Kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm trong chovay phát triển cây cà phê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay cây cà phê với hộ nông dân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 37 - 42)

8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

1.5. Kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm trong chovay phát triển cây cà phê

1.5.1. Một số giải pháp tín dụng đã được áp dụng cho các hộ sản xuất cà phê trên thế giới phê trên thế giới

1.5.1.1. Kinh nghiệm Brazil

Chính sách nơng nghiệp của Brazil bắt đầu trải qua sự chuyển đổi khá lớn vào những năm 1970. Vào thời điểm đó, đây là một mơ hình chính sách nơng nghiệp dựa vào một nền kinh tế được bảo vệ chặt chẽ, phục vụ cho chiến lược thay thế hàng nhập khẩu, nguồn trợ cấp phong phú và dùng giá tối thiểu để đảm bảo thương mại hóa. Nhưng tình trạng mất khả năng trả nợ của nhà nước cộng với sự không ổn định về kinh tế những năm 1980 tại quốc gia này đã dẫn đến sụp đổ chính sách tín dụng nơng thơn vào đầu những năm 1990.

Mơ hình tín dụng thất bại cùng với sự mở cửa kinh tế nhanh chóng và phi kế hoạch đã dẫn đến khủng hoảng trong khu vực nông nghiệp. Hầu hết nông dân Brazil mất khả năng trả nợ tích lũy qua nhiều mùa vụ, đồng thời đối diện với khủng hoảng thiếu vốn (và trợ cấp tín dụng).

Đầu những năm 1990, do tín dụng bị thu hẹp, hợp đồng giao sau (for ard contract) đậu nành đầu tiên đã xuất hiện. Theo đó, những hãng kinh doanh đa quốc gia có điều kiện tiếp cận cơ chế phịng ngừa rủi ro (thơng qua các hợp đồng kỳ hạn (1)) và nguồn tín dụng quốc tế rẻ hơn, bắt đầu đóng vai trị cơ bản trong việc cung cấp nguồn lực cho người sản xuất nhằm đảm bảo nguyên liệu thô cho xuất khẩu và

cho các nhà máy sản xuất của họ. Đây là cơ chế cơ bản vào thời gian đầu của quá trình chuyển đổi, từ hệ thống cung cấp tín dụng độc quyền ở khu vực công sang hệ thống song đôi – cả khu vực công và tư. Khu vực tư nhân Brazil từ chỗ chỉ chiếm 20% tổng nguồn lực cho nông nghiệp trong những năm 1980, đến năm 2005 đã chiếm tới hơn 70% (2).

Sau nhiều thập niên có mức lạm phát cao và nhiều nỗ lực kiểm sốt, Brazil đã thực thi một chương trình ổn định kinh tế với tên gọi Kế hoạch real (đặt theo tên đồng tiền mới real) vào năm 1994 trong thời kỳ nắm quyền của tổng thống Itamar ranco. Gói kinh tế này đã giúp một chu kỳ kinh tế mới bắt đầu với sự tập trung vào nông nghiệp và mang lại kết quả nổi bật trong khu vực này. Tuy nhiên, vẫn cịn thiếu cơ chế chính thức và an tồn hơn, kết quả là Cedula Produto Rural (CPR) ra đời – đây là một loại trái phiếu được người sản xuất (nông dân và hợp tác xã) phát hành dựa vào sản lượng thu hoạch trong tương lai.

Cho đến năm 2010, trong các nguồn tài trợ cho người sản xuất nơng nghiệp thì tín dụng ngân hàng chiếm 30%, nguồn quỹ riêng của họ chiếm 30% và CPR chiếm 40% (3).

Chính phủ Brazil hồi cuối tháng 4/2016 đã thơng qua gói tín dụng trị giá 900 triệu real (tương đương 477,5 triệu USD) cho nông dân vay nhằm tạm trữ cà phê trong vụ tới. Theo Ủy ban Cà phê quốc gia (CNC), gói tín dụng trên được lấy từ quỹ dự phòng của lĩnh vực cà phê có tên uncafe. Nhưng gói tín dụng này vẫn cịn ít hơn so với mức 1,05 tỉ USD của năm 2010. Khoản tiền này dành cho người trồng cà phê vay với lãi suất cực thấp là 6,75%/năm, được CNC triển khai tới nông dân qua sự giám sát của Bộ Tài chính Brazil, Bộ Kế hoạch và Ngân hàng Trung ương. Theo CNC, khoản vay lãi suất thấp sẽ giúp người trồng cà phê tránh việc tung hàng quá nhiều ra thị trường và gây sức ép lên giá.

1.5.1.2. Kinh nghiệm Colombia

Những người trồng cà phê tại Colombia được tổ chức trong Liên đồn nơng dân trồng cà phê Colombia (National Coffee Gro ers ederation of Colombia – ederacafé). ederacafé mua cà phê từ người sản xuất, chế biến cà phê, bán chúng

cho thị trường trong nước và hoạt động như một công ty xuất khẩu (cạnh tranh với cơng ty tư nhân).

