Thay đổi về cơ cấu lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án nạo vét, kè bờ đông sông vân thuộc các phường nam bình, ninh phong (Trang 103 - 107)

2.2.1 .Thực trạng phát triển ngành kinh tế

3.2. Những thay đổi của các hộ gia đình sau khi tái định cƣ

3.2.2. Thay đổi về cơ cấu lao động

Bảng 3.4. Tình hình nhân khẩu trƣớc và sau tái định cƣ

Tổng số

ngƣời

Số ngƣời khơng đóng góp vào chi tiêu

gia đình Số ngƣời đóng góp vào chi tiêu gđ Cịn nhỏ chưa đi học Đang đi học Khơng có việc làm < 60 tuổi ≥ 60 tuổi Trƣớc TĐC 453 36 122 53 38 204 Sau TĐC 479 45 132 71 39 192

(Nguồn: tổng hợp từ kết quả điều tra hộ gia đình, 2013)

Qua tổng hợp kết quả điều tra của 100 hộ gia đình cho thấy số lượng người đóng góp vào chi tiêu của gia đình trước khi tái định cư là 204 người, chiếm 45,03%. Cịn lại 54,95% khơng đóng góp vào chi tiêu gia đình bao gồm: 7,94% trẻ em, 26,93% người đang đi học và 20,1% người khơng làm việc (gồm có người già trên 60 tuổi, người ở nhà làm nội trợ và những người khơng có việc làm). Trong đó 11,07% số lượng người trong độ tuổi lao động nhưng khơng có việc làm. Như vậy bình qn mỗi lao động chính phải ni 1,2 người trong gia đình.

Sau khi tái định cư: số lượng trẻ em, người đang đi học, người già có thay đổi nhưng khơng đáng kể. Tuy nhiên đáng chú ý là số lao động chính của gia đình giảm cịn 40,08% trong khi số người trong độ tuổi lao động nhưng khơng có việc làm (gồm cả những người ở nhà làm nội trợ và những người ở nhà

nhưng khơng làm gì) tăng lên 16,08%. Bình qn 1 người phải ni 1,5 người trong gia đình, gia tăng gánh nặng lên vai những người phải làm việc để ni gia đình.

Cụ thể về lao động chính của các hộ gia đình được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 3.5. Cơ cấu ngành nghề của lao động chính trong các hộ gia đình Ngành nghề Trƣớc TĐC Sau TĐC Tổng số (ngƣời) Tỷ lệ (%) Tổng số (ngƣời) Tỷ lệ (%) Công nhân 15 7,35 13 6,77 Buôn bán 117 57,35 84 43,75 Dịch vụ 44 21,57 61 31,77 Cán bộ nhà nước 6 2,94 5 2,60 Lao động tự do 22 10,78 29 15,10 Tổng số lao động 204 100 192 100

(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra hộ gia đình,

2013)

Theo như bảng trên ta thấy, trước khi tái định cư, số người làm trong các cơ quan nhà nước chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ là 2,94%. Điều này cũng có thể dễ dàng hiểu được do trình độ văn hóa của người dân khá thấp (đa phần chỉ học hết cấp 2 hoặc cấp 3). Hầu hết họ sống chủ yếu bằng nghề buôn bán (57,35%). Các ngành nghề ở đây rất đa dạng từ các hộ buôn bán nhỏ như: bán nước, bán sổ xố, bán hàng ăn tối… cho đến các hộ buôn bán vừa như: bán nhơm kính, bán bếp ga, bán điện thoại, bán mũ bảo hiểm, bán thiết bị trường học, bán đồ điện, bán ắc

quy, bán hoa quả, bán vịng hoa câu đối, bán tạp hóa, bán két bạc, bán gạo, bán săm lốp ô tô, bán sơn, bán hàng mã, mua bán xe máy cũ,… Một số hộ buôn bán lớn hơn như: kinh doanh vàng bạc, bán phụ tùng ơ tơ, bán nội thất đồ gỗ.

