Thực trạng môi trường khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 2016 phục vụ định hướng khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất quận 12, thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 42 - 48)

1.3.1 .Quan điểm nghiên cứu

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔ

2.1.4. Thực trạng môi trường khu vực nghiên cứu

2.1.4.1. Môi trường nước mặt

a. Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt:

+ Nguồn ô nhiễm do nước thải sinh hoạt: Nước thải từ các hộ gia đình,

bệnh viện, khách sạn, trường học, cơ quan,… chứa các chất thải từ trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người được gọi chung là nước thải sinh hoạt. Các sông, kênh rạch ở Quận 12 nói riêng và Tp. HCM nói chung nằm ở hạ lưu hệ thống sơng Đồng - sơng Sài Gịn, do vậy đang và sẽ tiếp nhận phần lớn nước thải từ các sông ở thượng nguồn đưa xuống.

+ Nguồn ô nhiễm do nước thải công nghiệp: Nước thải công nghiệp từ

các cơ sở sản xuất công nghiệp (bao gồm cả chăn nuôi công nghiệp), tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải.

+ Nguồn ô nhiễm do nước thải nông nghiệp và nước chảy tràn mặt đất: do nước mưa hoặc nước thoát từ đồng ruộng hoặc nước thải từ nuôi trồng

thủy sản là nguồn gây ô nhiễm nước mặt; nước rửa trôi qua đồng ruộng có thể cuốn theo chất rắn, hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón… Với định hướng của Quận 12, diện tích đất nơng nghiệp sẽ giảm nhanh và đến năm 2012 khơng cịn đất nơng nghiệp thì nguồn ơ nhiễm này sẽ giảm dần.

+ Nguồn ô nhiễm do ảnh hưởng từ các yếu tố tự nhiên: Do thủy triều,

nước mặn ở vùng ven biển xâm nhập sâu vào nội địa hoặc nguy cơ xâm nhập mặn nặng hơn do nước biển dâng. Nước sông, kênh rạch bị nhiễm phèn có thể chuyển axít, sắt, nhơm,… đến các vùng khác gây suy giảm chất lượng nước vùng bị tác động.

b. Diễn biến ô nhiễm nước mặt:

Theo báo cáo quan trắc chất lượng môi trường Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2016 do Trung tâm quan trắc phân tích mơi trường thuộc Chi cục Bảo vệ Mơi trường Thành Phố Hồ Chí Minh thực hiện, tình trạng ơ nhiễm mơi trường khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh, trong đó có địa bàn Quận 12 như sau:

- Chế độ thủy triều: Nhìn chung trong giai đoạn 2013-2016 chế độ thủy

triều ở khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh có sự thay đổi theo chiều hướng đỉnh triều dần thấp hơn so với các năm trước. Năm 2016, đỉnh triều cao nhất thấp hơn so với năm 2013 và năm 2014.

- Chất lượng nước sơng Sài Gịn – Đồng Nai: Nguồn nước cấp trên sơng

Sài Gịn từ Phú Cường trở lên thượng nguồn, do ảnh hưởng dải đất phèn ven sơng, có độ pH thấp, gây khó khăn và tốn kém trong việc xử lý nước. Nguồn thải từ sơng Thị Tính là một nguồn ô nhiễm đe dọa trực tiếp đến khu vực lấy nước của nhà máy nước Tân Hiệp. Khu vực cấp nước của sơng Sài Gịn có chất lượng nước thuộc loại B1, và bị đe dọa bởi nhiều nguồn gây ô nhiễm. Do đó, cần thiết phải có các giải pháp quản lý và bảo vệ nguồn cấp nước của sơng Sài Gịn một cách hợp lý.

- Hệ thống kênh rạch nội thành: Theo kết quả quan trắc các hệ thống

kênh chính thuộc khu vực nội thành như kênh Tham Lương - Vàm Thuật (Quận 12, Quận Tân Bình, Tân Phú, Gị Vấp):

+ Mức độ ô nhiễm hữu cơ rất cao: có trên 70% số liệu quan trắc BOD5 và

trên 95% số liệu quan trắc COD vượt quy chuẩn Việt nam cho phép nước mặt loại B2. Nồng độ ơ nhiễm chất hữu cơ có xu hướng tăng

+ Ô nhiễm vi sinh (coliform) cao: có 100% số liệu quan trắc hàm lượng

coliform vượt quy chuẩn Việt Nam cho phép nước mặt loại B2. Hàm lượng vi sinh vật có chiều hướng tăng [nguồn: Sở Tài nguyên và Mơi trường Thành Phố Hồ Chí Minh].

+ Kênh Tham Lương – Vàm Thuật: theo kết quả quan trắc thì chất lượng

cho thấy chất lượng nguồn nước trên hệ thống sơng này vẫn cịn ở mức độ ô nhiễm nặng, các chỉ số quan trắc vẫn còn vượt cao gấp nhiều lần so với QCVN 08:2008/BTNMT [nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Thành Phố Hồ Chí Minh].

2.1.4.2. Mơi trường nước dưới đất a. Các nguồn gây ô nhiễm

- Ảnh hưởng từ quá trình xâm nhập mặn.

