Những thuận lợi, khó khăn, thách thức, cơ hội trong chovay cây cà phê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay cây cà phê với hộ nông dân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 70 - 73)

8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

3.1 Những thuận lợi, khó khăn, thách thức, cơ hội trong chovay cây cà phê

3.1.1. Thuận lợi

3.1.1.1. Về cơ chế chính sách

Cho vay cây cà phê nằm trong định hướng, mục tiêu phát triển của đất nước được nhắc đến nhiều lần trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước, cụ thể:

- Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Khóa X) về nơng nghiệp, nông dân, nông thôn (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2008) đã xác định mục tiêu đến năm 2020: (1) Xây dựng các vùng sản xuất cây công nghiệp, các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu; đồng thời, (2) Khuyến khích phát triển các mối liên kết giữa hộ nơng dân với các doanh nghiệp, hợp tác xã và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (Chính phủ, 2010 d); trong đó, ngân sách thực hiện chương trình từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng thương mại khoảng 30%.

- Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp, nơng thơn của Chính phủ (2010), bên cạnh quy định hộ sản xuất cà phê được vay vốn không cần làm thủ tục thế chấp đến 50 triệu đồng còn xác định nếu hộ sản xuất cà phê mua bảo hiểm nông nghiệp nhằm giảm thiểu rủi ro cho vốn tín dụng thì được ngân hàng giảm lãi suất.

- Quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định đẩy mạnh phát triển ngành cà phê nước ta theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mơ lớn, hiệu quả và bền vững.

Như vậy, cho vay đối với hộ sản xuất cà phê đã được xác định là công tác trọng tâm phát triển kinh tế nông nghiệp khu vực Tây Nguyên, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại cho vay để phát triển cây cà phê bền vững.

3.1.1.1. Về tiềm năng phát triển

Tỷ trọng cho vay bán lẻ tại chi nhánh còn rất hạn chế, do đó, với định hướng xây dựng BIDV Gia Lai thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại địa phương, ban lãnh đạo ngân hàng đã có chủ trương ưu tiên các nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là các lĩnh vực nông nghiệp thế mạnh của tỉnh nhà như cho vay hộ sản xuất, thương mại cà phê. Theo đó, nguồn lực về vốn, cơ sở vật chất và con người đều được chú trọng đầu tư. Cụ thể, từ tháng 8/2016, điểm tiếp nhận hồ sơ tại Đăk Đoa được thành lập và đi vào hoạt động với mục tiêu, kéo gần khoảng cách giữa khách hàng tại hai địa bàn Đăk Đoa và Mang Yang với BIDV Gia Lai tiến tới thành lập phòng giao dịch tại Đăk Đoa. Trọng tâm hoạt động của điểm tiếp nhận hồ sơ là phát triển tín dụng bán lẻ, đặc biệt là cho vay hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn đóng chân. Với 03 cán bộ tín dụng được cử làm việc trực tiếp tại điểm tiếp nhận, trong 05 tháng cuối năm điểm tiếp nhận hồ sơ đã tiếp nhận giải quyết hơn 120 hồ sơ tín dụng và giải ngân thành cơng 80 tỷ đồng dư nợ, trong đó, cho vay hộ sản xuất cà phê tại hai địa bàn Đăk Đoa và Mang Yang chiếm hơn 25% tổng dư nợ. Tổng diện tích trồng cà phê tại tỉnh Gia Lai lên đến 75.854 ha (Cục thống kê Gia Lai, 2015), trong khi tổng diện tích BIDV nhận thế chấp mới đạt khoảng 1.000ha.

Như vậy, có thể thấy, tiềm năng phát triển cho vay cây cà phê trên địa bàn đối với BIDV Gia Lai là rất lớn.

3.1.2. Khó khăn

Mặc dù cơ hội lớn nhưng BIDV vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn khi tiếp cận cho vay đối với các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn.

- Khó khăn về xây dựng thương hiệu: do địa bàn rộng, công tác tiếp cận về thương hiệu của BIDV đối với các hộ nông dân gặp nhiều khó khăn. Mặt khác do ưu thế mạng lưới và thời gian gắn kết với nông dân dài hơn, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (ngân hàng nông nghiệp) vẫn có rất nhiều thuận lợi khi cho vay đối với các hộ nông dân. Đa phần các hộ nông dân khi cần vốn vay sẽ nghĩ đến ngân hàng nông nghiệp. Mạng lưới giao dịch của ngân hàng nông nghiệp trải rộng khắp các địa bàn nông thôn, đầu mối tiếp nhận hồ sơ đặt đến tận xã, thông

tin nhạy bén và ưu thế nắm bắt địa bàn nhiều năm khiến ngân hàng nơng nghiệp gần như có thế mạnh tuyệt đối tron cho vay đối với các địa bàn nơng thơn.

- Khó khăn về nguồn lực vốn và con người: BIDV là ngân hàng có nền tảng là cho vay doanh nghiệp vừa mới được định hướng phát triển bán lẻ thời gian gần đây, do đó, bố trí nguồn lực và con người vẫn đang trong giai đoạn xây dựng. Nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nông nghiệp vẫn nằm chung trong tổng nguồn vốn ưu đãi dành cho sản xuất kinh doanh. Như vậy, có nghĩa là trong các khách hàng có cùng mục đích sản xuất kinh doanh, hộ sản xuất nơng nghiệp vẫn khơng được ưu tiên hơn về vốn tín dụng cũng như lãi suất cho vay. Công tác cho vay vẫn đặt trọng tâm là hiệu quả kinh tế, giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất nên còn rất nhiều đối tượng cho vay mặc dù có cơ chế nhưng khơng được triển khai (ví dụ như cho vay tuần hoàn, cho vay trung hạn tái canh, kiến thiết cây cà phê đối với hộ nông dân...). Mặt khác, về con người, một phòng giao dịch chuẩn của ngân hàng nơng nghiệp được bố trí 20-25 nhân viên quản lý mức dư nợ khoảng 600-1.000 tỷ đồng. Trong khi đó, một phịng giao dịch có quy mô tương tự của BIDV chỉ được bố trí 13-15 nhân sự (Vietinbank và Vietcombank có mức bố trí nhân sự tương tự BIDV). So với cho vay khách hàng doanh nghiệp, cho vay bán lẻ cần nhiều nguồn lực nhân sự hơn rất nhiều, và hiện nay BIDV vẫn đang nỗ lực tăng cường nguồn lực con người để đẩy mạnh phát triển bán lẻ.

3.1.3. Thách thức

Môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nhất là khi, các ngân hàng đều nhận ra phát triển tín dụng bán lẻ là xu thế của thời đại (lợi nhuận cao, rủi ro thấp...) thì sự cạnh tranh để phát triển thị phần giữa các ngân hàng là khơng thể tránh khỏi. Ngồi Ngân hàng nơng nghiệp, nhóm các ngân hàng TMCP nhà nước (các ngân hàng TMCP có vốn góp chủ yếu là Nhà nước) trên địa bàn cũng đang cạnh tranh dữ dội với BIDV. Đối mặt với các đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ là thách thức lớn lao đối với BIDV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay cây cà phê với hộ nông dân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)