Nhóm cây thuốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng khai thác, sử dụng và phát triển lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm vườn quốc gia cát tiên​ (Trang 60 - 62)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Tình hình khai thác và sử dụng nguồn LSNG

3.2.2.1. Nhóm cây thuốc

Qua điều tra và ghi nhận cho thấy phần lớn là những cây thuốc tại vực nghiên cứu sử dụng theo kinh nghiệm của nhân dân tại địa phương và ở các địa phương khác. Đối chiếu với Danh mục 216 loài cây thuốc đang được khai thác thác thương mại (ở các mức độ khác nhau) ở Việt Nam, thì ở đây chỉ có khoảng dưới 50 lồi và nhóm lồi. Các lồi và nhóm lồi điển hình đang được khai thai thác và sử dụng nhiều tại khu vực nghiên cứu như:

+ Sâm cau gồm 2 loài: Bồng Bồng (Dracaena angustifolia) hay còn gọi là Sâm cau lá nhỏ thuộc họ Măng tây (Asparagaceace) và Sâm mây (Peliosanthes teta Audr) hay còn gọi là Sâm cau lá lớn thuộc họ Tóc tiên(Convallariaceace). Các loài cây này phân bố rải rác dưới tán rừng có rễ dùng làm thuốc bổ, tăng cường sinh lực.

+ Thiên niên kiện (Homalomena occulta) họ Ráy (Araceacea): cây thường ưa ẩm, ưa bóng và mọc thành đám nhỏ dưới tán rừng, bờ khe suối. Thân rễ Thiên niên kiện dùng trong các bài thuốc chữa đau lưng, đau nhức xương khớp.

+ Mật nhân (Kaempferia galanga) hay còn gọi là cây Bá Bệnh, Bộ phận sử dụng của cây là củ có tác dụng tốt đối với sinh lý của Nam giới.

+ Hà thủ ô (Streptocaulon juventas Merr): là loại dây leo mọc rải rác trên nương rẫy và các vạt đất trống trong rừng. Bộ phận sử dụng của cây là củ và rể được sử dụng để điều trị các bệnh về thiếu máu, thận gan yếu, thần kinh suy nhược, ăn ngủ kém, sốt rét, đau nhức gân xương, bạc tóc sớm..

+ Chuối hột rừng (Musa acuminata Colla): mọc nhiều ở bìa rừng, ven suối, quả và hạt cây chuối hột rừng được dùng để chữa bệnh sỏi thận, giun, hắc lào ...

+ Chè dây (Ampelopsis cantoniensis): là loại dây leo, mọc ở triền đồi núi, bộ phận sử dụng là thân và lá, có tác dụng chữ bệnh đau dạ dày.

+ Cây bình vơi (tephania rotundaLour): là loại dây leo có thân phình to ở giữa, bộ phận sử dụng là thân, có tác dụng trấn tĩnh thần kinh, chữa mất ngủ, điều trị chứng bệnh giật kinh phong, điều hịa tim mạch...

Ngồi một số cây thuốc kể trên, tại Khu bảo tồn có thể khai thác một cách hạn chế các loài khác như: Cốt toái bổ (Drynaria quercifolia), Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour); Vàng đắng (Coscinium fenestratum); Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas), Địa liền (Kaempferia galanga L), Tắc kè đá, Lông cu li, Cam thảo đất, Lược vàng, Giảo cổ lam, Ươi, Dứa dại, Bí kỳ nam ... và một số loại hiện vẫn còn nhiều tại địa phương do người dân thu hái chủ yếu để sử dụng chứ không phải bán như: cây Nổ, Đinh lăng, Khổ qua rừng, Mỏ quạ, Lạc tiên, Tầm gửi….

và bán tại các cơ sở kinh doanh dược liệu tại địa phương và một số được sử dụng tại địa phương theo kinh nghiệm của người dân.

Tóm lại, nguồn cây thuốc là nhóm tài nguyên LSNG tương đối phong phú, tuy nhiên, nguồn lâm sản này hiện khơng cịn ngun trạng do đã và đang bị khai thác nhiều, nhất là đối với các loài hiện nay được thu mua. Với mục đích bảo tồn, khai thác bền vững nguồn cây thuốc ở đây nhất thiết phải có sự hướng dẫn về kỹ thuật khai thác đi đơi với việc quản lý các lồi q hiếm và phát triển trồng thêm tại chỗ một số cây thuốc đang có nhu cầu sử dụng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng khai thác, sử dụng và phát triển lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm vườn quốc gia cát tiên​ (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)