2.2.1 .Thực trạng phát triển ngành kinh tế
3.3. Một số ý kiến đánh giá và nguyện vọng của ngƣời dân
Các hộ dân tại dự án kè bờ Đông sông Vân sống chủ yếu bằng nghề buôn bán, dịch vụ. Hầu hết họ đã có thói quen sinh sống và làm ăn lâu dài, nhất là nhiều hộ sống trên đất ông cha từ nhiều đời truyền lại. Do đó khi được hỏi 76% các hộ đều khơng muốn bị thu hồi đất nhưng do chính sách, chủ trương của Nhà nước nên họ phải chấp nhận. Số hộ còn lại nhất trí chuyển đi chủ yếu là các hộ sống trên diện tích chật hẹp (< 40m²), đồng thời do môi trường ô nhiễm xung quanh ảnh hưởng tới cuộc sống của gia đình nên mong muốn được chuyển tới nơi ở mới khang trang, sạch sẽ hơn với hi vọng sẽ cải thiện cuộc sống.
Bảng 3.9. Ý kiến đánh giá của ngƣời dân về phƣơng án bồi thƣờng
Tiêu chí
Đánh giá của ngƣời dân Hợp lý (%) Chƣa hợp lý
(%)
Đơn giá bồi thƣờng 23 77
Chính sách hỗ trợ 36 64
Chính sách tái định cƣ 53 47
(Nguồn : tổng hợp từ kết quả điều tra hộ gia đình, 2013)
77% số hộ được phỏng vấn cho rằng đơn giá bồi thường còn thấp, chưa sát với giá thị trường. Nhiều hộ cho rằng tính đền bù chiều sâu thửa đất từ mét
64% các gia đình thấy chính sách hỗ trợ chưa hợp lý. Cụ thể họ cho rằng hỗ trợ sản xuất kinh doanh theo mức 2 triệu, 3 triệu hoặc 5 triệu là quá ít khi họ phải chuyển đến nơi ở mới, gặp nhiều khó khăn trong việc gây dựng lại từ đầu. Một số gia đình có nhiều thành viên (>7 người) phàn nàn mức hỗ trợ thuê nhà 1 triệu/tháng là khơng đủ.
47% thấy chính sách tái định cư chưa hợp lý: một số chưa hài lòng về nơi ở mới - đây đa số là các hộ GPMB thuộc phạm vi bám mặt đường Nguyễn Huệ, là đầu mối giao thông lớn của thành phố. Mặc dù chất lượng đường ở khu tái định cư có thể tương đương nhưng họ thấy điều kiện không thể bằng nơi ở cũ. Một số khác trả lời lý do rằng cuộc sống tái định cư của họ gặp rất nhiều khó khăn do họ nhận được số tiền đền bù ít ỏi (trên dưới 200 triệu đồng), phải đi vay mượn thêm để xây nhà. Do đó thiếu vốn làm ăn, đồng thời với tâm trạng bất an, lo lắng về nợ nần nên họ không thể yên tâm ổn định cuộc sống.
Bảng 3.10. Một số nguyện vọng khác của các hộ gia đình Nguyện vọng của ngƣời dân Số hộ Tỷ lệ (%)
Hỗ trợ học nghề 19 19
Giới thiệu việc làm 37 37
Hỗ trợ thêm tiền cho hộ khó khăn 27 27
Vay vốn ưu đãi 26 26
Tăng giá đất bồi thường 81 81
Tăng mức tiền hỗ trợ 68 68
Giao thêm đất TĐC cho các hộ đông
người 17 17
(Nguồn : tổng hợp từ kết quả điều tra hộ gia đình, 2013)
Theo như kết quả điều tra, 81% số hộ được phỏng vấn đề nghị tăng giá đất bồi thường cho sát với giá thị trường. Nhiều hộ đề nghị tăng giá hỗ trợ với diện tích đất khơng hợp pháp nhưng họ đã sử dụng ổn định lâu dài.
Bên cạnh đó, 68% cho rằng nhà nước nên tăng mức tiền hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, một số nhà đông người đề nghị tăng mức hỗ trợ thuê nhà theo số nhân khẩu của từng gia đình.
27% hộ dân mong muốn được nhận thêm tiền hỗ trợ cho gia đình khó khăn. Mặc dù khi giao đất tái định cư họ đã được giảm mức thu tiền sử dụng đất nhưng số tiền đền bù cịn lại vẫn khơng thể giúp họ ổn định cuộc sống như đã phân tích ở trên.
17% số hộ hi vọng Nhà nước sẽ ban hành chính sách giao thêm đất tái định cư cho các gia đình có nhiều thế hệ cùng sống chung một nhà để họ có thể có cuộc sống tốt hơn trước tái định cư.
19% hộ dân mong muốn được hỗ trợ học nghề ( làm may, thợ tiện, sửa chữa…) và 37% hộ dân mong muốn được giới thiệu các việc làm có thu nhập ổn định như : cơng nhân, bảo vệ, thợ kỹ thuật,… thay vì các cơng việc có bấp bênh như trước đây (bán nước, xe ơm, bốc vác,…).
Ngồi ra, 26% có nguyện vọng được vay vốn với lãi suất thấp để mở rộng làm ăn bn bán. Hộ vay ít khoảng 20 - 30 triệu, hộ vay nhiều hơn khoảng 100 triệu.