Xây dựng kế hoạch toàn diện về bảo tồn đi đôi với phát triển bền vững LSNG tại địa phương. Trong đó, các nhiệm vụ bảo tồn và quản lý được coi là trọng tâm, đi đôi với nó là kế hoạch phát triển trồng thêm tại chỗ các loài LSNG bản địa và có giá trị kinh tế cao, nhằm tạo thêm thu nhập cho người dân, giảm thiểu sức ép xâm phạm và khai thác tự do LSNG ở VQG Cát Tiên
Về nguồn đầu tư, trước hết phải bám sát vào các chương trình nghiên cứu, chương trình bảo tồn và phát triển cộng đồng của Quốc gia và các tổ chức quốc tế và các cơ chế chính sách liên quan đến phát triển nguồn LSNG của nhà nước. Trên cơ sở đó tranh thủ sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước và cấp tỉnh.
Xu thế chung trong việc triển khai các chương trình, dự án về LSNG cũng như về một số lĩnh vực khác hiện nay là sự mở rộng hợp tác và liên doanh, liên kết. Đối với việc phát triển các loài cây LSNG cần thiết phải có sự phối hợp liên kết giữa 4 nhà: nhà khoa học (nghiên cứu), nhà quản lý (đầu tư, phối hợp, triển khai và thúc đẩy dự án), nhà nông (người sản xuất) và nhà doanh nghiệp (đầu tư và bao tiêu sản phẩm). Trong mối liên kết này của cả 4 nhà đều rất quan trọng và tiến hành đồng thời, song vai trò của các doanh nghiệp cam kết bao tiêu sản phẩm là một động lực thúc đẩy người dân phát triển gây trồng cây LSNG.
Ngoài ra cũng cần phải xây dựng chiến lược quảng bá, tiếp thị sản phẩm, đăng ký thương hiệu LSNG, tổ chức tốt các kênh tiêu thụ, cần hỗ trợ để xây dựng hệ thống các cơ sở chế biến LSNG trong vùng để có thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định, kích thích sự phát triển kinh doanh kinh tế hộ. Hỗ trợ về các nguồn thông tin để người dân nắm rõ, để việc bán các sản phẩm từ LSNG trên thị trường không bị ép giá hay không bị thua thiệt thông qua các giải pháp sau: Thành lập hợp tác xã mua bán hoặc hiệp hội những người mua
bán LSNG. Xây dựng các mô hình điển hình về người trồng rừng giỏi, kinh doanh LSNG tốt mà đảm bảo phát triển rừng bền vững. Khuyến khích đầu tư, hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất, chế biến, liên kết sản xuất, tâp trung xây dựng thương hiệu một số sản phẩm tiêu biểu tại địa phương như: Rượu Sim, Măng sạch, Diệp Hạ châu khô, Mây tre đan, đũa, nguyên liệu giấy, cơ sở làm hương, sản xuât tinh dầu Xả, Quế, Gừng...
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Khu vực vùng đệm Vườn Quốc Gia Cát Tiên có nguồn LSNG khá phong phú bao gồm những loại phục vụ nhu cầu tại chỗ và những loài được mua bán như hàng hóa. LSNG thực sự đóng góp có ý nghĩa vào sinh kế của người dân địa phương. Sự khai thác mang tính hủy diệt một số loài LSNG dẫn đến nguy cơ bị tuyệt chủng không có khả năng tái tạo được, hiện nay số luợng LSNG có giá trị trong khu vực nghiên cứu đã giảm đi rất nhiều nên cũng ảnh hưởng đến sinh kế của các hộ dân sống gần rừng nhất là các hộ dân nghèo và các hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Cuộc sống của cộng đồng dân cư trong khu vực còn gặp nhiều khó khăn do cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, các thôn bản nằm ở vùng sâu vùng xa, trình độ dân trí hạn chế, đó là những nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn đến công tác bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn Quốc Gia Cát Tiên .
