CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.3 Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.3.3 Điều kiện kinh tế xã hội
Theo thống kê số liệu điều tra dân số năm 2017, vùng đệm VQG Cát Tiên có khoảng hơn 20 vạn người của 36 xã, thị trấn, thuộc 8 huyện, 4 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước và Đắc Nông. Nguyên nhân tăng dân số chủ yếu là do nạn di cư tự do từ nơi khác đến như đồng bào Châu Mạ từ huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước đến khu vực vùng đệm VQG Cát Tiên. Đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Dao từ vùng núi phía Bắc đến sinh sống tại những khu vực này. Tỷ lệ tăng dân số cả cơ học và tự nhiên trung bình trong vùng là 3,6%/năm, trong đó cao nhất là ở xã Đăng Hà và xã Đắc Lua. Tình hình dân số khơng ổn định làm cho an ninh, trật tự xã hội không đảm bảo, gây sức ép to lớn đến việc quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên tại VQG Cát Tiên.
Trong vùng lõi VQG Cát Tiên còn tồn tại một số cụm dân cư. Do vậy công tác quản lý vả bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn. Được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính Phủ, VQG Cát Tiên đã cùng với chính quyền địa phương tổ chức thực hiện các phương án chương trình ổn định dân cư cho các cụm dân cư đang sống trong vùng lõi của VQG Cát Tiên. Nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính của người dân sống xung quanh VQG Cát Tiên, chiếm khoảng
Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, đời sống của người dân địa phương đã có nhiều cải thiện, đời sống được nâng lên từng bước. Tuy nhiên do đời sống cịn nhiều khó khăn, các vụ khai thác trộm lâm sản, săn bắt, bẫy động vật hoang dã vẫn thường xuyên xảy ra có tính phổ biến. VQG Cát Tiên và chính quyền địa phương đang tập trung giải quyết có hiệu quả những vấn đề này.
1.3.4 Điều kiện về tài nguyên đa dạng sinh học