Nhận xét chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án nạo vét, kè bờ đông sông vân thuộc các phường nam bình, ninh phong (Trang 120 - 122)

2.2.1 .Thực trạng phát triển ngành kinh tế

3.4. Nhận xét chung

Nhìn chung, những chính sách từ phía chính quyền cho các hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất chỉ mới dừng lại ở những bồi thường, hỗ trợ về vật chất mà chưa chú trọng đến việc hỗ trợ người dân khắc phục những thiệt hại “phi vật chất”. Chẳng hạn như về vấn đề quan hệ xã hội, an ninh trật tự: nhiều hộ cịn khó khăn trong việc hịa nhập tại nơi ở mới dẫn đến khả năng kinh doanh giảm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, nên còn xảy ra những mâu thuẫn giữa các hộ liền kề hoặc tình trạng cờ bạc, trộm cắp... Trong khi đó, thực tế cho thấy, để người dân có thể thực sự ổn định cuộc sống, họ không chỉ cần được bồi thường đầy đủ về vật chất mà còn cần được hỗ trợ trong các lĩnh vực của cuộc sống hậu thu hồi

đất như: giới thiệu việc làm, hỗ trợ làm ăn buôn bán, giúp học nghề,... Các cấp chính quyền địa phương cần quan tâm hơn đến các vấn đề này để đảm bảo cho người dân được an cư tại nơi ở mới.

Bên cạnh đó, cuộc sống tại nơi tái định cư sau khi bị thu hồi đất có thể đem lại thuận lợi cho người này nhưng cũng có thể đem lại khó khăn cho người khác. Do đó trong khi quy hoạch tái định cư, cần có sự tính tốn đến tất cả các vấn đề, tất cả các nhóm đối tượng để có thể tạo sự ổn định tốt nhất cho tất cả mọi người dân tái định cư.

Theo tổng hợp từ kết quả điều tra, 51% hộ gia đình trả lời thu nhập của họ giảm so với trước khi thu hồi đất, khoảng cách giữa nơi ở mới và nơi ở cũ càng lớn thì thu nhập càng giảm. Nguyên nhân là do khi chuyển đi họ phải đương đầu với những xáo trộn về nơi ăn chốn ở tại nơi ở mới nên gây nhiều khó khăn để ổn định cuộc sống. Theo như ý kiến của người dân sau khi tái định cư, họ cảm thấy khó khăn về vấn đề việc làm, cụ thể: 19% số hộ có nguyện vọng được hỗ trợ học nghề, 37% mong muốn được giới thiệu việc làm, 26% mong muốn được vay vốn làm ăn. Ngoài ra, nhiều hộ nhận được số tiền đền bù quá ít (< 200 triệu đồng), có hộ khơng đủ để xây nhà hoặc có hộ xây nhà xong thì hết tiền nên thiếu vốn làm ăn thậm chí có hộ phải vay mượn để duy trì cuộc sống hằng ngày. Do vậy cần phải có những chính sách để cải thiện cuộc sống của người dân sau khi bị thu hồi đất, đặc biệt nên chú trọng giúp đỡ những gia đình có hồn cảnh khó khăn (đơng người, nhận được tiền đền bù ít).

Mặt khác, cuộc sống của người dân sau khi chuyển ra khu tái định cư cũng chưa được các cấp chính quyền quan tâm: 41% hộ gia đình thấy điều kiện an ninh trật tự kém hơn so với nơi ở cũ, 35% gia đình cảm thấy quan hệ hàng xóm kém hơn so với trước khi tái định cư.

Một vấn đề nữa là việc xây dựng hạ tầng khu TĐC một số nơi cịn chậm, 28% hộ gia đình ý kiến về việc rị rỉ trong hệ thống cấp thốt nước tại khu tái định cư, gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án nạo vét, kè bờ đông sông vân thuộc các phường nam bình, ninh phong (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)