Qua điều tra và thu thập đã thống kê được tại 2 xã Đồng Nai Thượng và Tiên Hoàng thuộc Vườn Quốc Gia Cá Tiên có 405 loài LSNG có thể thấy tính đa dạng của thực vật LSNG trong khu vực nghiên cứu là lớn. Sự phong phú và đa dạng về LSNG cũng đem đến nhiều công dụng của các loài LSNG trong khu vực nghiên cứu được người dân sử dụng trong sinh hoạt và đời sống như: làm thuốc, làm rau ăn, là thủ công mĩ nghệ….
+ Nhóm loài sản phẩm làm thuốc và bồi bổ sức khoẻ có số loài đông nhất với 238 loài chiếm 58,77% tổng số loài.
+ Nhóm loài cho sản phẩm là lương thực thực phẩm với 121 loài chiếm 29,88%.
+ Nhóm loài Cây cho vật liệu làm đồ thủ công, mỹ tuy có 29 loài chiếm 7,16% tổng số loài tại khu vực nghiên cứu nhưng là những loài có giá trị kinh tế lớn trong khu vực.
Bên cạnh những kết quả điều tra cơ bản về tiềm năng cây LSNG trong khu bảo tồn. Kết quả nghiên cứu đề xuất danh sách 40 loài thực vật LSNG có giá trị trong khu bảo tồn. Đây là những loài cây LSNG có giá trị hiện đang khai thác và sử dụng tại địa phương, tuy nhiên chưa có thị trường ổn định và có khả năng cạn kiệt.
Tình hình khai thác LSNG tại khu vực nghiên cứu tập trung chủ yếu vào nhóm cây làm thuốc và các nhóm mặt hàng làm đồ thủ công mỹ nghệ. Kết quả phỏng vấn hộ xác định được mức độ khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên LSNG vào cuộc sống hàng ngày và mua bán là rất lớn, do vậy, nếu việc khai thác các loài LSNG không được kiểm soát và thiếu tổ chức cũng sẽ dẫn đến tình trạng tài nguyên rừng bị tác động và suy kiệt. Ngược lại, cũng không thể ngăn cấm hoàn toàn nhu cầu sử dụng LSNG của cộng đồng các dân tộc bản địa vùng đệm.
Để đảm bảo sự bảo tồn và phát triển bền vững các loài LSNG, nhằm khắc phục tình trạng khai thác, sử dụng gỗ quá mức hiện nay, góp phần làm tăng trưởng diện tích và chất lượng rừng, đảm bảo an ninh môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao tính khả thi khi triển khai công tác quản lý lâm sản ngoài gỗ cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Nghiên cứu cũng đã đề xuất được một số giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững các loài LSNG, nhất là các loài LSNG có giá trị tại khu vực nghiên cứu.
2. Kiến nghị
Thời gian nghiên cứu có hạn nên tác giả cũng chưa quan sát để nắm được toàn diện về hiện trạng các loài LSNG tại khu vực nghiên cứu, đồng thời để bảo tồn và phát triển có hiệu quả các loài LSNG có giá trị tại địa phương nhằm đảm bảo sinh kế cho người dân sống gần rừng, góp phần làm giàu cho địa phương, nâng cao diện tích và chất lượng rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, từ thực tiễn điều tra chúng tôi có một số kiến nghị như sau:
- Để quản lý bền vững nguồn tài nguyên LSNG trong khu bảo tồn cần thiết phải tiến hành điều tra tổng thể về hiện trạng và xác định mức độ phong phú của từng loại LSNG.
- Nghiên cứu khả năng nhân giống một số loại LSNG để gây trồng tại vườn hộ gia đình. Nghiên cứu và hỗ trợ triển khai gây trồng một số loài cây LSNG có giá trị kinh tế cao như cây lá Nhíp, Sim, Vàng đắng, Bình vôi, Thiên niên kiện, Ươi, Song mây, Sa nhân tím… cho hộ gia đình sống dựa vào tài nguyên rừng ở vùng đệm VQG Cát Tiên trên diện tích đất rừng có sẵn của hộ dân thông qua việc xây dựng mô hình trình diễn, hỗ trợ về vốn, giống và kỹ thuật, từ đó nhân rộng ra toàn khu vực.
