7. Cấu trúc luận văn
1.3. Tổng quan một số công trình nghiên cứu về thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và
1.3.1. Về việc áp dụng, thực hiện chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tá
và tái định cư
- Năm 2013, các tác giả: Đào Trung Chính, Đặng Hùng Võ, Nguyễn Thanh Trà đã thực hiện đề tài: “Đánh giá thực tiễn triển khai công tác thu hồi
đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật”. Nghiên cứu
này dựa trên số liệu điều tra trên địa bàn 3 thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và 4 tỉnh: Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Long An, Bình Dương với 3 đối tượng là: 1.445 hộ gia đình, 70 doanh nghiệp sử dụng đất và 224 cán bộ địa phương. Các địa bàn khảo sát được lựa chọn là những địa phương có nhiều đổi mới trong việc chuyển đổi đất đai, thu hồi đất, tạo quỹ đất để thực hiện các dự án phát triển khu đô thị, khu dân cư mới, khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
+ Về chuyển đổi đất đai: đa số các hộ dân, doanh nghiệp cho rằng nên thực hiện theo hình thức thỏa thuận, các cán bộ địa phương đề nghị cả 2 cơ chế bắt buộc và tự nguyện.
+ Về thu hồi đất: cơ bản các hộ dân đánh giá đã thực hiện theo đúng trình tự, hợp lý và đảm bảo tính minh bạch. Một số nhận định về sự khơng minh bạch trong thu hồi đất do: so sánh giữa các dự án khác nhau, một số hộ cho rằng những người di chuyển sau được hưởng thêm các khoản hỗ trợ khác,…
+ Về vấn đề bồi thường: 628/1.445 hộ có kiến nghị nâng giá bồi thường vì với mức bồi thường hiện nay khơng đảm bảo sự ổn đời sống. Có nhiều ý kiến đề nghị sửa đổi khung giá đất được xây dựng và ban hành định kỳ 1 - 3 năm một lần; khi thu hồi đất, phải xác định giá đất cụ thể.
+ Hỗ trợ chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm: 100% các hộ dân bị thu hồi đất đều không được tham gia đào tạo trực tiếp mà được Nhà nước trả bằng
tiền. Một số hộ đã đi học nghề, tuy nhiên chỉ có 17% lao động đã học nghề có thể áp dụng ngành nghề đã đào tạo, còn đến 83% lao động đi học nghề trả lời không áp dụng vào công việc ngành nghề đã đào tạo. Trong 1.445 hộ phỏng vấn, chỉ có 345 lao động của các hộ này tìm kiếm được cơng việc tại chính dự án đã thu hồi đất.
+ Tái định cư: đa số các hộ dân có ý kiến đề nghị tăng diện tích các căn hộ tái định cư, đất dịch vụ (230/275); một số hộ có kiến nghị cần có chính sách ưu tiên cho người dân được đăng ký mua đất thuộc các dự án phát triển nhà, đô thị với giá ưu đãi (24/275); một số hộ có ý kiến đề nghị đổi đất theo tỷ lệ 100% [13].
- Năm 2011, TS. Phan Trung Hiền đã thực hiện nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu
giải quyết những khó khăn trong giải phóng mặt bằng khi thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Cần Thơ”. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thực hiện khảo sát phỏng vấn 376 hộ dân bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Kết quả khảo sát cho thấy:
+ Hầu hết người dân đều cho rằng giá đất bồi thường thấp hơn so với giá thị trường (87,2%). Đa số các hộ cho rằng “bảng giá không sát với giá thị trường” là nguyên nhân chính yếu (69,48%); ngồi ra, một số hộ cho rằng: trượt giá do chi trả bồi thường chậm (15,25%) hoặc có bảng giá mới nhưng vẫn áp dụng bảng giá cũ (12,98%)…
+ Vấn đề hỗ trợ và chính sách việc làm chủ yếu chỉ thực hiện “hỗ trợ việc làm bằng tiền” mà khơng chăm lo “bố trí việc làm”.
+ Khu TĐC xây dựng cho một dự án theo kiểu làm đến đâu, xây TĐC đến đó (28,9% người dân có đất bị thu hồi khẳng định, khu TĐC chưa chuẩn bị sẵn sàng cho việc bố trí người dân vào ở). Đa số người dân trong diện khảo sát đồng ý chỗ ở trong khu TĐC tập trung có tốt hơn trước (72,2%), song đa số cho rằng kinh tế thì kém hơn (51,1%), mà cụ thể là chi tiêu sinh hoạt tốn kém hơn (80%).
25,6% số hộ đang sống trong các khu TĐC trả lời rằng họ mong muốn thay đổi chỗ ở nếu có điều kiện.
+ Mặc dù Nhà nước chỉ THĐ, nhưng các thiệt hại không chỉ là thửa đất mà đó cịn là nhà ở, vật kiến trúc, cây trồng, vật nuôi mà quan trọng hơn là các mối quan hệ xã hội bị phá vỡ. Đây là những ảnh hưởng không nhỏ làm thay đổi cả tập quán sống, thói quen định cư và tác động trực tiếp đến các mối quan hệ xã hội cá nhân, gia đình, cộng đồng. 68,6% số người đươc phỏng vấn cho rằng các thiệt hại về tinh thần như xáo trộn cuộc sống, căng thẳng, lo âu; có 35,2% cho rằng phải bồi thường thiệt hại do vị trí kinh doanh khơng cịn thuận lợi và có 25,6% cho rằng có ảnh hưởng sức khỏe do khói, bụi, tiếng ồn; 23,4% cho rằng xa nơi làm việc… [14].
Nhìn chung các đề tài nói trên đã nghiên cứu sâu về các chính sách bồi thường, GPMB trên các thành phố lớn (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,…). Tuy các đề tài này đã tìm ra được những tồn tại trong chính sách bồi thường, GPMB nhưng chưa có các giải pháp khắc phục.