- Ảnh hưởng từ quá trình khai thác nước ngầm: Theo kết quả thống kê

chưa đầy đủ, hiện nay trên địa bàn Quận có trên 8.000 giếng khoan đang khai thác nước dưới đất, tập trung chủ yếu vào hai tầng Pleistocen và tầng Pliocen trên. Nước bẩn từ mặt đất dễ dàng chảy vào tầng nước khai thác qua những giếng khơng cịn sử dụng chưa được xử lý tốt.

- Ảnh hưởng từ nước thải sinh hoạt đô thị: Qua kết quả quan trắc chất lượng

nước ngầm trong thời gian qua cũng đã cho thấy nước thải sinh hoạt đã gây ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm dinh dưỡng, ô nhiễm vi sinh cho nguồn nước ở một số nơi.

b. Diễn biến ô nhiễm nước dưới đất:

Hệ thống quan trắc nước ngầm do Chi cục Bảo vệ Mơi trường Tp. Hồ Chí Minh quản lý có trạm Tân Chánh Hiệp trên địa bàn Quận 12. Qua quá trình quan trắc, cho thấy:

- Giá trị pH nước dưới đất dao động từ 4,3 - 7,7 (QCVN09: 2008/BTNMT, pH: 5,5 – 8,5); Tổng chất rắn hoà tan (TDS) có nồng độ dao động từ 22–8204 mg/l đạt quy chuẩn (QCVN09: 2008/BTNMT, TDS < 1500 mg/l); Độ cứng tổng đều đạt tiêu chuẩn cho phép (độ cứng tổng < 500 mgCaCO3/l); Nồng độ Nitrat (NO3-) đo được dao động từ 0,03-78,5 mg/l, và giá trị NO3- đạt quy chuẩn cho phép (QCVN09: 2008/BTNMT, NO3- < 15mg/l).

- Nồng độ Fe khoảng 0,2-70,4 mg/l, ở trạm quan trắc Tân Chánh Hiệp có nồng độ Fe đạt quy chuẩn (QCVN 09 : 2008/BTNMT, Fe < 5 mg/l).

- Kết quả quan trắc nồng độ các kim loại nặng là Cu, Pb, Zn, Cd, CN-, As, Cr ở nước dưới đất thuộc tầng Pleistocen từ năm 2005 đến 2009 tương đối ổn

định và đều đạt quy chuẩn cho phép đối với nước ngầm (QCVN 09: 2008). [nguồn: Sở Tài ngun và Mơi trường Thành Phố Hồ Chí Minh].

Tóm lại: Nhìn chung, kết quả phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm nước dưới đất

tại các tầng quan trắc từ năm 2005 đến 2009 hầu hết đều tăng. Điều này cho thấy diễn biến chất lượng nước dưới đất vẫn chưa được cải thiện mà ngày càng bị ơ nhiễm. Chất lượng nước dưới đất có nguy cơ bị nhiễm bẩn hữu cơ, có hiện tượng xâm nhập mặn và vi sinh nhưng không nhiễm kim loại nặng. Do vậy, cần chú trọng quản lý việc khai thác xử lý nước ngầm phục vụ sinh hoạt.

2.1.4.3. Mơi trường khơng khí a. Các nguồn gây ô nhiễm

- Nguồn tự nhiên: là nguồn ô nhiễm từ các hoạt động tự nhiên của núi lửa,

động đất, bão cát, phân huỷ tự nhiên,... Trên địa bàn Quận 12, nguồn gây ô nhiễm này không đáng kể.

- Nguồn nhân tạo: là các nguồn ô nhiễm do con người tạo nên, bao gồm

các nguồn cố định (nhà máy, khu công nghiệp, xây dựng,…) và di động (phương tiện giao thông).

b. Diễn biến ơ nhiễm khơng khí:

Theo báo cáo quan trắc chất lượng môi trường Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2016 do Trung tâm quan trắc phân tích mơi trường thuộc Chi cục Bảo vệ Mơi trường TP.HCM thực hiện, cho thấy:

- Ơ nhiễm chất lượng khơng khí trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh chủ yếu là do bụi lơ lửng và mức ồn do các hoạt động giao thông gây ra (với 61,29% số liệu bụi quan trắc vị trí giao thơng vượt QCVN 05:2013/BTNMT và 90,27% số liệu mức ồn quan trắc được tại 10 vị trí giao thơng vượt QCVN 26:2010/BTNMT)

- Nhìn chung, nồng độ các chất ô nhiễm theo kết quả quan trắc trong năm 2016 có xu hướng tăng so với năm 2014. Nồng độ các chất ô nhiễm quan trắc được tại khu vực ngã tư An Sương, Quận 12, Gò Vấp, HTP-NVL và khu vực

ĐTH-ĐBP có giá trị cao nhất trong khu vực. [nguồn: Sở Tài ngun và Mơi

trường Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2016].

2.1.4.4. Môi trường đất Các nguồn gây ô nhiễm:

- Hoạt động sản xuất nơng nghiệp: Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật

khơng hợp lý, góp phần làm nhiễm bẩn và suy thối đất.

