Những giải pháp phát triển tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê tại BID

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay cây cà phê với hộ nông dân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 74 - 87)

8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

3.2 Những giải pháp phát triển tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê tại BIDV Gia

3.2.2 Những giải pháp phát triển tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê tại BID

BIDV Gia Lai

Căn cứ trên ma trận SWOT (trang 67-70) luận văn đề xuất một số giải pháp như sau:

3.2.2.1 Giải pháp khắc phục khó khăn

- Về mạng lưới giao dịch:

So với thời gian trước đây, hệ thống NHTM nước ta phát triển mạnh về tăng trưởng doanh số hoạt động và quy mô tổ chức mạng lưới. Tuy nhiên, chỉ mới tập trung phát triển ở những khu vực có mơi trường kinh doanh tiền tệ ngân hàng thuận lợi như khu đô thị, các khu vực dân cư tập trung. Tổ chức mạng lưới các NHTM ở khu vực nông nghiệp, nơng thơn khơng được quan tâm phát triển vì mơi trường hoạt động khó khăn, chi phí cao, lợi nhuận mang lại thấp. Do đó, cần đẩy mạnh thực hiện Đề án quá trình tái cơ cấu hệ thống các TCTD (Chính phủ, 2012), với quan điểm nâng cao vai trị, vị trí chi phối, dẫn dắt thị trường của các NHTM

khích, ưu tiên mở rộng mạng lưới chi nhánh, điểm giao dịch khu vực nông thơn.

Để tăng cường tiếp cận với người dân, ngồi việc thiết lập các điểm tiếp nhận hồ sơ tại các huyện ở xa, BIDV Gia Lai có thể liên hệ đặt các điểm tiếp nhận hồ sơ vay vốn tại các điểm giao dịch của ngân hàng chính sách xã hội được đặt rộng khắp các xã trên toàn tỉnh. Việc liên hệ với ngân hàng chính sách vừa tiết kiệm chi phí cho ngân hàng khi khơng cần thuê trụ sở và trả lương nhận viên giao dịch tồn thời gian, vừa có thể tăng nhanh mức độ tiếp cận khách hàng trên toàn tỉnh.

- Về nguồn lực vốn và con người:

+ Về nguồn vốn cho vay: Cơ sở nền tảng cho việc áp dụng lãi suất thấp đối

với khu vực nông nghiệp, nông thôn là ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định giá trị đồng tiền, nhất là thanh khoản của hệ thống NHTM luôn đảm bảo, không phải chạy đua lãi suất huy động vốn để duy trì thanh khoản. Bởi vì, trong trường hợp phải huy động lãi suất cao để đảm bảo thanh khoản, vốn huy động để cho vay có lãi suất cao, dẫn đến các NHTM sẽ cân đối hiệu quả sử dụng vốn tín dụng, hạn chế cho vay lãi suất thấp, rất khó khăn khi thực hiện chính sách điều hành lãi suất thấp cho nông nghiệp, nông thôn. Mặt khác, khu vực nơng thơn có nhu cầu vốn tín dụng ln ở mức cao, nhưng vốn tích lũy thấp, dẫn đến nguồn vốn huy động tại chỗ rất hạn chế. Để đảm bảo đủ nguồn vốn huy động để cho vay nông nghiệp, nông thôn với lãi suất thấp, BIDV phải điều hịa nguồn vốn huy động từ khu vực đơ thị. Bên cạnh những khó khăn về huy động vốn, thì chi phí hoạt động tín dụng khu vực nơng thơn cao do nhiều món vay nhỏ lẻ, địa bàn hoạt động cho vay rộng lớn, nhất là ở các vùng chuyên canh cà phê. Những vấn đề trên dẫn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng ngân hàng ở khu vực nông thôn không hiệu quả bằng khu vực đô thị. Chỉ khi đời sống kinh tế - xã hội nông nghiệp, nông thôn được nâng cao, kinh doanh thương mại phát triển, tích lũy từ khu vực nơng nghiệp, nơng thơn tăng lên, tín dụng ngân hàng có điều kiện phát triển, các ngân hàng mới có điều kiện kinh doanh hiệu quả tại khu vực nơng nghiệp, nơng thơn. Do đó, để đảm bảo cho chính sách điều hành lãi suất với nguyên tắc lãi suất cho vay khu vực nơng nghiệp, nơng thơn có mức thấp đạt hiệu quả cao, cần thực hiện đồng bộ

những giải pháp chủ yếu sau:

 Tăng cường đầu tư công vào khu vực nông nghiệp, nông thôn. Trước hết, cần phải xác định khu vực nông nghiệp, nông thôn là khu vực cần ưu tiên, nên bên cạnh việc tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ như giao thông, thủy lợi cần quan tâm đầu tư vào lĩnh vực phát triển dịch vụ y tế và phúc lợi xã hội.  Đổi mới chế độ ưu đãi, khuyến khích đầu tư và cơ chế quản lý đầu tư nhằm lôi kéo và thu hút đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn các thành phần kinh tế hoạt động trong các ngành, lĩnh vực có cơng nghệ tiên tiến, hiện đại. Cần quy hoạch các khu công nghiệp ở các vùng nông thôn sản xuất nguyên liệu tập trung như các vùng chuyên canh cà phê.