Ngồi ra 21,57% người dân sống dựa vào các nghề dịch vụ như: sửa chữa cơ khí, cắt tóc, gội đầu, rửa xe, may mặc, sửa chữa đồ điện dân dụng, cho thuê phông bạt đám cưới, sửa xe máy, xe đạp, kinh doanh nhà nghỉ, cầm đồ, sửa điện thoại, in thiếp mời, sửa đồng hồ,… Số lượng lao động tự do chiếm 10,78%, chủ yếu là: xe ôm, bốc vác, phụ hồ. Trong khi đó, chỉ có 15 người làm cơng nhân trong các nhà máy xí nghiệp như: nhà máy phân đạm, nhà máy thức ăn gia súc, xí nghiệp may. Số lượng này chiếm tỷ lệ khá thấp là 7,35%.

Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo nghề nghiệp trƣớc và sau TĐC

Sau khi tái định cư, nhìn chung số lượng cơng nhân và cán bộ nhà nước hầu như thay đổi không đáng kể. Mặc dù người dân vẫn sống chủ yếu bằng nghề buôn bán nhưng tỷ lệ này đã giảm đáng kể (13,6% so với trước tái định cư) còn

007% 057% 022% 003% 011% 007% 044% 032% 003% 015% 000% 010% 020% 030% 040% 050% 060% 070%

Công nhân Buôn bán Dịch vụ Cán bộ nhà

nước Lao động tự do

Trước TĐC Sau TĐC

43,75%. Thay vào đó là tỷ lệ lao động tự do (bốc vác, xe ôm) tăng lên 15,10% (tăng 4,32% so với trước khi tái định cư) và tỷ lệ lao động trong ngành dịch vụ là 31,77% (tăng 10,2% so với trước tái định cư). Các ngành dịch vụ như: rửa xe, sửa xe, cắt tóc, gội đầu… trong đó khá nhiều hộ kinh doanh nhà nghỉ, nhà trọ.

Có 2 nguyên nhân cho sự chuyển đổi nghề nghiệp của người dân như trên. Thứ nhất, nhiều gia đình sống bằng nghề bn bán trước đây đang ở vị trí thn lợi, có nhiều khách quen sau khi chuyển ra khu tái định cư số lượng khách hàng bị giảm đáng kể nên họ chuyển sang làm nghề khác.

Chẳng hạn gia đình ơng Vũ Ngọc Trác (phường Nam Bình): “Trước đây khi nhà cịn ở mặt đường Nguyễn Huệ, gia đình chúng tơi mỗi ngày tơi bán hàng ăn tối (bún, phở, trứng vịt lộn), ngày nào ít cũng được tầm 10 khách. Từ khi chuyển vào khu tái định cư mới, ngày nào nhiều mới được 5 - 6 khách. Làm ăn ế ẩm, lỗ vốn nên tôi chuyển sang làm nghề rửa xe máy”.

Gia đình ơng Trần Huy Đức (phường Nam Bình): “Trước khi bị thu hồi đất, tơi bán sổ xố, cịn vợ tơi bán nước. Do nhà ven đường Nguyễn Huệ, đông người qua lại nên cũng đủ ăn qua ngày. Từ khi chuyển vào khu tái định cư, đường sá rộng rãi nhưng ít người qua lại hơn nên bán hàng khó khăn hơn trước. Do đó tơi chuyển sang sửa xe đạp, cịn vợ tơi mở hàng gội đầu”.

Gia đình ơng Lã Trung Thành (phường Ninh Phong): “Vợ chồng tôi ngày trước bán nước giải khát, trung bình mỗi ngày cũng được 7 - 8 người đến uống nước. Sau khi chuyển đến nơi ở mới, mấy ngày mới được vài khách. Khó khăn q nên tơi đi chạy xe ôm kiếm tiền”.

Nguyên nhân thứ hai, theo như chính sách tái định cư của dự án: các hộ dân thuộc phạm vi GPMB bám mặt đường Nguyễn Huệ nếu có diện tích đất hợp pháp được bồi thường từ 40 - 60m² sẽ được giao 2 lơ đất TĐC; các hộ có diện tích đất hợp pháp được bồi thường trên 60m² sẽ được nhận 3 lơ đất TĐC. Như

vậy, khá nhiều hộ gia đình khơng sử dụng hết đất được bồi thường nên họ tận dụng kinh doanh nhà trọ hoặc nhà nghỉ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án nạo vét, kè bờ đông sông vân thuộc các phường nam bình, ninh phong (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)