Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 2016 phục vụ định hướng khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất quận 12, thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 33)

1.3.1 .Quan điểm nghiên cứu

1.3.2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: Phương pháp này được thực

hiện từng bước theo điểm chìa khóa, theo tuyến. Là phương pháp khơng thể thiếu trong nghiên cứu khoa học địa lý. Gồm các giai đoạn sau:

+ Giai đoạn trong phòng: thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, các số liệu thống kê, kiểm kê về diện tích các loại hình sử dụng đất trên địa bàn Quận 12, Thành Phố Hồ Chí Minh.

+ Giai đoạn khảo sát thực địa: ở giai đoạn này, cần phải khảo sát đặc điểm tính chất và hiện trạng sử dụng đất tại các phường thuộc Quận 12, Thành Phố Hồ Chí Minh.

- Phương pháp thống kê so sánh: Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập

được, tiến hành thống kê, so sánh số liệu qua các năm để thấy được sự biến động, thay đổi về cơ cấu sử dụng đất.

+ Có số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel. Các số liệu được tính tốn, phân tích theo các bảng biểu, kết hợp với phần thuyết minh.

+ Trên cơ sở số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành phân nhóm, thống kê diện tích các cơng trình, dự án đã thực hiện theo quy hoạch hoặc chưa thực hiện theo quy hoạch.

+ Tổng hợp, so sánh và phân tích các yếu tố tác động đến việc thực hiện phương án quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất. So sánh các chỉ tiêu thực hiện so với mục tiêu đề ra trong phương án quy hoạch sử dụng đất.

- Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp: Phân tích và đánh giá về

tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất của Quận 12, Thành Phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2010 – 2016, dự báo về kinh tế, xã hội, tình hình sử dụng đất.

- Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý: trên cơ sở bản đồ nền là

bản đồ kiểm kê hiện trạng sử dụng đất năm 2010 theo hệ quy chiếu VN2000 và tỷ lệ 1/10.000, ứng dụng các kỹ thuật GIS với các phần mềm ứng dụng: MICROSTATION, MAPINFO 10.0, ARCVIEW 3.2a để số hố, chồng xếp, tích hợp các lớp bản đồ, số liệu và biên tập bản đồ hiện trạng và Quy hoạch sử dụng đất theo quy định ký hiệu bản đồ hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất cấp huyện (quận) của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường, tiến hành phân tích và thành lập các bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ biến động sử dụng đất các giai đoạn từ năm 2010 - 2016.

Chương 2: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐẤT QUẬN 12 GIAI ĐOẠN NĂM 2010 - 2016 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

2.1.1. Vị trí địa lý Quận 12

Quận 12 nằm về phía Tây Bắc của Thành phố Hồ chí Minh, Quận có diện tích tự nhiên 5.274,90 ha, bằng 2,25 % diện tích tồn Thành phố, với dân số năm 2010 là 446.432 người, mật độ dân số là 8.463 người/km2.

Tọa độ địa lý: (VN 2000-múi 60 )

- Từ 106o 36’07’’ đến 106o 42’ 59’’ kinh độ Đông. - Từ 10o 49’ 23’’ đến 10o 54’ 29’’ vĩ độ Bắc.

Về ranh giới hành chính:

Phía Bắc giáp Hóc Mơn. Phía Bắc giáp huyện Hóc Mơn.

Phía Đơng giáp Thị xã Thuận An - Tỉnh Bình Dương và Quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Phía Nam giáp Quận Bình Thạnh, Quận Gị Vấp, Quận Tân Bình, Quận Tân Phú, và Quận Bình Tân.

Phía Tây giáp huyện Hóc Mơn và Quận Bình Tân

Quận 12 được chia thành 11 đơn vị hành chính phường:

Toàn Quận 5.274,90 Ha

1) Thạnh Xuân 968,59 ha 7) Tân Thới Hiệp 261,98 ha 2) Thạnh Lộc 583,29 ha 8) Trung Mỹ Tây 270,63 ha 3) Hiệp Thành 542,37 ha 9) Tân Hưng Thuận 181,08 ha 4) Thới An 518,46 ha 10) Đông Hưng Thuận 255,20 ha 5) Tân Chánh Hiệp 421,38 ha 11) Tân Thới Nhất 389,97 ha 6) An Phú Đông 881,96 ha

Hình 1. Sơ đồ vị trí Quận 12

Quận 12 là một cửa ngõ quan trọng ở phía Tây Bắc của Thành Phố Hồ Chí Minh, cho phép Thành Phố kết nối với các vùng kinh tế trong nước và các nước ASEAN qua các tuyến Quốc Lộ 1A và Quốc Lộ 22. Ngồi ra, Quận 12 cịn có vai trị là vùng đệm quan trọng ở khu vực Tây Bắc, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và phát triển đô thị của Thành Phố. Chính điều đó đã tạo điều kiện khá thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và sử dụng đất của Quận. Tuy nhiên bên cạnh đó, Quận 12 cũng sẽ phải chịu nhiều áp lực về sự gia tăng dân số do nhập cư, áp lực về biến động nhu cầu sử dụng đất và các vấn đề về an ninh, trật tự.