+ Về nhân sự: hiện tại, đa số lực lượng lao động tại BIDV Gia Lai có trình độ đại học, đủ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cán bộ ngân hàng ở khu vực nông nghiệp, nơng thơn. Do đó, vấn đề nâng cao trình độ năng lực cán bộ ngân hàng cần tập trung vào một số nội dung chủ yếu: (1) Nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ; (2) Nâng cao phẩm chất đạo đức.

Cụ thể những nội dung trên, các giải pháp nâng cao trình độ năng lực của cán bộ BIDV Gia Lai cần thực hiện như sau:

 Nâng cao trình độ chun mơn: Tổ chức tối thiểu 1 lần/năm: (i) Mời chuyên gia tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về nông nghiệp, nông thôn; (ii) Tự tổ chức bồi dưỡng, cập nhập kiến thức về sản xuất cà phê cho cán bộ tín dụng; (iii) Tự tổ chức thi tay nghề về nghiệp vụ ngân hàng và nghiệp vụ tín dụng ngân hàng. Đối với cán bộ mới tuyển dụng, cần tổ chức huấn luyện nghiệp vụ thành thạo, tổ chức kèm cặp trước khi nhận nhiệm vụ chính thức, nhất là cán bộ tín dụng; (iv) Tăng cường áp dụng cơng nghệ hiện đại (sử dụng các chức năng nâng cao của tin học văn phòng trong lúc làm và quản lý hồ sơ để nâng cao hiệu quả, sử dụng các ứng dụng hiện đại để quản lý thông tin và hồ sơ khách hàng….) trong công việc.

 Nâng cao phẩm chất đạo đức, quan hệ giao tiếp: Tổ chức thường xuyên, tối thiểu 1 lần/năm: (i) Mời chuyên gia và tự tổ chức học tập và quán triệt quan điểm cho vay nông nghiệp, nông thôn; (ii) Mời chuyên gia mở lớp bồi dưỡng kỹ

năng giao tiếp và phẩm chất đạo đức ngân hàng.

3.2.2.2. Kiến nghị khắc phục thách thức

Để khắc phục thách thức trong điều kiện cạnh tranh khắc nghiệt, BIDV Gia Lai cần hoàn thiện hơn nữa về quy trình xử lý hồ sơ và nâng cao chất lượng phục vụ, cụ thể:

1/ Hoàn thiện đánh giá nhu cầu vay vốn

Việc đánh giá nhu cầu về vốn tín dụng đối với sản xuất cà phê cần dựa trên các cơ sở: (i) Kết quả điều tra nghiên cứu thực tế về chi phí sản xuất cho cà phê của địa phương; (ii) Khả năng đáp ứng vốn tự có tối đa bằng lao động của hộ sản xuất.

Nhu cầu vốn tín dụng của hộ sản xuất cà phê trên địa bàn Gia Lai như nội dung luận văn thực hiện cần được thực tiễn hóa và cần được bổ sung, cập nhật thường xuyên theo tình hình biến động của thị trường.

Việc xác định nhu cầu vốn vay của khách hàng cần phải được xây dựng thành khung tham chiếu, theo đó, các cán bộ trực tiếp cho vay có căn cứ đánh giá được nhu cầu vay vốn của khách hàng một cách thống nhất trên toàn chi nhánh, đồng thời khung tham chiếu đó, cần được cập nhật đánh giá lại định kỳ, đảm bảo theo kịp những biến động thị trường, gắn sát với thực tế.

2/ Điều chỉnh chính sách cho vay

Giải pháp điều chỉnh mục tiêu chính sách cho vay

Giải pháp để thực hiện mở rộng cho vay hộ sản xuất cà phê của BIDV Gia Lai trong thời gian tới cần thực hiện tập trung vào những nội dung chủ yếu sau đây:

- Tập trung cho vay hộ sản xuất cà phê có diện tích canh tác dưới 2 ha. Hiện lại, số lượng hộ sản xuất cà phê có dưới 2 ha tại địa bàn tỉnh Gia Lai

có số lượng lớn 69.489 hộ, chiếm 92,9% tổng số hộ sản xuất cà phê (Cục

Thống kê Gia Lai, 2015). Cần xác định hộ sản xuất cà phê có diện tích canh

tác dưới 2 ha là khách hàng mục tiêu trong những năm tới.

nông dân và Hội Liên hiệp Phụ nữ trong quá trình thực hiện giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê.

