Xếp loại đánh giá kết quả tự rèn luyện của sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự rèn luyện của sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng thái nguyên (Trang 83 - 109)

STT Điểm đánh giá Xếp loại kết quả TRL

1 Từ 9 đến 10 điểm Xuất sắc 2 Từ 8 đến dưới 9 điểm Tốt 3 Từ 7 đến dưới 8 điểm Khá 4 Từ 6 đến dưới 7 điểm Trung bình khá 5 Từ 5 đến dưới 6 điểm Trung bình

6 Dưới 5 điểm Yếu

- Quy trình đánh giá kết quả tự rèn luyện

+ Từng sinh viên căn cứ vào kết quả tự rèn luyện của bản thân mình, tự đánh giá theo mức điểm chi tiết do Trung tâm quy định.

+ Tổ chức sinh hoạt theo từng tiểu đội để bình xét, đánh giá từng cá nhân trên cơ sở kết quả tự nhận của từng sinh viên và nhận xét của cán bộ quản lý, giảng viên. Khi tiến hành xem xét và thông qua mức điểm của từng sinh viên trên cơ sở phải được quá nửa ý kiến đồng ý của tập thể tiểu đội và phải có biên bản kèm theo.

+ Kết quả điểm tự rèn luyện của từng sinh viên được Lớp trưởng (Trung đội trưởng) và cán bộ quản lý xem xét thống nhất trước khi tiến hành sinh hoạt tập thể lớp (Tập thể Trung đội), để thông qua mức điểm tự rèn luyện của từng cá nhân. Điểm

đánh giá mức độ tự rèn luyện của từng sinh viên phải được trên một nửa số sinh viên trong lớp biểu quyết đồng ý và được cán bộ quản lý xác nhận. Đây là căn cứ để cán bộ quản lý báo cáo Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên trong khóa học tại Trung tâm.

- Thời gian đánh giá kết quả rèn luyện

+ Việc đánh giá kết quả rèn luyện của từng sinh viên được tiến hành ngay sau khi kết thúc giảng dạy các học phần trong khoá học và được xem xét cụ thể đối với những sinh viên vi phạm trong quá trình thi kết thúc các học phần.

+ Điểm tự rèn luyện của sinh viên được đánh giá theo từng học phần và là tổng điểm đạt được của 4 nội dung đánh giá chi tiết của Trung tâm.

- Sử dụng kết quả tự rèn luyện

+ Kết quả tự rèn luyện trong khoá học của từng sinh viên được lưu trong hồ sơ quản lý sinh viên tại Trung tâm và là căn cứ chính để đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên, kết quả rèn luyện của sinh viên được ghi vào bảng điểm kết quả học tập và rèn luyện để tính trung bình điểm q trình và là căn cứ để xét điều kiện dự thi kết thúc từng học phần.

+ Sinh viên có kết quả tự rèn luyện xuất sắc và kết quả học tập từ khá trở lên được Trung tâm xem xét biểu dương, khen thưởng.

+ Sinh viên có kết quả tự rèn luyện và rèn luyện dưới 5 điểm trong khóa học Trung tâm sẽ thơng báo về trung tâm khi kết thúc khóa học.

- Sinh viên học môn học GDQP, AN tại Trung tâm có quyền khiếu nại lên Giám đốc nếu thấy việc đánh giá kết quả tự rèn luyện và rèn luyện chưa chính xác. Khi nhận được đơn khiếu nại, Giám đốc Trung tâm phải có trách nhiệm giải quyết kịp thời và trả lời theo đúng trình tự quy định.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

- Phải nhận thức đúng vai trò, tầm quan trọng, yêu cầu nội dung và quy trình của đánh giá hoạt động tự rèn luyện của sinh viên.

- Khi tiến hành công tác đánh giá kết quả tự rèn luyện của sinh viên phải chuẩn bị kế hoạch, nội dung cụ thể, chi tiết. Sau đánh giá phải thông báo kết quả, để hướng mọi sinh viên tiếp tục phấn đấu tiến bộ.

- Lực lượng tham gia đánh giá phải do những cán bộ có trình độ, phẩm chất năng lực tiến hành. Đánh giá phải theo chuẩn, tránh tình trạng theo ý chủ quan, đó là phải bám vào những tiêu chí đã được xây dựng và phải gắn với mục tiêu, yêu cầu công tác GDQP, AN cho sinh viên.