Một trong những mục tiêu chính của ederacafé là bảo vệ thu nhập của người nông dân thông qua việc đảm bảo giá cho họ. Việc đảm bảo mức giá trong nước như vậy thông qua quỹ bình ổn, Quỹ cà phê quốc gia (National Coffee und - NC ). Đây là một quỹ công được quản lý bởi ederacafé, hoạt động theo hợp đồng được tái ký kết hàng năm. Quỹ hoạt động ở cấp độ xuất khẩu, bao trùm cả ederacafé và cơng ty xuất khẩu tư nhân.

Nguồn lực tài chính được tích lũy trong suốt thời gian giá thế giới cao được sử dụng để hỗ trợ giá trong nước khi giá thế giới thấp.

Colombia khi chương trình tái canh cây cà phê được thực hiện, Liên đoàn những người trồng cà phê ở nước này đã trực tiếp xây dựng kế hoạch trợ giúp người nơng dân về nguồn vốn và kỹ thuật.

Theo đó, mỗi nơng hộ tái canh 20% diện tích của mình và được Chính phủ chi trả 40% các khoản nợ. Các DN kinh doanh cà phê sẽ phối hợp với người nông dân quản lý rủi ro và xúc tiến việc tiêu dùng cà phê trong nước… Hiện mỗi năm Colombia tái canh khoảng 70.000 ha cà phê. Họ thực hiện kế hoạch này đến hết năm 2020 để đổi mới 300.000 ha cà phê già cỗi.

1.5.2. Bài học kinh nghiệm về cho vay đối với hộ sản xuất cà phê tại Việt Nam Nam

- Tập trung tối đa nguồn vốn ưu tiên đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là đối với sản phẩm cà phê khi sản phẩm cà phê là sản phẩm chủ lực của nền kinh tế.

- Chú trọng xây dựng chính sách phát triển thị trường tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê cho thích hợp với người sản xuất.

- Xây dựng chính sách lãi suất tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê theo hướng mở và tiến tới tự do hoá trong kinh tế thị trường.

1.5.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho BIDV Gia Lai trong công tác cho vay đối với hộ sản xuất cà phê đối với hộ sản xuất cà phê

Qua kinh nghiệm thành công của một số ngân hàng hàng đầu trong công tác cho vay đối với hộ sản xuất cà phê, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho BIDV Gia Lai như sau:

Một là, để công tác cho vay đối với hộ sản xuất cà phê thành công, BIDV Gia

Lai cần nghiên cứu thị trường, xác định được năng lực và mục tiêu phát triển của ngân hàng mình đề xây dựng chiến lược phát triển phù hợp. Chiến lược phát triển tổng thể được xây dựng trên cơ sở mục tiêu của ngân hàng, chiến lược khách hàng, chiến lược phát triển sản phẩm đối với hộ sản xuất cà phê và hệ thống mạng lưới, cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

Hai là, xây dựng chính sách khách hàng đối với đối với các hộ sản xuất cà phê

hiệu quả và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Việc xây dựng chính sách khách hàng có hiệu quả phải dựa trên hệ thống thông tin khách hàng đầy đủ. Đồng thời, đê nâng cao chất lượng phục vụ cần xây dựng phong cách phục vụ chuẩn mực, tốc dộ xử lý yêu cầu của khách hàng nhanh, chú trọng chức năng tư vấn khách hàng.

Ba là, liên tục đổi mới, đa dạng hóa sàn phẩm cho vay đối với hộ sản xuất cà

phê để thu hút khách hàng, trong đó đẩy mạnh phát triển các sản phầm dịch vụ đi kèm nhằm tạo sự khác biệt trong cạnh tranh nhưng phải phù hợp với trình độ của người đi vay.

Bốn là, xây dựng chiến lược Marketing cụ thế, rõ ràng trong hoạt động ngân

hàng nhằm gây dựng, quàng bá hình ảnh và nâng cao thương hiệu cùa ngân hàng. Xây dựng một quy trình tín dụng thích hợp đối với hộ sản xuất cà phê đồng thời đào tạo đội ngũ nhân viên ngân hàng chuyên nghiệp, hiện đại, tạo ấn tượng tốt với khách hàng.

Năm là, định hướng tổ chức lại sản xuất cà phê trên cơ sở kiên kết giữa các hộ

sản xuất để có thể có: cơng nghệ sản xuất đồng bộ, có phân cơng lao động cao, có phương thức quản trị chung hiệu quả, nhất là khâu thu hoạch, chế biến và tiêu thụ

gom về một đầu mối. Qua tổ chức lại sản xuất như vậy ngân hàng sẽ có phương thức cấp tín dụng phù hợp hơn, hiệu quả hơn.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC GĨI TÍN DỤNG CHO CÂY CÀ PHÊ TẠI BIDV CHI NHÁNH GIA LAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay cây cà phê với hộ nông dân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)