- Nguồn ơ nhiễm đất từ hoạt động sản xuất công nghiệp: Các hoạt động

sản xuất công nghiệp xả vào môi trường đất một lượng lớn các chất thải tác động đến hệ sinh vật trong đất, làm ô nhiễm môi trường đất.

- Nguồn ô nhiễm đất từ hoạt động sinh hoạt: Đất thường dùng làm chỗ

tiếp nhận rác và những chất thải rắn khác từ các khu dân cư. Hàng ngày con người xả một lượng lớn các chất thải sinh hoạt rắn vào môi trường. Sau đó theo các con đường khác nhau như vận chuyển rác thải, hệ thống thoát nước … các chất thải sẽ tập trung trong đất.

2.1.4.5. Hiện trạng quản lý và bảo vệ mơi trường

- Thể chế chính sách ở cấp Thành Phố đến cấp Quận, và phường, xã:

+ Thành Phố đã thành lập Cảnh sát môi trường trực thuộc sở Công An Tp.HCM.

+ Sở Tài nguyên và Mơi trường có: Phịng Quản lý Mơi trường; Phòng Quản lý chất thải rắn, Phịng Tài ngun nước và Khống sản; đã thành lập Chi cục Bảo vệ Môi trường; Quỹ tái chế chất thải; Ban Quản lý các Khu liên hợp xử lý chất thải; Công ty Môi trường đô thị.

+ Cấp quận, có phịng Tài ngun và Mơi trường.

+ Cấp phường, xã, thị trấn: có cán bộ Tài ngun - Mơi trường, việc bố trí cịn mang tính kiêm nhiệm (chưa có cán bộ làm cơng tác chun trách mơi trường).

- Các hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường năm 2016:

UBND Quận 12 phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên & Môi trường Thành Phố Hồ Chí Minh thực hiện tốt cơng tác quản lý và bảo vệ môi trường trên địa bàn Quận.

Công tác chỉ đạo và triển khai thực hiện:

Thực hiện chương trình đột phá giảm thiểu ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011-2016 của Thành Phố, Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu UBND Quận xây dựng Kế hoạch số 188/KH-UBND-TNMT ngày 15/8/2011 về việc thực hiện chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011 - 2016 trên địa bàn Quận. Ngày 02/03/2012, UBND Quận đã tổ chức Hội nghị chuyên đề về “Giảm thiểu ô nhiễm môi trường” trên địa bàn Quận với sự tham gia của lãnh đạo UBND Quận, các phịng ban chun mơn, UBND 11 phường và các tổ chức hội đoàn thể trên địa bàn Quận.

Hàng năm, Quận 12 xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn Quận và triển khai đến UBND 11 phường, các ban ngành, đoàn thể thực hiện.

Các hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường năm 2016:

- Hàng năm, Phòng TNMT tham mưu UBND Quận phối hợp với Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Quận và các tổ chức đoàn thể trên địa bàn Quận tổ chức nhiều chương trình tuyên truyền bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đến doanh nghiệp, người dân trên địa bàn Quận. Đồng thời vận động, tổ chức nhiều chương trình, chiến dịch hành động bảo vệ môi trường đã tạo hiệu ứng tích cực được cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận hưởng ứng tham gia. Ngoài ra, hàng năm, Quận còn phối hợp với các đơn vị như Chi cục bảo vệ môi trường, Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước Thành Phố tổ chức nhiều lớp tập huấn, tọa đàm tuyên truyền và phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đến doanh nghiệp, cộng đồng dân cư trên địa bàn.

- Thực hiện xác nhận đăng ký Cam kết bảo vệ môi trường và Đề án bảo vệ môi trường, cấp phép khai thác tài nguyên nước. Giai đoạn 2010 -2016, Quận 12 có 308 đơn vị, cơ sở thực hiện cam kết bảo vệ môi trường và 268 đơn vị, cơ sở đăng ký đề án bảo vệ môi trường.

- Quận 12 đã thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường: Từ năm 2010 đến năm 2016, Phòng Tài nguyên và

Môi trường Quận 12 đã phối hợp các đơn vị tổ chức khoảng 1028 lượt kiểm tra. Đặc biệt từ năm 2012 đến nay, Phịng Tài ngun và Mơi trường Quận 12 đã tham mưu UBND Quận tổ chức khoảng 103 lượt kiểm tra đột xuất để giải quyết nghiêm các điểm nóng về ơ nhiễm môi trường trên địa bàn phường Đông Hưng Thuận, Tân Thới Nhất. Qua kiểm tra, đến nay, Phịng Tài ngun và Mơi trường Quận 12 đã tham mưu UBND Quận xử phạt 212 trường hợp với tổng số tiền là 2.770.290.000đ. Đã phúc tra và tham mưu UBND Quận ban hành 43 quyết định cưỡng chế đối với các đơn vị không chấp hành quyết định xử phạt. [nguồn:

Phịng Tài ngun và Mơi trường Quận 12 năm 2016].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 2016 phục vụ định hướng khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất quận 12, thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)