- Đối với các thông tin thu thập được sau khi điều tra cần được xử lý, phân tích để có được kết quả theo yêu cầu nghiên cứu đặt ra. Từng loại thông tin sẽ có phương pháp xử lý khác nhau cụ thể như sau:
+ Thông tin từ tài liệu thứ cấp: sau khi tài liệu được thu thập thì chọn lọc phần tài liệu có chứa các nội dung và thông tin mà liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
+ Thông tin sơ cấp: phương pháp xử lý thông tin sơ cấp thu thấp được từ các nguồn thông tin phỏng vấn từ những người đưa thông tin then chốt được tổng hợp lại làm thông tin tổng quát, đây là những thông tin ban đầu cho những thu thập tiếp theo.
- Điều tra theo tuyến để thu thập tại hiện trường được xử lý và xác định theo các nhóm tài nguyên: Cây cảnh, cây cho quả, cây cho tinh dầu, cây thuốc, cây thực phẩm, cây làm rau ăn, cây thức ăn gia súc...
Căn cứ kết quả điều tra thực địa và phỏng vấn các bên liên quan, tất cả các mẫu vật thu được trong quá trình điều tra được xác định tên loài.
Xác định tên khoa học các loài thực vật cho lâm sản ngoài gỗ bằng phương pháp so sánh hình thái. Dựa vào các thông tin ghi chép ngoài thực địa, đặc điểm hình thái thân, vỏ, thịt vỏ, lá, hoa, quả… từ đó so sánh với các khóa phân loại hay bản mô tả, hình vẽ đã có. Theo đó, các tài liệu được sử dụng để định loài gồm: Tên cây rừng Việt Nam (Vụ Khoa học Công nghệ, 2000), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật Hạt kín ở Việt Nam (Nguyễn Tiến Bân, 1997), Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 2003).
Phân chia và xác định dạng sống cũng như giá trị sử dụng của thực vật cho lâm sản ngoài gỗ dựa vào kết quả điều tra thực tế tại cộng đồng kết hợp với các tài liệu: Tên cây rừng Việt Nam (Vụ Khoa học - Công nghệ, 2000), Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 2003), Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam (Triệu Văn Hùng và cộng sự, 2007), Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi, 2012). Đánh giá mức độ nguy cấp, quý, hiếm theo Sách đỏ Việt Nam - Phần II – Thực vật (2007), Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ.
- Xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Exel
- Sơ đồ các bước nghiên cứu của đề tài được cụ thể hóa thông tin trong hình 2.1:
Hình 2.1. Các bước nghiên cứu của đề tài
Kế thừa các số liệu, tài liệu có liên quan tới đề tài
nghiên cứu
Khảo sát tổng thể khu vực và lựa chọn địa điểm điều
tra chi tiết
Thiết lập điều tra nghiên cứu LSNG ngoài tự nhiên và gây trồng
Tình hình khai thác, sử dụng, mua bán của người dân Nghiên cứu tính đa dạng của LSNG ngoài tự nhiên Nghiên cứu khả năng gây trồng của một số loài LSNG Đánh giá mức độ khai thác, gây trồng LSNG
Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển LSNG bền vững
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU