Thực trạng phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 2016 phục vụ định hướng khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất quận 12, thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 50 - 58)

1.3.1 .Quan điểm nghiên cứu

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN

2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế

Trong thời kỳ 2005 - 2010, cơ cấu kinh tế Quận 12 dịch chuyển theo chiều hướng giảm dần tỷ trọng của khu vực I và khu vực II, đồng thời tăng mạnh tỷ trọng các ngành khu vực III: Tỷ trọng khu vực I giảm từ 2,81% năm 2005 xuống còn 1,07% năm 2010; tỷ trọng khu vực II chuyển dịch giảm nhẹ, giảm từ 42,50% vào năm 2005 xuống còn 38,89% vào năm 2010 và khu vực III tăng từ 54,69% năm 2005 lên 60,04% vào năm 2010. Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của Quận có sự chuyển dịch theo chiều hướng tiến bộ và thể hiện rõ ưu thế nền kinh tế của Quận là phát triển các ngành thương mại – dịch vụ.

2.2.2.1. Thực trạng phát triển đô thị và phân bố dân cư:

Thực trạng phát triển đô thị:

Trong một số năm gần đây Quận 12 tốc độ phát triển đô thị tương đối nhanh. Nhìn chung, bộ mặt đơ thị của Quận ngày càng được cải thiện, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển, khu dân cư được chỉnh trang nâng cấp, cảnh quan đô thị dần được cải thiện, nâng cao.

Thực trạng phân bố dân cư:

Trên địa bàn Quận 12, có thể phân thành 3 khu vực có tốc độ đơ thị hóa khác nhau:

+ Khu vực 1 (tốc độ đơ thị hóa nhanh): gồm các phường Tân Thới Nhất, Đông Hưng Thuận, Tân Hưng Thuận, Trung Mỹ Tây.

+ Khu vực 2 (đơ thị hóa): gồm các phường Tân Chánh Hiệp, Tân Thới Hiệp, Hiệp Thành và một phần phường Thới An.

+ Khu vực 3 (khu vực nông thôn đang từng bước đơ thị hóa): gồm phường An Phú Đơng, Thạnh Lộc, Thạnh Xuân và một phần phường Thới An.

Chính vì vậy, sự phân bố và mật độ dân cư cũng khác biệt giữa các khu vực: Đối với khu vực 1, dân cư phân bố khá đông, mật độ dân cư khá cao. Hiện tại quỹ đất nông nghiệp khu vực này cịn rất ít do đó khu vực này trong giai đoạn tới chủ yếu tập trung vào việc chỉnh trang, xắp xếp lại các khu dân cư hiện hữu. Đối với khu vực 2, hiện tại đang phát triển nhiều khu dân cư mới, mật độ dân cư khu vực này ở mức trung bình quỹ đất nơng nghiệp hiện đang cịn vì vậy khả năng trong giai đoạn tới khu vực này có mức độ phát triển dân cư lớn. Khu vực 3 có quỹ đất nơng nghiệp khá lớn, mức độ tập trung dân cư chưa cao, dân cư phân bố theo dạng dân cư nhà vườn, nhà ở gắn liền với đất nông nghiệp; khu vực này hệ thống cơ sở hạ tầng còn thấp và chịu ảnh hưởng của thủy triều sơng Sài Gịn. Chính vì vậy, đối với khu vực này cần đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và phát triển khu dân cư có mật độ thưa.

2.2.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng:

Do là Quận ven khu vực trung tâm và là Quận mới nên nhìn chung Quận 12 có hệ thống cơ sở hạ tầng còn thấp hơn so với các Quận nội thành khác của Thành Phố Hồ Chí Minh. Tuy rằng, trong những năm gần đây Quận cũng đã đầu tư phát triển khá mạnh về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhưng để phát huy tiềm lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thì yêu cầu về xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng của Quận là cịn rất lớn

a. Giao thơng:

Giao thông đường bộ:

Hiện tại, mạng lưới giao thơng của Quận có 46 tuyến giao thông quốc lộ, trục Thành Phố, trục Quận và trục các phường với tổng chiều dài khoảng

99,65km, trong đó hệ thống trục đường đối ngoại có 9 tuyến với tổng chiều dài trên địa bàn khoảng 34,83 km; hệ thống đường giao giao thông đối nội gồm 37 tuyến với tổng chiều dài khoảng 64,83 km. Ngoài ra Quận cịn có hệ thống đường nội phường với khoảng hơn 200 đường với tổng chiều dài khoảng 77 km có chiều rộng đường khoảng 5-6m.

