Những chủ trương của Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự rèn luyện của sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng thái nguyên (Trang 25 - 26)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3. Những vấn đề cơ bản về GDQP, AN

1.3.1. Những chủ trương của Đảng và Nhà nước

Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, GDQP đã được Đảng và Nhà nước quan tâm và được thể hiện bằng các văn bản quy phạm cụ thể.

Ngày 28/12/1961, Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định số 219/CP về việc huấn luyện quân sự cho quân nhân dự bị và dân quân tự vệ đã trở thành cái mốc quan trọng hình thành mơn học mới trong hệ thống giáo dục quốc dân (môn học quân sự), đây là tên gọi ban đầu của môn học GDQP, AN ngày nay.

Năm 1966, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp ban hành Chương trình

Huấn luyện quân sự cho các trường ĐH, CĐ và trung học chuyên nghiệp, với nội

dung chủ yếu là huấn luyện kiến thức quân sự phổ thông và kỹ năng quân sự cơ bản cho học sinh, sinh viên nhằm rút ngắn thời gian huấn luyện quân sự khi thanh niên nhập ngũ, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ chiến tranh.

Trong cơng cuộc đổi mới vai trị của GDQP càng thể hiện rõ hơn, đầy đủ hơn. Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX), nêu rõ: “Tăng cường cơng tác giáo dục về quốc

phịng cho tồn dân, trước hết là đối với cán bộ các ngành, các cấp của Đảng và Nhà nước” [13, tr. 227]. Đặc biệt, để đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ cơng

nghiệp hóa, hiện đại hóa, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 62- CT/TW ngày 12 tháng 02 năm 2001 của Bộ Chính trị (khố IX) về tăng cường công tác GDQP tồn

dân trước tình hình mới. Đây là lần đầu tiên Đảng ta xác định GDQP toàn dân là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân và chỉ rõ: “Phải giáo dục sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước về xây dựng nền QP toàn dân cho cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành và thế hệ trẻ, làm cho mọi cán bộ, đảng viên ở tất cả các cấp, các ngành và nhân dân có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về việc xây dựng, củng cố nền QP toàn dân…” [8].

Trên cơ sở tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nhất là sự phát triển của mối quan hệ giữa QP - AN và đối ngoại, Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới nêu rõ: “Thể chế hóa kịp

thời các chủ trương, chính sách về xây dựng nền quốc phịng tồn dân và an ninh nhân dân; từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ Tổ quốc, trước hết tập trung hồn chỉnh pháp luật về quốc phịng, an ninh, đối ngoại” [13].

Tiếp đó, ngày 03/5/2007, Bộ Chính trị (khóa X) ra Chỉ thị số 12-CT/TW về

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác GDQP, AN trong tình hình mới.

Chỉ thị nhấn mạnh: “GDQP, AN là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân, việc phổ

cập và tăng cường GDQP, AN là nhiệm vụ chung của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, phải được chỉ đạo, tổ chức thực hiện thống nhất từ Trung ương đến địa phương bằng các hình thức phù hợp với từng đối tượng…”[9]. Năm 2001 Chính phủ cịn ban

hành Nghị định số 15/2001/NĐ-CP và Nghị định số 116/2007/NĐ-CP về GDQP, AN đặc biệt ngày 19 tháng 6 năm 2013 luật GDQP, AN được Quốc hội thông qua và có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2014.

Như vậy, ta có thể nhận thấy Đảng và Nhà nước luôn coi trọng việc giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc cho cán bộ, nhân dân, sinh viên ln có những điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn của cách mạng, từ huấn luyện quân sự phổ thông cho học sinh sinh viên, đến GDQP, AN cho toàn dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự rèn luyện của sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng thái nguyên (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)