9. Cấu trúc của luận văn
1.3. Những vấn đề cơ bản về GDQP, AN
1.3.3. Trung tâm GDQP, AN sinh viên
Trung tâm thực hiện quản lý tổ chức học tập, rèn luyện toàn diện sinh viên theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo [40]. Nhằm góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện, hiểu biết một số nội dung cơ bản về Quốc phòng – An ninh; truyền
thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc; nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; có ý thức cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch; có kiến thức cơ bản về đường lối Quốc phịng – An ninh và cơng tác quản lý về Quốc phịng – An ninh; có kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trung tâm GDQP, AN là các cơ sở đào tạo có nhiệm vụ giảng dạy môn học GDQP, AN cho sinh viên các trường ĐH, CĐ trên địa bàn cả nước theo các chương trình đào tạo quy định.
Trung tâm GDQP, AN có nhiệm vụ giáo dục cho sinh viên hiểu biết một số nội dung cơ bản về nền Quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân, đường lối quân sự của Đảng và trang bị các kiến thức quân sự cần thiết; đồng thời tự rèn luyện, bồi dưỡng nhân cách, nếp sống tập thể và tác phong công tác của con người mới XHCN [39].
GDQP, AN cho sinh viên là môn học và là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tồn diện, tạo cho thế hệ trẻ có điều kiện tu dưỡng phẩm chất, tự rèn luyện năng lực để sẵn sàng thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược - xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trải qua hơn 50 năm (1961 - 2014) hình thành và phát triển mơn học GDQP, AN đã khẳng định vị thế của mình với sự nỗ lực của không chỉ riêng ngành giáo dục mà còn nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành qua từng giai đoạn.
Để nâng cao năng lực Quốc phịng, xây dựng và củng cố nền Quốc phịng tồn dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, ngày 01 tháng 5 năm 2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2001/NĐ-CP về GDQP, giao nhiệm vụ cho Bộ Giáo dục và đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính và các ngành liên quan xây dựng quy hoạch mạng lưới Trung tâm GDQP thuộc các Bộ, địa phương gắn với quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, các trường của quân đội trên phạm vi cả nước. [34].
Từ Nghị định 15/2001/NĐ-CP về GDQP, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 07/2003/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2003, Phê duyệt Quy hoạch Hệ
thống Trung tâm GDQP sinh viên giai đoạn 2001 - 2010, với mục tiêu quy hoạch: Xây dựng Hệ thống Trung tâm GDQP sinh viên trên địa bàn cả nước, đảm bảo thực hiện GDQP cho 70% số sinh viên được tuyển hàng năm và một bộ phận học sinh trung học chuyên nghiệp, Trung học phổ thông trên địa bàn các trung tâm. Và nguyên tắc quy hoạch: Phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường ĐH, CĐ giai đoạn 2001 - 2010 ban hành kèm theo Quyết định số 47/2001/QĐ -TTg ngày 04 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ, kết hợp chặt chẽ với các trường quân sự trên địa bàn; Quy hoạch Hệ thống Trung tâm Giáo dục Quốc phòng đảm bảo sự phân bố hợp lý, phù hợp với yêu cầu cụ thể từng địa phương, ưu tiên các địa bàn trọng điểm; Xây dựng trung tâm mới đồng thời nâng cấp trung tâm hiện có.
Ngày 10 tháng 7 năm 2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 116/2007/NĐ-CP về GDQP, AN, trong đó có nêu: Hệ thống trung tâm GDQP, AN được quy hoạch phù hợp với mạng lưới hệ thống Đại Học quốc gia, trường ĐH, CĐ, trường quân sự quân khu, quân đoàn, trường quân sự tỉnh và một số học viện, trung tâm khác của quân đội làm nhiệm vụ giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QP - AN [33].
Để các Trung tâm GDQP, AN đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn 2011 - 2015, ngày 10 tháng 4 năm 2012 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 412/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Hệ thống Trung tâm GDQP, AN sinh viên giai đoạn 2011 - 2015. Trong đó có nêu: Xây dựng hệ thống Trung tâm GDQP, AN sinh viên trên địa bàn cả nước, bảo đảm thực hiện GDQP, AN cho 70% số sinh viên ĐH, CĐ được tuyển hàng năm trên địa bàn; Đến năm 2015, xây dựng và hoàn thiện, hoàn chỉnh mạng lưới tổ chức và đi vào hoạt động 16 Trung tâm GDQP, AN sinh viên trên địa bàn cả nước; Quy hoạch Hệ thống Trung tâm GDQP, AN sinh viên phải phù hợp với đường lối, chính sách về QP - AN của Đảng; Phù hợp với Quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt [42].
Từ năm 2015 sẽ nâng cao năng lực các Trung tâm GDQP, giảm bớt số lượng các đơn vị sử dụng biệt phái, sẽ có thêm 2 Trung tâm GDQP, AN loại 2 ở Hà Nội và 2 Trung tâm GDQP, AN loại 2 ở Tp. HCM, nâng tổng số các trung tâm thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo lên 18, đồng thời giảm hết các bộ môn và một số khoa GDQP để đưa sỹ quan biệt phái về các trung tâm.
Có kế hoạch đào tạo đội ngũ giảng viên GDQP để thay thế dần sỹ quan biệt phái; từ năm 2020 đồng thời với việc đào tạo đội ngũ giảng viên, giáo viên GDQP, AN trong ngành Giáo dục và đào tạo sẽ giảm dần biên chế sỹ quan biệt phái, bao gồm cả số lượng sĩ quan, các đầu mối quản lý và các đơn vị sử dụng.
Trong đó, các trung tâm GDQP được biên chế 9 sĩ quan; các khoa được biên chế 5 sĩ quan; các sở giáo dục và đào tạo theo Quyết định 60/2003/QĐ-BQP ngày 23/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được tiếp tục xác định biên chế sỹ quan biệt phái và rút sỹ quan biệt phái các sở Giáo dục và đào tạo còn lại [44].