Vị trí trong Thành Phố và các Quận, huyện lân cận: Quận 12 là Quận ven của Thành Phố Hồ Chí Minh, Quận vừa giáp với các huyện ngoại thành vừa tiếp giáp với các Quận trung tâm Thành Phố, vì vậy Quận có vai trị là vùng đệm quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội khu vực Tây Bắc Thành Phố. Tuy nhiên, vì Quận là vùng đệm của Thành phố nên Quận cũng sẽ chịu nhiều áp lực về sự phát triển về kinh tế - xã hội của Thành Phố như: áp lực dân số

do nhập cư cao, áp lực về biến động nhu cầu sử dụng đất, các vấn đề về an ninh, trật tự… Chính điều đó cũng sẽ ảnh hưởng khơng nhỏ đến chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Quận ở hiện tại và tương lai, đặc biệt là công tác quản lý nhà nước về đất đai.

2.1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 2.1.2.1. Địa hình, địa mạo: 2.1.2.1. Địa hình, địa mạo:

- Về địa hình , địa mạo:

Nhìn chung địa hình tổng qt tồn Quận 12 có chiều hướng thấp dần theo hướng Đơng. Tuy nhiên về địa hình cục bộ thì chiều hướng này thể hiện không rõ rệt và phân thành 2 dạng địa hình khác nhau:

+ Dạng địa hình bằng thấp: gắn với khu vực trầm tích Holoxen thuộc phần diện tích phía Đơng Quận. Khu vực này có cao trình tương đối thấp, dưới 2m so với mực nước biển trung bình (phổ biến là cao độ từ 0,0m đến 0,7m), khá bằng phẳng. Khu vực bị chia cắt bởi nhiều sơng, rạch và có hệ thống đê bao, bờ bao chống ngập do triều cường.

+ Dạng địa hình gị triền: gắn với khu vực trầm tích pleitoxen thuộc phần diện tích phía Tây Quận. Khu vực này có cao trình tương đối cao so với khu vực cịn lại, cao trình của vùng biến đổi từ 9m – dưới 2 m so với mực nước biển trung bình (cao trình phổ biến từ 2m - 4m), có địa hình dạng gị triền và nhiều gãy khúc, hướng đổ dốc phức tạp nhưng nhìn chung có hướng dốc theo hướng từ Tây sang Đơng; độ dốc nền trung bình từ 3% xuống đến 0,1%. Nhìn chung khu vực có địa hình khá thích hợp cho việc bố trí các cơng trình xây dựng và phát triển dân cư.

- Về địa chất:

Theo bản đồ địa chất Việt Nam tỉ lệ 1/500.000 (Nguyễn Xuân Bao, Trần Đức Lương và ctg, 1982) và tham khảo tham khảo bản đồ địa chất khoáng sản Thành Phố Hồ Chí Minh, tỉ lệ 1/100.00, cho thấy trên địa phận Quận 12 có 2 loại mẫu chất chính hình thành đất khu vực là trầm tích pleitoxen và trầm tích Holoxen .

+ Trầm tích pleitoxen: Còn gọi là Phù sa cổ bao phủ khoảng 49% diện

tích tự nhiên của Quận, phân bố ở khu vực từ rạch Bến Cát về phía Tây Quận, thuộc địa phận các phường: một phần của phường Thới An, phường Hiệp Thành, Tân Thới Hiệp, Tân Chánh Hiệp, Tân Thới Nhất, Trung Mỹ Tây, Đông Hưng Thuận và Tân Hưng Thuận. Trầm tích pleitoxen có thành phần chủ yếu là cát, sạn, thường có màu xám trắng, xám vàng, thường xen lẫn sỏi, cuội laterite, phần dưới là bột sét. Đất hình thành trên loại trầm tích này thường có địa hình cao và có sự chịu lực khá tốt.

+ Trầm tích Holoxen: bao phủ khoảng 51% diện tích tự nhiên tồn Quận,

phân bố ở khu vực phía Đơng rạch Bến Cát thuộc địa phận các phường: Thới An, Thạnh Xuân, Thạnh Lộc và An Phú Đông. Trên địa bàn Quận 12, trầm tích này là dạng trầm tích đầm lầy biển, có thành phần chủ yếu là sét, bột và mùn thực vật, phần nhiều chứa khoáng Pyrite và chịu ảnh hưởng của triều biển Đông. Chính vì vậy trong xây dựng cơng trình đối với khu vực này cần chú trọng về kết cấu nền móng và các biện pháp chống ngập.

