CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Tình hình khai thác và sử dụng nguồn LSNG
3.2.2.2. Nhóm cây ăn được
Trong nguồn tài nguyên LSNG ở 2 xã Đồng Nai Thượng và Tiên Hồng, nhóm cây ăn được có số lồi đứng thứ hai sau nhóm cây thuốc. Qua điều tra phát hiện đã ghi nhận được ở đây tổng số 121 lồi và nhóm lồi cây ăn được của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch.
Xét về bộ phận dùng và sử dụng (các món ăn khác nhau) của 86 lồi và nhóm lồi cho thấy:
+ Lấy ngọn và lá non (gồm cả măng, đọt thân) gồm có các lồi dùng làm rau xanh (nấu canh hay xào ăn) và các loài dùng làm gia vị. Các lồi làm rau xanh gồm có lá non của các lồi: Rau dớn (Diplagium esculentum), nhóm loài Bầu đất (Gynura spp.), Lạc tiên (Passiflora foetida), Rau càng cua (Peperomia leptostachya), Lá Bép (Gnetum gnemon L)… Lấy lá làm gia vị như: Lá lốt (Piper lotot), lá Chua gai, Môn chua, Bột ngọt, Chân chim, Đọt mây, Tầm bóp, chua me đất, Sương sâm, Tàu bay…
+ Lấy quả ăn như: các loài Sổ (Dillenia spp.), các loài Bứa (Garcinia
spp.), Me rừng (Phyllanthus embrica), Dâu da đất (Baccaurea ramiflora),
Trám (Canarium album), Sim, Gùi, Vú bị… Một số lồi ăn quả khi cịn xanh như là loại gia vị như: Sung (Ficus racemosa), Ớt (Capsicum spp.), Vả, Sổ,
+ Lấy hạt ăn (tinh bột) như các loài Gắm (Gnetum spp.), hạt làm gia vị như: Tiêu lốp (Piper longum L)…
+ Lấy củ ăn như: củ Mài (Dioscorea persimilis Prain & Burkill) cho
tinh bột và Địa liền (Kaempferia galanga) được dùng làm gia vị trong chế biến thức ăn…
+ Một số loài có hoa, lá và quả đều ăn được như: Ớt chỉ thiên (Capsicum frutescems) lấy lá non làm rau, quả làm gia vị, Chuối rừng (Musa
acuminata) có hoa chuối và lõi thân đều có thể làm rau ăn…
+ Loại LSNG ăn được quan trọng nhất ở Khu bảo tồn đó là măng tre nứa. Măng ở đây được khai thác từ một nhóm lồi bao gồm: Lồ ơ (Bambusa
balcoa), Le (Bambusa agrestis), Mum (Gigantochloa sp.), Nứa (Bambusa
schizostachyoides)… Măng khai thác được phần lớn được bán tươi hay qua
chế biến (muối chua hoặc phơi khô), măng tre nứa khai thác là một khoản thu nhập đáng kể đối với một số người nghèo hoặc là người chuyên đi khai thác lâm sản trong rừng. Để góp phần vào việc bảo tồn các quần thể tre – nứa ở VQG và khu vực vùng đệm trước hết cần hạn chế việc khai thác măng hoặc nếu có cho phép khai thác cũng cần chỉ rõ loài nào, nơi nào được khai thác, thời gian khai thác và cách khai thác hợp lý, đảm bảo cho cây tái sinh.