- Cơ quan khuyến nông cần nghiên cứu thị trường lâm sản ngoài gỗ, lựa chọn những mặt hàng có ưu thế cạnh tranh về giá cả, khối lượng tiêu thụ, phương thức tiêu thụ để tập trung phát triển; tổ chức tham quan học tập, tập huấn, xây dựng và triển khai thực hiện các mô hình LSNG hiệu quả.
- Cơ quan lâm nghiệp địa phương hướng dẫn và trợ giúp cho cộng đồng, hộ gia đình lập kế hoạch khai thác hợp lý và tổ chức bảo vệ có hiệu quả các loài LSNG.
- Các cấp chính quyền cần có biện pháp thu hút các hộ, cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn huyện; khuyến khích việc mua bán, sản xuất, chế biến các loài LSNG nhất là các loài có thế mạnh trên địa bàn, nhằm mục đích bảo tồn, nâng cao giá trị, thu nhập của người dân trong việc phát triển các loài LSNG.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2006), Đề án quốc gia về bảo tồn và pháttriển lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2006 – 2020.
2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007), Kế hoạch hành động bảo tồn và pháttriển lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2007 – 2010.
3. Dự án hỗ trợ chuyên ngành lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam (2007), Bộ tài liệu khuyến lâm về Lâm sản ngoài gỗ. NXB Bản đồ, Hà Nội.
4. Đặng Đình Bôi và cộng sự (2002), Bài giảng lâm sản ngoài gỗ, NXB Nông nghiệp. Hà Nội.
5. Hoàng Hoè, Phạm Đình Thái, Đặng Huy Huỳnh và cộng sự, 1998, Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng Việt Nam, NXB Giáo dục.
6. Hoàng Văn Thắng (2004), Bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái ĐNN Bầu Sấu VQG Cát Tiên, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, Hà Nội.
7. Lê Mộng Chân, Vũ Dũng (1992), Giáo trình Thực vật và thực vật đặc sản rừng,
Trường Đại học Lâm nghiệp.
8. Lê Quý Ngưu, Trần Như Đức (1998), Cây thuốc quanh ta. NXB Thuận Hoá, Huế.
9. Lê Ngọc Anh (2010), Sử dụng và quản lý lâm sản ngoài gỗ ở Việt nam, Sở khoa học và công nghệ Hà nội.
10. Nguyễn Hồng Quân, Phạm Xuân Phương, Vũ Long (2006), Cẩm nang ngành lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát Triển nông thôn.
11. Phạm Thanh Huyền, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Thúy Bình (2000), Tìm hiểu việc khai thác, sử dụng và bảo tồn lâm sản ngoài gỗ. Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
12. Phạm Hoàng Hộ (2003), Cây cỏ Việt Nam, NXB Trẻ.
13. Phạm Xuân Hoàn (2003), Giáo trình Lâm học. NXB Hà Nội
14. Trần Ngọc Hải (2000), Bài giảng lâm sản ngoài gỗ, Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam.
15. Triệu Văn Hùng (2007), Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, Nxb. Bản đồ, Hà Nội
16. Vụ Khoa học công nghệ và Chất lượng sản phẩm (2000), Tên cây rừng Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội
17. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nxb Y học.
18. VQG Cát Tiên (2017), Báo cáo dự án điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững VQG Cát Tiên, giai đoạn 2018-2025, tầm nhìn 2030, VQG Cát Tiên, Tân Phú.
19. Vũ Văn Dũng và các cộng tác viên (2002), Tổng quan ngành lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam. IUCN, Hà Nội, tháng 6.2002.
20. Vũ Văn Dũng, Hoàng Hữu Nguyên và Trịnh Vỹ (2001), Tổng quan về lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu lâm đặc sản.
II. Tài liệu nước ngoài
21. De Beer, J. H and McDermott, M. J. (1989), The Economic valie of non-Timber forest Products in South-east Asia, with emphasis on indonesia, Malaysia and Thailand. IUCN.
22. De Beer, J. H and McDermott, M. J. (1996): The economic value of non-timber forest products in Southeast Asia. IUCN.
23. FAO(1991), Non - wood forest producst. Rome. 24. FAO (1995), Non - wood forest products. Rome. 25. FAO (1999), Non - timber forest products, NTFP.
26. Mendelsohn (1992), Non-Timber Forest Produst, Tropical Forest Handbook. 27. Peter. C.baliek. M (1989): Oligarlic Forest of Economic Plants in Amazonia.
III. Tài liệu từ internet:
28. http://dangcongsan.vn/Chính sách phát triển lâm sản ngoài gỗ ở nước ta hiện nay
29. http://vafs.gov.vn/vn/2010/Thành phần loài và giá trị sử dụng của nhóm lâm sản ngoài gỗ có sợi: Tre trúc và song mây ở Lâm Đồng
PHỤ LỤC
Phụ lục 01. Một số hình ảnh về LSNG tại khu vực nghiên cứu *Một số loài LSNG có giá trị
Giảo cổ lam tại TK 517A - Tiên Hoàng Chè dây tại TK 517C - Tiên Hoàng
Lá Nhíp tại TK 505 - Đồng Nai Thượng Mật nhân tại TK 516A - Tiên Hoàng
Chuối hột rừng phơi khô tại thôn Hạt Ươi bán tại xã Tiên Hoàng Bù Gia Rá, xã Đồng Nai Thượng
*Khai thác và buôn bán
Người dân đi lấy măng tại TK 507, Luộc măng trước khi đem bán -
xã Đồng Nai Thượng thôn Bi Nao xã Đồng Nai Thượng
Sâm cau bán cho khách tại nhà bà Thu mua củ Bình vôi tại nhà bà Nguyễn Thị Kim Sách, xã Đồng Nai Thượng Trần Thị Hằng, xã Tiên Hoàng
Người dân phơi Thiên niên kiện Thu mua Song mây tại nhà ông tại thôn 1 xã Tiên Hoàng Lê Văn Hường, xã Tiên Hoàng
*Gây trồng LSNG trong vườn nhà
Trồng cây Ươi tại nhà ông Nguyễn Trồng cây Mây bột tại nhà ông Văn Nghinh, xã Tiên Hoàng Nguyễn Văn Nghinh, xã Tiên Hoàng
Trồng cây Bời lời tại thôn 3, xã Tiên Trồng Tre lấy măng tại thôn 1 Hoàng xã Tiên Hoàng
Trồng cây Nhíp tại thôn Bê Đê, xã Trồng cây Sim tại thôn Bi Nao, xã Đồng Nai Thượng Đồng Nai Thượng
PHỤ LỤC 02
Danh lục thực vật LSNG tại vùng đệm VQG Cát Tiên thuộc 2 xã Tiên Hoàng và Đồng Nai Thượng
TT Tên khoa học Tên phổ thông Tên địa phương Dạng sống Bộ phận sử dụng Công dụng A. LYCOPODIOPHYTA – NGÀNH THÔNG ĐẤT 1. Lycobodiaceae – Họ Thông đất
1 Huperzia serrata (Thunb.)
Trevis.