2.1.2.2. Khí hậu:

Quận 12 mang đặc điểm chung của khí hậu vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao đều quanh năm, ít gió bão, khơng có mùa đơng lạnh, thuận lợi cho phát triển kinh tế và dân cư sinh sống. Khí hậu Quận 12 mang đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong đó nổi bật một số đặc điểm sau có ảnh hưởng đến sử dụng đất và phát triển kinh tế xã hội:

Bảng 1: Một số chỉ tiêu về khí hậu

Số TT Chỉ tiêu TrạmTân Sơn Nhất Ghi Chú

1 Nhiệt độ (oC)

- Nhiệt độ bình quân 27 - 28

- Nhiệt độ bq thấp nhất 26,1 Tháng 12 – Tháng 1

- Nhiệt độ bq cao nhất 29,1 Tháng 4

2 Lượng bức xạ TB (Kcal/cm3/năm) 140

- Lượng bức xạ thấp nhất(Kcal/cm3/ngày) 400-500 Tháng 4

- Bình quân/năm 1.950 -2.100 Tập trung từ tháng 5 -10

5 Lượng bốc hơi (mm)

- Bình quân năm 1.113

6 Tốc độ gió TB trên năm 2.6 7 Độ ẩm khơng khí (%) - Bình quân/năm 75-80 - Thấp nhất/tháng 43 Tháng 10, tháng 11 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng ợn g m ưa (m m) 10 15 20 25 30 Nh iệt đo ä( 0C)

Lượng mưa Nhiệt độ

Hình 2: Nhiệt độ và lượng mưa trạm Tân Sơn Nhất – TP.HCM

Có bức xạ mặt trời cao và phân bố khá đều trong năm: bức xạ mặt trời

trung bình khoảng 140 kcalo/cm2/năm. Thời kỳ có cường độ bức xạ cao nhất vào tháng 3 & tháng 4, đạt 300 - 400 calo/cm2/ngày. Trên nền đó cán cân bức xạ có trị số lớn 70 -75 kcalo/ cm2/năm. Từ nguồn năng lượng đó dẫn đến chế độ nhiệt cao và khá ổn định: nhiệt độ cao đều trong năm 26,1-29,1oC.

Lượng mưa tương đối cao và phân thành hai mùa rõ rệt: Tổng lượng

mưa bình quân trên năm tương đối cao: 1.950mm - 2.100mm, nhưng phân bố không đồng đều gữa các tháng trong năm và phân hoá rõ rệt thành 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Mùa khô kéo dài trong 06 tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất thấp chỉ chiếm khoảng 10-15% lượng mưa cả năm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mưa rất tập trung, lượng mưa trong 06 tháng mùa mưa chiếm 87-90% tổng lượng mưa cả năm. Do lượng mưa lớn và tập trung, kết hợp với triều cường nên một số khu vực thấp khu vực phía Đơng Quận đã xảy ra sự ngập úng cục bộ vào mùa mưa làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất

sắc và khắc nghiệt hơn trên quy mơ tồn cầu. Do vậy, trong quy hoạch sử dụng đất, cần chú trọng đến ứng phó với ảnh hưởng do biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệc là củng cố hệ đê bao và các cơng trình thủy lợi.

2.1.2.3. Chế độ thủy văn:

Quận 12 nằm trong lưu vực sông Sài Gịn, chịu ảnh hưởng chính của chế độ thủy văn bán nhật triều của hệ thống sông này thông qua các sông rạch trên địa bàn Quận như: sông Vàm Thuật, sông Bến Thượng, rạch Bến Cát, kênh Tham Lương…

Trên địa phận Quận 12 sơng Sài Gịn chảy dọc theo ranh giới phía Đơng Quận với tổng chiều dài khoảng 11km, chiều rộng trung bình khoảng 150m, sâu bình quân từ 10 - 15m, lưu lượng kiệt nhất là tháng 4 (8m3/s) và cao nhất l tháng 10 (180m3/s), độ dốc bình qn đoạn sơng này khoảng 0,7% nên thuận lợi cho phát triển giao thông đường thủy.

2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên 2.1.3.1. Tài nguyên đất: 2.1.3.1. Tài nguyên đất:

- Về diện tích: Tồn Quận có tổng diện tích tự nhiên là 5.724,90 ha, được chia thành 03 đơn vị chú giải bản đồ thuộc 02 nhóm đất. Trong đó, nhóm đất phèn có diện tích lớn nhất: 2.648 ha, nhóm đất xám: 2.269 ha.

