7. Cấu trúc luận văn
1.4. Khái quát thực trạng thu hồi đất, bồi thƣờng GPM Bở tỉnh Ninh Bình
1.4.2. Tình hình thu hồi, GPMB của tỉnh Ninh Bình
Tỉnh Ninh Bình đang trong thời kỳ đơ thị hóa nhanh, các dự án đầu tư xây mới cũng như nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng ngày càng nhiều và với quy mô ngày càng rộng. Do đó tính phức tạp trong việc thực hiện bồi thường GPMB ở các khu vực không ngừng tăng lên.
Theo số liệu thống kê của Sở Tài ngun & mơi trường tỉnh Ninh Bình, trong năm 2012, Sở đã thẩm định và trình UBND tỉnh 30 hồ sơ thu hồi đất với tổng diện tích là 711.351,4 m² để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của địa phương. Cụ thể trong bảng sau:
Bảng 1.1. Tổng hợp diện tích đất bị thu hồi năm 2012 của tỉnh Ninh Bình
STT Mục đích sử dụng đất trƣớc thu hồi
Diện tích thu hồi (m2)
1 Đất sản xuất kinh doanh 587.177,8
2 Đất quốc phòng 1.044,5
4 Đấu giá quyền sử dụng đất 9.885
5 Đất khơng cịn nhu cầu sử dụng 7.565
6 Đất làm trụ sở cơ quan, cơng trình sự nghiệp 5.268
7 Đất an ninh 17.250
8 Đất giao thông 662,3
9 Đất văn hóa 69.882
10 Đất cho UBND xã quản lý 7.383,9
11
Đất Ban quản lý các KCN quản lý theo quy
hoạch 5.059,3
(Nguồn: Sở Tài nguyên & môi trường tỉnh Ninh Bình)
Theo bảng trên ta thấy phần lớn đất bị thu hồi là đất sản xuất kinh doanh: 587.177,8m². Ngồi ra, đất văn hóa (69.882m²) và đất an ninh (9.885m²) cũng bị thu hồi khá nhiều. Đất giao thông (662,3m²) và đất năng lượng (173,6m²) là 2 loại có diện tích bị thu hồi ít nhất.
Q trình tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Ninh Bình để GPMB sử dụng cho các mục đích chính là xây dựng khu cơng nghiệp, khu đô thị, đường giao thông, các dự án và các cơng trình đảm bảo đúng theo quy trình của Luật đất đai 2003 và các văn bản dưới Luật. Vì vậy, do những chính sách đúng đắn về bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi đã động viên được các hộ có đất bị thu hồi để GPMB xây dựng các cơng trình giao thơng, khu công nghiệp, khu thương mại... Đến nay cơ sở hạ tầng của tỉnh ngày càng có sự thay đổi rõ rệt, tạo đà cho phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn, chuyển dịch kinh tế, thu ngân sách tỉnh tăng cao, kinh tế tăng trưởng, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện tốt hơn.
Nhìn chung, cơng tác bồi thường GPMB tại địa phương có những thuận lợi và khó khăn nhất định như sau:
- Các chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đều bám sát quy định của Chính phủ và được điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh. Công tác kiểm kê lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được thực hiện đúng quy định của UBND tỉnh, các bước tiến hành đảm bảo công khai, dân chủ, công bằng đúng pháp luật của Nhà nước.
- Đối với những dự án đặc thù, diện tích đất thu hồi lớn, trên phạm vi rộng, UBND tỉnh đều có những quy định, chính sách đặc biệt riêng cho từng dự án nhằm hỗ trợ, giảm bớt những khó khăn cho người dân bị thu hồi đất để họ nhanh chóng ổn định đời sống và sản xuất. Chẳng hạn như tại dự án nâng cấp, cải tạo quốc lộ 1A đoạn qua thành phố Ninh Bình, ngồi các chính sách bồi thường, hỗ trợ theo quy định của nhà nước, UBND tỉnh Ninh Bình cịn hỗ trợ riêng cho các hộ có nguồn gốc đất là đất ơng cha với số tiền 5 triệu đồng/hộ.
- Tỉnh Ninh Bình đã chú trọng giải quyết việc làm cho những người dân bị thu hồi đất nơng nghiệp. Một số cơng ty có điều kiện tổ chức đào tạo nghề hoặc tiếp nhận các lao động của những hộ gia đình bị thu hồi đất vào làm việc tại cơng ty của mình như: dự án xây dựng trung tâm thương mại Big C tại xã Ninh Phúc, dự án xây dựng nhà máy đạm Ninh Bình tại khu cơng nghiệp Ninh Phúc,... Về cơ bản các cấp chính quyền địa phương đã quan tâm và cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất đối với các hộ gia đình bị thu hồi đất có điều kiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, có việc làm, có thu nhập, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội của địa phương.
* Khó khăn:
Việc thực hiện các quy định về chính sách bồi thường GPMB của UBND thành phố đã bảo đảm đúng với quy định của Luật đất đai và các quy định của Chính phủ. Tuy nhiên, ở một số dự án cụ thể với phạm vi thu hồi đất lớn, một số hộ dân có đất bị thu hồi lớn (trên 30%), cơng tác GPMB cịn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể:
- Người dân thường có sự so sánh về giá bồi thường giữa hai địa phương liền kề, đặc biệt là giá bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp. Chẳng hạn như: năm 2012 tại các dự án thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Ninh Bình thì đơn giá bồi thường đất màu là 59.000 đồng/m² và đất lúa màu là 55.000 đồng/m²; trong khi đó, tại xã Khánh Hòa, huyện Yên Khánh (giáp ranh với thành phố Ninh
Bình) thì đơn giá bồi thường đất màu là 45.000 đồng/m² và đất lúa màu là 42.000 đồng/m².
- Một số ít hộ dân có đất bị thu hồi do khơng hiểu pháp luật hoặc vì những lợi ích cá nhân nên cố ý trì hỗn khơng chấp hành quyết định thu hồi, thậm chí liên kết khiếu nại đơng người gây áp lực cho cơ quan nhà nước: đất thuộc hành lang an tồn cơng trình khi thu hồi được hỗ trợ 70% nhưng nhiều người dân đòi phải được hỗ trợ 100%; đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở trong khu dân cư nhưng không được công nhận là đất ở thì được hỗ trợ bằng 50% giá đất ở của thửa đất đó với đất vườn, ao đã sử dụng lâu dài nhưng một số hộ gia đình khiếu nại muốn được hỗ trợ 100%,…
- Cơng tác quản lý đất đai những năm trước đây ở một số địa phương cịn chưa chặt chẽ; cơng tác quản lý, theo dõi biến động đất đai trên hồ sơ địa chính cịn nhiều bất cập nên khi thu hồi đất để thực hiện các dự án gặp nhiều khó khăn trong cơng tác thu hồi và xét duyệt nguồn gốc đất (dự án xây dựng nhà máy bánh kẹo Hoa Mai tại xã Ninh Nhất bị chậm tiến độ hơn 1 năm vì việc xác minh nguồn gốc đất đai gặp nhiều khó khăn do việc bàn giao giấy tờ qua các thời kỳ gặp nhiều thiếu sót).
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG THU HỒI ĐẤT, BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƢ CỦA DỰ ÁN NẠO VÉT, KÈ BỜ ĐÔNG SÔNG VÂN