Thông đất
răng Thảo Cả cây Cảnh
2 Lycopodium cernuum L. Thông đất Thảo Cả cây Thuốc, cảnh
2. Selaginellaceae – Họ Quyển bá
3 Selaginella delicatula
(Desv.) Alston Quyển bá yếu Thảo Cả cây Thuốc, cảnh
B. POLYPODIOPHYTA – NGÀNH DƯƠNG XỈ 3. Adiautaceae – Họ Đuôi chồn
4 Adiautum flabellulatum L. Dớn đen Thảo Lá Thuốc
5 Diplazium esculentum Rau dớn Thảo Lá Thực phẩm
6 Stenochlena palustris
(Burmf.) Bedd. Dây choại Thảo Lá Thực phẩm
4. Blechnaceae – Họ Ráng dừa
7 Blenchnum orientale L. Ráng dừa đông Guột rạng Gỗ Cả cây Thuốc
5. Cyatheaeceae – Họ Quyết thân gỗ
8 Gymnosphaera gigantea (wall) Quyết thân gỗ Gỗ Lõi thân Thuốc 6. Dicksoniaceae – Họ Lông cu li
9 Cibotium barometz (L).J.SM. Lông cu li Cu Li Thảo Lõi Thuốc, cảnh
7. Gleicheniaceae – Họ Ráng tây sơn
10 Ditopterygum dichotoma Guột Thảo Cả cây Mỹ nghệ, thuốc
8. Marsi leaceae – Họ Rau rệu
11 Marsilea quadrifolia L. Rau rệu Thảo Cả cây Thuốc, thực phẩm
9. Polyodiaceae – Họ Ráng đa túc
12 Drynaria bonii H. Christ Tắc kè đá Tắc kè đá Thảo Củ Thuốc
13 Drynaria Fortunei (Merr) Cốt toái bổ Thảo củ Thuốc bổ
14 Platycerium grande Ổ rồng Lan bắp cải phụ sinh cả cây Thuốc, cảnh
15 Drynaria Quercifolia Sm (L) J. Ráng bay phụ sinh cả cây Thuốc
C. DINOPHYTA – NGÀNH HẠT TRẦN 10. Cycadaceae – Họ Tuế
16 Cycas rumphii Miq..
Thiên tuế
Thảo Cả cây Làm cảnh
11. Gnetaceae – Họ dây gắm
17 Gnetum latifoliurn Blume Gắm cong Dây gắm Dây leo Thuốc, thực phẩm
18 Gnetum gnemon L. Lá Bép Lá Nhíp Cây bụi Lá Thực phẩm
12. Podocarpaceae – Họ Kim giao
19 Nageia fleuryi (Hickel) de
Laub. Kim giao Gỗ nhỡ Cảnh, thuốc
20 Dacrycapus imbricatus Thông Nàng Thông Lông Gà Gỗ nhỡ
Làm cảnh
21 Podocarpus neriifolius D.
Don
Thông tre lá
dài Gỗ nhỡ Cảnh
22 Podocarpus pilgeri Foxw. Thông tre lá
ngắn Gỗ nhỏ Cảnh
D. MAGNOLIOPHYTA – NGÀNH HẠT KÍN MAGNOLIOPSIDA – LỚP HAI LÁ MẦM
13. Acanthaceae – Họ Ô Rô
23 Ruellia tuberosa L. Nổ Sâm đất Thảo Thân, lá,
rể Thuốc thận
24 Pseuderanthemum Bracteatum Imlay Hoàn ngọc Thảo Lá Thuốc
14. Alangiaceae – Họ Quăng
25 Alangium chinense Harms (Lour.) Thôi ba Quăng Trung
quốc Gỗ nhỏ Thuốc, tinh dầu
15. Altingiaceae – Họ Tô hạp
26 Liquidambar formosana
Hance Sau sau
Gỗ Thuốc, tinh dầu, thực phẩm
16. Amaranthaceae – Họ Rau dền
27 Amaranthus spinosus Dền gai Thảo Lá Thực phẩm
28 Amaranthus tricolor Dền canh Thảo Lá Thực phẩm
29 Amaranthus viridis Dền xanh Dền cơm Thảo Lá Thực phẩm
30 Achyranthes aspera. L Cỏ xước Thảo Cả cây Thuốc
31 Alternanthera sessilis. L Rau rệu Thảo Cả cây Thuốc
32 Celosia argentea. L Mào gà Thảo Lá, hạt Thuốc, thực phẩm
33 Gomphrena celosioides Nở ngày đất Thảo Cả cây Thuốc
34 Gomphrena globosa Cúc bách nhật Thảo Cả cây Cảnh, thuốc