khu bảo tồn. Đây là những lồi cây LSNG có giá trị hiện đang khai thác và sử dụng tại địa phương, tuy nhiên chưa có thị trường ổn định và có khả năng cạn kiệt.
Tình hình khai thác LSNG tại khu vực nghiên cứu tập trung chủ yếu vào nhóm cây làm thuốc và các nhóm mặt hàng làm đồ thủ công mỹ nghệ. Kết quả phỏng vấn hộ xác định được mức độ khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên LSNG vào cuộc sống hàng ngày và mua bán là rất lớn, do vậy, nếu việc khai thác các lồi LSNG khơng được kiểm sốt và thiếu tổ chức cũng sẽ dẫn đến tình trạng tài nguyên rừng bị tác động và suy kiệt. Ngược lại, cũng khơng thể ngăn cấm hồn tồn nhu cầu sử dụng LSNG của cộng đồng các dân tộc bản địa vùng đệm.
Để đảm bảo sự bảo tồn và phát triển bền vững các loài LSNG, nhằm khắc phục tình trạng khai thác, sử dụng gỗ quá mức hiện nay, góp phần làm tăng trưởng diện tích và chất lượng rừng, đảm bảo an ninh môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao tính khả thi khi triển khai cơng tác quản lý lâm sản ngoài gỗ cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Nghiên cứu cũng đã đề xuất được một số giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững các loài LSNG, nhất là các lồi LSNG có giá trị tại khu vực nghiên cứu.
2. Kiến nghị
Thời gian nghiên cứu có hạn nên tác giả cũng chưa quan sát để nắm được toàn diện về hiện trạng các loài LSNG tại khu vực nghiên cứu, đồng thời để bảo tồn và phát triển có hiệu quả các lồi LSNG có giá trị tại địa phương nhằm đảm bảo sinh kế cho người dân sống gần rừng, góp phần làm giàu cho địa phương, nâng cao diện tích và chất lượng rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, từ thực tiễn điều tra chúng tơi có một số kiến nghị như sau:
- Để quản lý bền vững nguồn tài nguyên LSNG trong khu bảo tồn cần thiết phải tiến hành điều tra tổng thể về hiện trạng và xác định mức độ phong phú của từng loại LSNG.
- Nghiên cứu khả năng nhân giống một số loại LSNG để gây trồng tại vườn hộ gia đình. Nghiên cứu và hỗ trợ triển khai gây trồng một số lồi cây LSNG có giá trị kinh tế cao như cây lá Nhíp, Sim, Vàng đắng, Bình vơi, Thiên niên kiện, Ươi, Song mây, Sa nhân tím… cho hộ gia đình sống dựa vào tài nguyên rừng ở vùng đệm VQG Cát Tiên trên diện tích đất rừng có sẵn của hộ dân thơng qua việc xây dựng mơ hình trình diễn, hỗ trợ về vốn, giống và kỹ thuật, từ đó nhân rộng ra tồn khu vực.
- Cơ quan khuyến nông cần nghiên cứu thị trường lâm sản ngoài gỗ, lựa chọn những mặt hàng có ưu thế cạnh tranh về giá cả, khối lượng tiêu thụ, phương thức tiêu thụ để tập trung phát triển; tổ chức tham quan học tập, tập huấn, xây dựng và triển khai thực hiện các mơ hình LSNG hiệu quả.
- Cơ quan lâm nghiệp địa phương hướng dẫn và trợ giúp cho cộng đồng, hộ gia đình lập kế hoạch khai thác hợp lý và tổ chức bảo vệ có hiệu quả các lồi LSNG.