- Phải có phương pháp tác phong làm việc một cách khách quan, khoa học, có tinh thần trách nhiệm cao và có sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các cơ quan chức năng, đảm bảo đánh giá đúng đắn hoạt động tự rèn luyện của sinh viên.

- Thường xuyên quán triệt, nắm vững các văn bản, hướng dẫn của cấp trên về quản lý hoạt động tự rèn luyện của sinh viên của, đồng thời phổ biến đầy đủ, kịp thời đến đối tượng quản lý.

- Sinh viên phải tích cực tham gia các hoạt động đánh giá đảm bảo đạt tính cơng

khai, cơng bằng, dân chủ, khách quan trong đánh giá việc rèn luyện và tự rèn luyện của bản thân.

3.2.5. Xây dựng môi trường giáo dục và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tự rèn luyện của sinh viên rèn luyện của sinh viên

* Mục tiêu của biện pháp

Để có được tính tự rèn luyện của sinh viên khi học mơn GDQP, AN tại Trung tâm GDQP Thái Nguyên, phải có nhiều yếu tố, trong đó mơi trường giáo dục ln giữ một vị trí, vai trị rất cần thiết. Bởi, môi trường sống ln có tác động ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành, phát triển nhân cách. Trung tâm, là mơi trường giáo dục, nếu tốt sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc học tập và tự rèn luyện của sinh viên. Vì vậy, quản lý hoạt động tự rèn luyện của sinh viên tại Trung tâm GDQP Thái Nguyên phải luôn chú ý quan tâm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, chính quy, tiên tiến, mẫu mực, tạo ra những điều kiện tốt nhất, góp phần vào việc hình thành, phát triển và hoàn thiện ý thức tự giác trong rèn luyện của sinh viên, trong quá trình học tập, rèn luyện tại Trung tâm. Vì vậy, quan tâm xây dựng Trung tâm GDQP Thái Nguyên trở thành một trung tâm giáo dục, rèn luyện, hoàn thiện nhân cách, phát huy ý thức tự rèn luyện cho sinh viên là rất cần thiết.

* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Xây dựng cho mọi lực lượng trong trung tâm có hành vi ứng xử có văn hóa,

viên, viên chức, người lao động trong trung tâm có hành vi ứng xử có văn hóa, đúng nội quy sẽ tạo ra mơi trường thuận lợi tác động tích cực đến sinh viên, để sinh viên có ý thức tự học, tự rèn luyện, hình thành các thói quen hành vi tốt.

Hành vi ứng xử có văn hóa của cá nhân được biểu hiện trong giao tiếp giữa con người với nhau, như: cấp dưới, cấp trên, giữa cán bộ, giảng viên với sinh viên, với nhân dân; thái độ trước nhiệm vụ...và để xây dựng được các hành vi ứng xử có văn hóa, đúng nội quy, trung tâm phải làm tốt cơng tác giáo dục kiến thức về văn hóa, ứng xử có văn hóa cho mọi đối tượng trong trung tâm; phải quán triệt các chỉ thị, nghị quyết về xây dựng nền nếp chính quy, chấp hành kỷ luật của cơ quan quản lý các cấp; phải xây dựng và duy trì thực hiện nghiêm các quy chế, quy định trong học tập, công tác phù hợp với thực tiễn và chức năng nhiệm vụ của trung tâm, bảo đảm cho mọi cán bộ, giảng viên, sinh viên hành động tự giác, đúng nội quy của cơ quan.

Các phòng, khoa và cán bộ quản lý sinh viên phải duy trì nghiêm các chế độ quy định; thường xuyên kiểm tra, uốn nắn sinh viên chấp hành nghiêm kỷ luật; ln có thái độ chân thành cởi mở, vì sự tiến bộ của sinh viên, tạo cho họ sự tin tưởng, gần gũi, gắn bó thân thiện với cán bộ, qua đó tích cực tự học, tự rèn luyện, phấn đấu. Với các giảng viên và đặc biệt là cán bộ quản làm công tác quản lý sinh viên phải thực sự là những tấm gương mẫu mực, mô phạm về lời nói và hành động, ln tâm huyết với nhiệm vụ và tất cả vì sinh viên thân u... giúp cho sinh viên có được nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử có văn hóa và dần hồn thiện nhân cách.

Tạo môi trường thuận lợi cho quá trình tự học tập, tự rèn luyện của sinh viên.

Bởi, việc tự học tập, tự rèn luyện luôn là yếu tố quyết định đến sự phát triển, hoàn thiện của chính bản thân sinh viên. Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả của việc tự rèn luyện của sinh viên phụ thuộc rất lớn vào mơi trường có thuận lợi hay khơng. Do đó, trung tâm cần phải tạo ra những điều kiện tốt nhất cho sinh viên phát triển. Muốn vậy, trung tâm phải:

Thứ nhất, xây dựng hệ thống các quy chế, quy định về hoạt động tự học, tự rèn

luyện của sinh viên, theo đó cần phải tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sinh viên, như: thời gian tự học, tự rèn, thời gian lao động, sinh hoạt...một cách hợp lý, làm cơ sở cho sinh viên chủ động trong hoạt động của mình mà vẫn đảm bảo đúng quy định của Bộ giáo dục và đào tạo.

Thứ hai, trong tổ chức các hoạt động, cán bộ quản lý khung phải dành thời gian

cho sinh viên tự học, tự nghiên cứu, tự trao đổi, thảo luận...để nâng cao hiểu biết về pháp luật, kỷ luật…; phải thường xuyên động viên, giúp đỡ sinh viên tự học tập, rèn luyện; phải tổ chức tốt các hoạt động phong trào, xây dựng đơn vị có bầu khơng khí tâm lý lành mạnh, dân chủ, cởi mở, qua đó khuyến khích sinh viên tích cực học tập, rèn luyện.

Bảo đảm tốt nhất về vật chất và tinh thần cho sinh viên: Đây là điều kiện bảo

đảm cho sinh viên học tập, rèn luyện đạt kết quả cao. Vì, bảo đảm tốt sẽ giúp sinh viên yên tâm phấn khởi tự giác trong học tập, rèn luyện chấp hành kỷ luật.

Căn cứ vào quy hoạch tổng thể, trung tâm phải đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật để đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ. Việc xây dựng phải được bố trí, sắp xếp hợp lý, khoa học và có tính thẩm mỹ giữa hệ thống nhà Ban Giám đốc, nhà làm việc của các phòng khoa, hệ thống giảng đường, bãi tập kỹ thật, thao trường chiến thuật, thư viện, hội trường lớn để sinh hoạt chính trị văn hóa tinh thần, nhà đa năng, khu luyện tập thể thao, khu vui chơi giải trí... tạo ra những tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cán bộ, giảng viên, viên chức, sinh viên của trung tâm công tác, học tập và rèn luyện.

Đảm bảo tốt nhất về cơ sở vật chất cho công tác GDQP, AN và phải gắn với việc tự rèn luyện của sinh viên; phải có đủ trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giảng dạy, như: bàn, ghế, ánh sáng, máy chiếu, mơ hình, sơ đồ,...; cơ sở vật chất cho các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa văn nghệ, vui chơi... ký túc xá và phịng học phải thống mát về mùa hè, ấm mùa đông; phải xây dựng cảnh quan tạo sự thoáng mát cùng hệ thống biển bảng, pa nô khẩu hiệu nhằm tác động đến tâm lý, tình cảm, hứng thú, khích lệ tinh thần say mê để sinh viên có ý thức tự học, tự rèn luyện, giảm sự căng thẳng, mệt mỏi sau mỗi giờ, mỗi ngày học tập, rèn luyện.

Phải bảo đảm đúng, đủ chế độ, tiêu chuẩn và các quyền được Nhà nước quy định đối với sinh viên, như các chế độ ăn, ở, quân tư trang, đi lại, điện nước, y tế... Nâng cao chất lượng phục vụ giúp cho sinh viên có sức khỏe tốt nhất để học tập, rèn luyện tạo sự hưng phấn tự giác rèn luyện.

Chăm lo đời sống tinh thần cho sinh viên khi học tập môn học GDQP, AN tại trung tâm, một mặt giúp sinh viên phấn khởi yên tâm học tập, rèn luyện; mặt khác

đây cũng là hoạt động để tạo dựng cho sinh viên có được nhu cầu về rèn luyện bản thân mình, trước mắt là trong học tập và làm nền tảng trong cuộc sống sau này. Do đó, trung tâm phải thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ; thể dục, thể thao; các hoạt động giao lưu kết nghĩa với địa phương; các hoạt động văn hóa tinh thần, kỷ niệm truyền thống; các hoạt động thi đua, thi tìm hiểu... Duy trì các chế độ đọc báo, nghe tin, nói chuyện thời sự, đáp ứng nhu cầu thông tin và phục vụ tốt hơn yêu cầu học tập, rèn luyện của sinh viên khi học môn GDQP, AN tại ở Trung tâm GDQP Thái Nguyên.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

- Đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là Ban Giám đốc phải thống nhất nhận thức trong giải quyết các vấn đề bảo đảm, tạo điều kiện quá trình rèn luyện kỷ luật của sinh viên. - Phải bố trí đủ kinh phí cần thiết cho các nhu cầu thiết yếu và trong khả năng của trung tâm.

- Cán bộ, giảng viên, sinh viên phải có ý thức bảo quản cơ sở vật chất trong quá trình học tập, giảng dạy và rèn luyện kỷ luật tại trung tâm

3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp

Để có cơ sở đánh giá bước đầu về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất trong đề tài luận văn, tác giả đã tiến hành xây dựng mẫu trưng cầu ý kiến và tiến hành thăm dò với 57 cán bộ, giảng viên của Trung tâm và 100 sinh viên K23-NL2 (sinh viên K46 - Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên) vừa học xong môn học GDQP, AN tại Trung tâm. Kết quả thu được như sau:

Qua bảng kết quả thăm dò ý kiến cho thấy, mặc dù vẫn cịn có những ý kiến khác nhau về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, nhưng tuyệt đại đa số cán bộ, giảng viên và sinh viên cho rằng các biện pháp được đề xuất trên đây là rất cần thiết, chỉ có biện pháp thứ 5 có tỷ lệ đánh giá ở mức cần thiết cao nhất là 38,85%, khơng có ý kiến đánh giá nào là khơng cần thiết. Cũng tương tự như vậy, cơ bản các ý kiến đều đánh giá các biện pháp trên đều có tính khả thi cao, chỉ có biện pháp thứ 4 là có ý kiến đánh giá là khó thực hiện ở mức cao nhất (7,01%). Điều đó khẳng định các biện pháp được đưa ra có cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn.

Các biện pháp 2,3,4 cũng có tỷ lệ 100% cho rằng rất cần thiết và cần thiết, vì đây là những biện pháp thể hiện chức năng của quản lý giáo dục. Thực hiện tốt các

biện pháp này là điều kiện kiên quyết để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động tự rèn luyện của sinh viên tại Trung tâm GDQP Thái Nguyên. Các ý kiến cho rằng có tính khả thi ở mức độ thực hiện được, chiếm tỷ lệ cao (đều trên 92%).

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

TT Biện pháp Mức độ cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết % Cần thiết % Không cần thiết % Thực hiện đƣợc % Khó thực hiện % 01

Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các lực lượng trong trung tâm về hoạt động tự rèn luyện của sinh viên khi học môn học GDQP, AN 122/157 77,71% 35/157 22,29% 157/157 100% 0/157 0% 02

Hướng dẫn xây dựng và phê duyệt kế hoạch tự rèn luyện của sinh viên 131/157 83,88% 26/157 16,56% 152/157 96,82% 5/157 3,18% 03

Kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch tự rèn luyện của sinh viên thường xuyên liên tục

137/157 87,26% 20/157 12,74% 147/157 93,63% 10/157 6,37%

04 Kiểm tra - đánh giá kết quả hoạt động tự rèn luyện của sinh viên

98/157 62,42% 59/157 37,58% 146/157 92,99% 11/157 7,01% 05

Xây dựng môi trường giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho quá tự rèn luyện của sinh viên

96/157 61,15% 61/157 38,85% 149/157 94,90% 8/157 5,10%

Biện pháp thứ nhất, có 100% ý kiến đều cho rằng rất cần thiết và cần thiết, có tính khả thi. Như vậy, đây là biện pháp đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục và quản lý hoạt động tự rèn luyện của sinh viên tại Trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự rèn luyện của sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng thái nguyên (Trang 83 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)