- Hệ thống đường đối ngoại:

+ Đường Quốc lộ 1A có chiều rộng lịng đường 25-29 m, dài 14.060 m, lộ giới dự kiến 120m, kết cấu mặt đường bê tông nhựa.

+ Đường Quốc lộ 22 với chiều dài 1.654 m, chiều rộng lòng đường 25 - 29m, lộ giới 60m, kết cấu mặt đường bê tông nhựa.

+ Đường Trường Chinh với chiều dài tổng cộng 2.385 m, chiều rộng lòng đường từ 48m (kể cả dải phân cách), Lộ giới 60 m, kết cấu mặt đường bê tông nhựa

+ Trục xuyên tâm Hà Huy Giáp – Bùi Công Trừng gồm 2 tuyến đường: Đường Bùi Công Trừng (Hương lộ 12 cũ), với chiều dài tổng cộng 588m, chiều rộng lòng đường từ 6,5 - 7m, lộ giới dự kiến 40m và đường Hà Huy Giáp với chiều dài tổng cộng 6.211m, chiều rộng lòng đường từ 5,5 - 9m, lộ giới dự kiến 40m, kết cấu mặt đường bê tông nhựa

+ Trục xuyên tâm Lê Đức Thọ – Lê Văn Khương gồm 2 tuyến đường: Đường Lê Đức Thọ với chiều dài 287 m, chiều rộng lòng đường từ 7,0-7,5m, lộ giới dự kiến 40m, kết cấu mặt đường bê tông nhựa.

+ Trục xuyên tâm Tỉnh lộ 15 với chiều dài 3.843m được chia làm 2 đoạn: Đoạn từ Chợ cầu đến quốc lộ 1A có chiều dài 1.021m, chiều rộng lịng đường từ 6 – 6,5m, lộ giới dự kiến 35m và đọan Quốc lộ 1A đến ranh Hóc Mơn có chiều dài 2.822 m, chiều rộng lòng đường từ 5-7m, lộ giới dự kiến 40m.

+ Đường Phan Văn Hớn (Tỉnh lộ 14) với chiều dài 2.159m, chiều rộng lòng đường từ 5 - 6m, lộ giới 40m, kết cấu mặt đường bê tông nhựa.

- Hệ thống đường đối nội:

Đây là hệ thống các đường liên phường, trục phường do cấp Quận quản lý với 37 tuyến đường. Các tuyến đường này có chiều rộng lịng đường hiện hữu từ 4 - 8m và đã được bê tông nhựa.

- Về cầu: Trên địa bàn Quận có 22 cầu đi qua các sông rạch trên các tuyến

đường chính của Quận do Khu quản lý giao thơng số 3 quản lý, bao gồm nhiều chủng loại: Bê tông dự ứng lực, bê tông liên hợp, thép eiffel. Tổng chiều dài cầu khoảng 2.152m, chiều dài đường vào cầu khoảng 3.829m, chiều rộng mặt cầu từ 7 – 25m và tải trọng chủ yếu là 20 tấn và 30 tấn. Riêng cầu Phú Long có chiều rộng mặt cầu 4 -5,5m, tải trọng nhỏ (1 tấn) và hiện đang xuống cấp. Ngồi ra cịn có 53 cầu nhỏ, chiều rộng chủ yếu từ 3 - 4 m, tải trọng 2,5 -5 tấn, kết cấu bê tông cốt thép do Quận quản lý.

- Bến Bãi: Hiện tại trên địa bàn có tổng diện tích bến bãi là 2,2 ha, gồm 2 cơng

trình bến bãi là: Bến xe Ngã Tư Ga: 0,2 ha và đầu mối trung chuyển hàng khách bến xe Ngã Tư Ga: 2,0 ha. Nhìn chung hiện tại về hệ thống bến bãi giao thông trên địa bàn Quận cịn khá ít, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội Quận trong giai đoạn tới cần dành quỹ đất để phát triển hạng mục cơng trình này.

- Giao thơng đường thủy: Quận 12 có sơng Sài Gịn tiếp giáp ở phía Đơng, chạy

dài theo hướng từ Bắc xuống Nam, chính vì vậy Quận có điều kiện thuận lợi về phát triển hệ thống giao thông đường thủy, qua sơng Sài Gịn Quận 12 có thể nối kết với các Quận, thuộc Thành Phố và các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hiện tại các sơng rạch có chức năng giao thơng thủy lợi.

b. Thủy lợi:

Với các chương trình cải tạo thủy lợi nhằm ngăn mặn, ngăn triều, chống ngập và cải tạo ô nhiễm trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh, hệ thống thủy lợi Quận 12 đã và đang được đầu tư cải tạo phát triển khá nhiều, điều đó bước đầu đã cải thiện đáng kể về tình hình ngập úng cũng như tăng cường tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp của Quận. Hiện tại trên địa bàn Quận đã và đang xây dựng một số hạng mục cơng trình sau: Cơng trình thủy lợi bờ hữu sông Sài Gòn và Nam rạch Tra nhằm mục đích chống ngập khu vực Gị Vấp, Quận 12, Hóc Mơn và Củ Chi; Dự án Tiêu thốt nước và cải thiện ô nhiễm kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên; Dự án cống ngăn triều sơng Vàm Thuật; Và một số cơng trình đê bao kết hợp giao thông ở một số tuyến kênh rạch khác trên địa bàn Quận.

Ngoài các dự án cấp Thành Phố, Quận 12 và các phường cũng đã chú trọng công tác thủy lợi, cải tạo, tăng cường hệ thống đê bao các sông rạch nhỏ nhằm kết hợp với phát triển giao thông và chống ngập, bảo vệ các cơng trình sản xuất và đời sống dân cư.

c. Giáo dục - đào tạo:

Được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp, các ngành và toàn xã hội, sự nghiệp phát triển giáo dục của Quận đã được chú trọng đầu tư về mọi mặt, đã tạo được sự phát triển khá nhanh cả về số lượng và chất lượng, gồm:

Bảng 5: Tổng hợp các chỉ tiêu về Giáo dục năm học 2014-2016

Ngành (bậc) học Số trường Số lớp Số học sinh Số Giáo viên Tỷ lệ tốt nghiệp

1. Mẫu giáo – mầm non 65 513 22.244 771 2. Tiểu học 18 606 38.029 695 3. Trung học cơ sở 11 334 22.706 625 100% 4. Trung học phổ thông 3 125 6.108 235 98,50% 5. TT. Giáo dục thường xuyên 1 30 1.195 6. NDT. Khuyết tật 1 9 75 7. TT. THKHHN 1

8. Trường BDGD 1

Nguồn: Phòng Thống kê Quận 12 năm 2016

- Bậc Mầm non: Hiện trạng trường cơng lập có 15 trường với 38 cơ sở giáo dục; Trường dân lập có 18 trường và 98 nhóm lớp với tổng số học sinh cơng lập 22.224 trẻ.

- Bậc Tiểu học có 17 trường cơng lập và 1 trường dân lập với tổng số học sinh là 38.029 học sinh. Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%.

- Bậc trung học cơ sở có 9 trường cơng lập và 2 trường dân lập. Tổng số học sinh THCS năm học 2014-2016 là 22.706 học sinh.

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 100%

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 98,50% - Phổ cập giáo dục trung học cơ sở đạt 11/11 phường.

d. Y tế:

Đến năm 2016, mạng lưới y tế trên địa bàn Quận đã được hình thành và phát triển khá đồng bộ từ cấp Quận xuống cấp cơ sở, với 1 bệnh viện, 2 phòng khám đa khoa khu vực, 3 trung tâm y tế dự phòng và 11 trạm y tế phường và nhiều cơ sở khám chữa bệnh khu vực tư nhân; đội ngũ cán bộ y tế trên địa bàn được củng cố. Trang thiết bị y tế ngày càng được tăng cường, đã góp phần nâng cao hiệu quả khám và chữa bệnh. Các trạm y tế cấp phường đã triển khai thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia.

Cơng tác khám chữa bệnh luôn được quan tâm để nâng cao chất lượng, cơng tác phịng chống dịch bệnh được duy trì thường xun.

Cơng tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được tun truyền và vận động thực hiện khá tốt.

đ. Văn hóa thơng tin, thể dục – thể thao: Văn hóa:

Hiện nay Quận đang tiến hành triển khai các dự án xây dựng nhà văn hóa ở các phường và một số trung tâm vui chơi giải trí khu vực phục vụ nhu cầu giải trí, sinh hoạt văn hóa của nhân dân.

Hệ thống các thiết chế văn hóa đã và đang được quan tâm xây dựng, tồn Quận có 6 cơ sở văn hóa, 11 trạm truyền thanh cấp phường, 50 phịng đọc sách, với 65.000 đầu sách, 211 cơ sở dịch vụ intenet.

Công cuộc vận động tồn dân đồn kết, xây dựng đời sống văn hóa và khu phố văn hóa, cơ quan văn hóa được triển khai rộng khắp trên địa bàn Quận.

Ngành văn hóa thơng tin đã tập trung tuyên truyền bằng nhiều hình thức, truyền tải các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Thể dục thể thao:

Phong trào thể dục thể thao trên địa bàn Quận rất được chú trọng, hàng năm đều tổ chức các cuộc hội thao trong nhân dân và các cơ quan đơn vị nhân các ngày lễ lớn. Bên cạnh việc hình thành một số sân bóng của tư nhân cũng như các trung tâm thể dục thể thao cấp phường và toàn Quận.

