7. Cấu trúc luận văn
1.3. Tổng quan một số công trình nghiên cứu về thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và
1.3.4. Về tình hình đời sống của các hộ dân tại nơi tái định cư sau khi bị thu hồ
Các đề tài trên đã nghiên cứu khá sâu về ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp tới đời sống của nơng dân trong q trình CNH, HĐH đồng thời đã đóng góp một số giải pháp cho vấn đề trên. Tuy nhiên việc nghiên cứu về ảnh hưởng của việc thu hồi đất phi nông nghiệp tới đời sống người dân chưa được đề cập.
1.3.4. Về tình hình đời sống của các hộ dân tại nơi tái định cư sau khi bị thu hồi đất hồi đất
Năm 2008, Viện Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu “Thực trạng đời sống kinh tế xã hội các hộ gia đình sau tái
định cư: vấn đề và giải pháp”. Đề tài chọn 300 hộ tái định cư từ một số dự án
lớn như: dự án kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, dự án Nâng cấp đô thị, dự án kênh Tân Hóa - Lị Gốm, và một số dự án nhỏ lẻ khác nằm trên địa bàn quận 7. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Tái định cư không chỉ đơn thuần là việc đưa một bộ phận hay một cộng đồng dân cư từ nơi ở này đến nơi ở khác mà nó cịn liên quan đến rất nhiều yếu tố, đặc biệt là các yếu tố liên quan đến cuộc sống “hậu tái định cư” của họ.
- Tỷ lệ người lao động thay đổi việc làm khá thấp (12,7%), thay đổi nơi làm việc (19,2%), hầu hết con em các hộ tái định cư đều phải quay trở lại trường cũ để học tập (chỉ có 10,8% học sinh chuyển trường đến gần nơi ở mới), hầu hết người dân có xu hướng trở lại nơi ở cũ để sử dụng các dịch vụ xã hội,…Sự ít thay đổi này thể hiện sự khó khăn trong việc hịa nhập vào cộng đồng dân cư
khơng được bố trí tại những nơi có nhiều nhu cầu làm việc hay có thị trường bn bán thuận lợi. Do đó thu nhập của khá nhiều hộ (38%) bị giảm sút do những khó khăn khi di chuyển chỗ ở, phí tổn do đi làm xa,…
- 83,2% (184/221) số hộ gia đình tái định cư theo chương trình nhận được số tiền bồi thường ít hơn số tiền họ phải bỏ ra để mua hoặc xây nhà mới. Nguyên nhân là do giá bồi thường thấp so với thị trường, đồng thời đa số các hộ dân này thuộc nhóm hộ nghèo, ít đất, khơng có tài sản giá trị. Do lâm vào cảnh nợ nần nên cuộc sống của họ luôn bất an, không thoải mái.
- Nhìn chung sau tái định cư, các hộ đều có diện tích nhà ở rộng rãi hơn. Tuy nhiên 62,7% số hộ chưa có giấy tờ nhà đất (trước TĐC chỉ có 9%). Điều này gây khó khăn cho nhiều hộ dân muốn thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn làm ăn.
- Chỉ có 14% hộ dân tái định cư cho rằng họ nhận được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương nơi ở mới (làm giấy tờ, hồ sơ, thủ tục tạm trú tạm vắng). Khá nhiều hộ chưa được thừa nhận là cư dân chính thức của địa phương, không được tham gia vào tổ dân phố, các tổ chưc xã hội và chưa được hưởng những sự chăm sóc như: bảo hiểm y tế, xóa đói giảm nghèo,…
- Khả năng phục hồi, nâng cao chất lượng cuộc sống sau tái định cư là khá khó khăn (50% số hộ được phỏng vấn cho rằng cuộc sống vẫn chưa ổn định, và một nửa trong số đó cho rằng nếu được giúp đỡ thì họ có thể ổn định trong vịng 5 năm nữa).
- Chính quyền và các đồn thể xã hội cũng như các nhà đầu tư cần nhận thức đầy đủ hơn những khó khăn mà các hộ gia đình tái định cư gặp phải để có những hỗ trợ, giúp đỡ tích cực giúp người dân tái định cư ổn định và tiến đến nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Đề tài đã đề xuất một số giải pháp như: thành lập mơ hình tín dụng nhỏ, quỹ hỗ trợ việc làm,… [39].
Nhìn chung, cuộc nghiên cứu đã trải rộng trên nhiều địa bàn và trên nhiều dự án phát triển khác nhau của thành phố Hồ Chí Minh để tìm hiểu thơng tin về cuộc sống của người dân tái định cư nhưng đề tài chủ yếu nghiên cứu các đối tượng tái định cư theo chương trình của Nhà nước (nhận căn hộ và nhận nền nhà), cịn thơng tin về các đối tượng tạm cư và đối tượng nhận tiền tự lo còn khá hạn chế.
Tóm lại, các đề tài nói trên đã nghiên cứu sâu về các chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên các thành phố lớn (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…) còn các thành phố nhỏ hầu như chưa được nghiên cứu nhiều.