Bảng 2: Các đơn vị phân loại đất ở Quận 12 TÊN ĐẤT TÊN ĐẤT

HIỆU

DIỆN TÍCH

Theo phân loại Việt Nam Tên tương đương FAO/

WRB

(ha) (%)

I/ Nhóm đất phèn 2.648 50,20

1. Đất phèn tiềm tàng sâu Endoproto-Thionic Fluvisols Sp 2.648 50,20

II/ Nhóm đất xám 2.269 43,01

2. Đất xám trên phù sa cổ Plinthic/ Frric/ Haplic AC/

Dystric Plinthosols X 2.061 39,07

3. Đất xám gley Gleyic Acrisols/ Gleyic Lixisols Xg 208 3,94

VII/ Sông, suối, hồ… 356 6,79

2.1.3.2. Tài nguyên nước: a. Tài nguyên nước mặt:

Nhìn chung, nguồn nước mặt của Quận 12 khá phong phú do sơng Sài Gịn cung cấp thông qua hệ thống sông rạch trên địa bàn Quận: sông Vàm Thuật, sông Bến Thượng, rạch Bến Cát, Trần Quang Cơ, kênh Tham Lương và các kênh rạch nhỏ phân bố khá dày ở khu vực phía Đơng Quận. Hiện tại, nguồn tài nguyên nước mặt được người dân khai thác phục vụ chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt được cung cấp từ nhà máy nước Thủ Đức và nhà máy nước sông Sài Gịn đặt tại xã Tam Hiệp Hóc Mơn.

b. Tài ngun nước ngầm:

Nhìn chung, Quận 12 có trữ lượng nguồn nước ngầm khá phong phú đặc biệt là khu vực phía Tây Quận trên nền trầm tích Pleitoxen. Nguồn nước ngầm ở khu vực này có trữ lượng lớn và chất lượng tốt có thể khai thác cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất. Hiện tại nguồn nước ngầm đóng vai trị quan trọng trong cung cấp nguồn nước sinh hoạt và sản xuất cho một bộ phận lớn dân cư trên địa bàn Quận: Có 1 trạm khai thác nước ngầm và hơn 3.800 giếng khoan riêng lẻ. Tổng trữ lượng khai thác toàn Quận khoảng 24.000m3/ngày.

Về đặc điểm và chất lượng nước ngầm:

- Theo tài liệu bản đồ địa chất thủy văn TP.HCM, tỷ 1/50.000, nguồn nước ngầm trên địa bàn Quận 12 tồn tại ở các tầng chứa nước chính sau: Tầng chứa nước Pleistocen trên (qp3); Tầng chứa nước Pleistocen giữa trên (qp2-3); Tầng chứa nước Pleistocen dưới (qp1); Tầng chứa nước Pliocen giữa (n22); Tầng chứa nước Pliocen dưới (n21); Tầng chứa nước Miocen trên (n13).

- Thành phần hóa học và chất lượng: Bản đồ địa chất thủy văn thể hiện loại hình hóa học chủ yếu của nước dưới đất qua thành phần các ion chủ yếu. Các anion gồm: HCO3-, Cl-, SO42-; Các cation gồm: Ca2+, Na+, Mg2+. Chỉ tiêu độ tổng khống hóa (ký hiệu là M) được tính bằng gam/lít (g/l) và được phân chia như sau: Nước nhạt (M<1g/l); Nước lợ và nước mặn (M>3g/l). Theo tài liệu bản đồ này thì địa phận Quận 12 thuộc khu vực có M< 1g/l.

Mặc dù nguồn nước ngầm của Quận được đánh giá là dồi dào tuy nhiên hiện tại việc khai thác này chưa được quy hoạch cụ thể và tình trạng ơ nhiễm do các nguồn chất thải trên địa bàn Quận 12 và các Quận lân cận đã ảnh hưởng đến trữ lượng và chất lượng nguồn nước ngầm. Trong giai đoạn tới cần tăng cường công tác quản lý, giám sát đối với nguồn tài nguyên này.

2.1.4. Thực trạng môi trường khu vực nghiên cứu 2.1.4.1. Môi trường nước mặt 2.1.4.1. Môi trường nước mặt

a. Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt:

+ Nguồn ô nhiễm do nước thải sinh hoạt: Nước thải từ các hộ gia đình,

bệnh viện, khách sạn, trường học, cơ quan,… chứa các chất thải từ trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người được gọi chung là nước thải sinh hoạt. Các sông, kênh rạch ở Quận 12 nói riêng và Tp. HCM nói chung nằm ở hạ lưu hệ thống sơng Đồng - sơng Sài Gịn, do vậy đang và sẽ tiếp nhận phần lớn nước thải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 2016 phục vụ định hướng khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất quận 12, thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)