Khó khăn và thuận lợi trong việc phát triển thực vật cho LSNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng khai thác, sử dụng và phát triển lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm vườn quốc gia cát tiên​ (Trang 84 - 86)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4 Thị trường và tiềm năng phát triển thực vật cho LSNG

3.4.3 Khó khăn và thuận lợi trong việc phát triển thực vật cho LSNG

Bằng phương pháp phân tích SWOT thơng qua kết quả thu được trong quá trình điều tra, đánh giá và các tài liệu có liên quan tơi tổng kết điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của khu vực theo bảng 3.9 như sau:

Bảng 3.9. Phân tích SWOT về việc phát triển thực vật cho LSNG

S: ĐIỂM MẠNH

- Đất nơng nghiệp cịn tương đối dồi dào nên việc quy hoạch và bố trí cây trồng cịn tương đối thuận lợi.

- Diện tích rừng giao cấp sổ 50 năm cho người dân và khoán quản lý bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cứ trên địa bàn lớn.

- Người dân có thể thay đổi tập

W: ĐIỂM YẾU

- Trình độ dân trí thấp, kĩ thuật canh tác lạc hậu, năng suất cây trồng thấp, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn.

- Cây trồng đơn điệu, thiếu vốn đầu tư sản xuất.

- Địa hình đồi núi phức tạp cơ sở hạ tầng kém phát triển. Đất đai đang bị thối hóa.

quán canh tác lạc hậu và kìm hãm sự phá rừng.

- Người dân có tính cộng đồng cao.

- Có vốn kiến thức bản địa phong phú.

- Lực lượng lao động dồi dào. - Chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ và phát triển rừng.

- Việc chế biến các loại LSNG cịn thủ cơng, thơ sơ.

- Chưa có chương trình, mơ hình trình diễn về LSNG có hiệu quả kinh tế trên địa bàn.

- Việc khai thác LSNG bừa bãi còn xảy ra gây cạn kiệt nguồn tài nguyên.

- Công tác tuyên truyền về việc bảo vệ các loài LSNG chưa được thường xuyên liên tục.

O: CƠ HỘI

- Đang được sự quan tâm chú ý đầu tư của một số dự án giúp cải thiện, nâng cao điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội cho cộng đồng người dân vùng đệm VQG.

- Dự án Hồ Đạ Sị và hệ thống thuỷ lợi đang được triển khai sẻ đảm bảo nước tưới cho người dân trong vùng.

- Những vùng gần sông suối, đất phù sa, có cơ hội phát triển sản xuất.

- Giá cả các loài LSNG ngày càng cao, thị trường tiêu thụ LSNG ngày càng được mở rộng.

T: THÁCH THỨC - Biến đổi khí hậu, dịch bệnh Bọ xít muỗi, Thán thư... gây khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.

- Do kỹ thuật canh tác lạc hậu dẫn đến đất đai giảm màu mỡ do xói mịn, rửa trơi.

- Thiên tai, hạn hán, thiếu nước tưới vào mùa khô.

- Tình trạng cháy rừng do đốt nương làm rẫy không đúng kĩ thuật đã làm thiệt hại khá nhiều về diện tích rừng.

- Tập qn thả rơng trâu bị.

- Chính quyền sở tại ngày càng quan tâm hơn đấn công tác bảo vệ và phát triển các lồi LSNG

tầng cịn chưa phát triển nên việc vận chuyển lâm sản gặp nhiều khó khăn.

Xuất phát từ những khó khăn và thách thức trên càng khẳng định quan điểm phát triển các loài LSNG phải đồng bộ từ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng hợp lý tài nguyên đến trồng, khai thác, chế biến nâng cao giá trị các loài LSNG. Phát triển LSNG phải đi đôi với đảm bảo môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, đồng thời phải tích cực góp phần tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, góp phần đa dạng hóa phát triển kinh tế nông thôn, tạo việc làm và thu nhập, nâng cao mức sống cho những ngưòi làm nghề rừng, đặc biệt cho đồng bào các dân tộc ít người ở miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Như vậy, ta thấy tại khu vực nghiên cứu hiện nay cịn có nhiều điểm yếu và thách thức nhưng đó là những khó khăn mà người dân có thể khắc phục được bởi hầu hết đây là khó khăn trở ngại từ bên ngồi, một phần ít là từ người dân. Bên cạnh đó, điểm mạnh và cơ hội cho khu vực tương đối nhiều, đặc biệt là sự quan tâm của nhà nước và các cấp chính quyền địa phương cũng như của các dự án. Hơn nữa đó cịn là sự ủng hộ của lớn từ phía người dân trong cơng tác quản lý bảo vệ rừng cũng như chương trình chi trả dịch vụ mơi trường rừng đang được triển khai trên địa bàn. Việc xây dựng hồ chứa nuớc Đạ Sị tại xã Tiên Hoàng cũng như đầu tư xây dựng cơng trình thuỷ lợi tại xã Đồng Nai Thượng cũng đem lại thuận lợi không nhỏ cho nguời dân để phát triển sản xuất. Đây chính là cơ sở để đưa ra phương hướng và giải pháp để phát triển thực vật LSNG cho khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng khai thác, sử dụng và phát triển lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm vườn quốc gia cát tiên​ (Trang 84 - 86)