Phong trào thể dục thể thao liên tục phát triển, đặc biệt là phong trào rèn luyện thân thể, thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng, góp phần nâng cao sức khỏe cho cán bộ và nhân dân trong Quận, tuy nhiên về cơ sở vật chất cho đến nay chưa được đầu tư phát triển đầy đủ.

h. Điện:

- Nguồn điện: Quận 12 hiện được cấp điện từ lưới điện chung của Thành

Phố Hồ Chí Minh, nhận điện từ các trạm 110/15-22KV gồm: Trạm Hóc Mơn:3 x63MVA, Trạm Vĩnh Lộc: 2x63MVA, Trạm Tân Bình 1: 2x63MVA, Trạm Lưu động : 25MVA. Trên địa bàn Quận cịn có trạm biến áp của khu vực, Trạm Hóc Mơn 220/110KV-3x250MVA.

- Lưới điện:

+ Trên địa bàn Quận 12 có 2 đường dây cao thế 110KV, 220KV: Đường dây 110KV từ trạm 220/110KV Hóc Mơn đến các trạm: Hỏa Xa, Gị Vấp 1, Củ Chi, Vĩnh Lộc có chiều dài trên địa bàn Quận khoảng 16km và Đường dây 220KV từ trạm Hóc Mơn đến các trạm Phú Lâm, Thủ Đức và đến thủy điện Trị An có chiều dài trên địa bàn Quận khoảng 22km..

+ Lưới trung thế 15-22 KV: có tổng chiều dài là 333,8km, trong đó: Đường dây nổi: 304km , Cáp ngầm : 29,8km.

+ Lưới hạ thế :có chiều dài là 668km, chủ yếu là đường dây trên không. + Trạm biến thế 15-22/0.4KV: có 1.776 trạm với tổng công suất đặt 741.520KVA.

i. Bưu chính – viễn thơng:

Những năm qua, mạng lưới thông tin liên lạc đã không ngừng được củng cố và phát triển. Hệ thống mạng lưới thông tin liên lạc đã đáp ứng được nhu cầu của người dân, các thiết bị thu phát sóng ổn định.

j. Quốc phòng, an ninh:

Cơng tác Quốc phịng, An ninh ln được các cấp, các ngành thường xuyên quán triệt và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước trong tình hình mới. Trong những năm qua ln tăng cường cơng tác huấn luyện, nâng cao tinh thần sẵn sàng chiến đấu. Đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa Quốc phòng An ninh với phát triển kinh tế xã hội của Quận. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng các cơng trình quốc phịng, phát triển các vùng trọng điểm từ đó tạo thế trận phịng thủ nhân dân ngày càng vững chắc. Tăng cường công tác bảo vệ an ninh chính trị, đồng thời khơng ngừng phát huy phong trào quần chúng bảo vệ an ninh và phòng chống tội phạm trên địa bàn. Vì vậy, an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội của Quận ln được giữ vững.

2.2.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Ngành nông lâm, ngư nghiệp:

Hiện nay do tiến độ phát triển đơ thị diện tích đất canh tác nông lâm ngư nghiệp Quận 12 ngày càng bị thu hẹp dần, do đó ngành nơng nghiệp của Quận có quy mơ ngày càng giảm dần, chủ yếu là ngành chăn nuôi, các ngành trồng trọt và nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ lệ không cao trong cơ cấu ngành nông nghiệp.

- Về Trồng trọt: Năm 2016, trong tổng diện tích đất sản xuất nơng nghiệp

1.306 ha, thì diện tích đất trồng cây hàng năm chiếm diện tích khá lớn 1.285 ha, các loại đất nơng nghiệp cịn lại chiếm tỷ lệ khơng nhiều 21 ha. Nhìn chung hiệu quả sản xuất ngành trồng trọt Quận 12 là khơng cao, nhìn chung phần lớn diện tích là trồng cây hàng năm với cơ cấu cây trồng chủ yếu là rau, màu, hoa, cây kiểng.

- Chăn ni: Nhìn chung về chăn ni trên địa bàn Quận 12 chỉ tập trung

với 2 mơ hình chính là: Chăn ni heo và chăn ni bị sữa. Tuy nhiên, Tình hình chăn ni trong giai đoạn gần đây đang có chiều hướng giảm do diện tích đất nơng nghiệp giảm.

- Thủy sản: diện tích phân bố tập trung nhiều ở các phường Thới An,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 2016 phục vụ định hướng khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất quận 12, thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)