Giải pháp điều chỉnh nội dung chính sách cho vay

Cần áp dụng phương thức cho vay đa dạng để phù hợp với đặc điểm tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê. Quan điểm của việc áp dụng phương thức cho vay phù hợp là luân chuyển dòng tiền của các phương thức cho vay phải phù hợp với nhu cầu vốn sản xuất cà phê của hộ; đồng thời, phải phù hợp với đặc điểm của tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê. Do đó, các phương thức cho vay áp dụng vào hoạt động cho vay hộ sản xuất cà phê cần áp dụng đa dạng như sau:

- Với đối tượng vay vốn mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng cơ bản và trồng mới cà phê: Cần xác định nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất cà phê để phân

thành 2 loại: (i) Nếu mức cho vay nhỏ, có thể giải ngân một lần: Áp dụng phương thức cho vay từng lần và (ii) Nếu mức cho vay lớn, cần thiết phải giải ngân nhiều lần theo tiến độ thực hiện dự án: Áp dụng phương thức cho vay theo dự án đầu tư.

- Với đối tượng vay vốn chăm sóc cà phê: Cần xác định nhu cầu vay vốn

sản xuất cà phê của hộ sản xuất cà phê để phân thành 2 loại: (i) Hộ sản xuất cà phê thiếu vốn tạm thời, có nhu cầu vay vốn ngân hàng để sản xuất cà phê chỉ một mùa vụ: Áp dụng phương thức cho vay từng lần; (ii) Hộ sản xuất cà phê có nhu cầu vay vốn ngân hàng thường xuyên, liên tục hai năm liền kề: Áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng hoặc cho vay tuần hồn, với thời hạn được xác định tối đa 2 năm.

Việc áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng đối với hộ sản xuất

cà phê có nhu cầu vay vốn ngân hàng thường xun có những lợi ích mang lại như

sau:

* Đối với ngân hàng: (i) Đối với hộ sản xuất cà phê vay vốn năm thứ 2 sẽ đơn giản được quy trình cho vay, có thể khái quát như sau: Nếu phương án vay vốn và tài sản đảm bảo nợ khơng thay đổi thì bước 1 và bước 2 không cần phải

thực hiện lại; từ bước 3 trở đi thực hiện đúng theo quy trình cho vay, (xem Sơ đồ

loại hồ sơ thủ tục giấy tờ kèm theo các bước 1 không cần phải lập lại.

* Đối với hộ sản xuất cà phê: (i) Cùng với ngân hàng, hộ sản xuất cà phê

giảm được nhiều thời gian, công sức làm hồ sơ, thủ tục để vay vốn từ lần thứ 2 trở đi, do ngân hàng giản lược các bước trong quy trình cho vay; (ii) Với thu nhập tổng hợp phát sinh trong quá trình vay vốn, hộ sản xuất cà phê có thể trả nợ cho ngân hàng để giảm dư nợ vay, giảm lãi tiền vay; khi cần vốn vay, hộ sản xuất cà phê lập giấy nhận nợ để ngân hàng giải ngân trong hạn mức tín dụng đã ký kết; (iii) Sự ổn định nguồn vốn cung cho sản xuất thông qua phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng giúp cho hộ nơng dân yên tâm trong quá trình sản xuất cà phê.

Áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức, cho vay tuần hoàn, hộ sản xuất cà phê có điều kiện nhận tiền vay và trả nợ vay trong bất kỳ thời điểm nào; do đó, hiệu quả sử dụng vốn sẽ tăng lên, đảm bảo được mục đích sử dụng vốn. Đối với ngân hàng, việc thu nợ gốc sẽ sẽ tăng lên về số lần hạch tốn và khâu tính lãi sẽ thực hiện theo phương pháp tích số dư nợ theo ngày thay đổi, nội dung này làm tăng hoạt động kế tốn của ngân hàng, nhưng nhìn chung, khơng phải là vấn đề lớn.

3/ Tăng cường khả năng tiếp cận và giải ngân

Mở rộng tổ chức mạng lưới.

Cần thực hiện mở rộng mạng lưới đến các vùng nông thôn để tăng cường khả năng tiếp cận ngân hàng của người vay là hộ nơng dân nói chung, hộ sản xuất cà phê nói riêng; đồng thời giữ vững và phát triển mạnh thị phần tín dụng ở thị trường nông thôn.

Việc mở rộng mạng lưới của ngân hàng phải được tính tốn cân nhắc, trên cơ sở đảm bảo được các mục tiêu về mở rộng hoạt động kinh doanh, chiếm lĩnh thị phần, và phải trên cơ sở các dự kiến thành lập các đợn vị hành chính mới của tỉnh và trụ sở phải đặt tại khu tập trung dân cư.

Thiết lập mạng lưới thông tin liên lạc đến tận các làng, xã

Bằng cách thường xuyên giao lưu với các đơn vị tại địa phương. Thơng qua đó, nắm bắt địa bàn và nâng cao hiệu quả triển khai các chương trình tín dụng.

Để nâng cao năng lực quản trị trong sản xuất nông nghiệp luận văn kiến nghị thực hiện các công việc sau:

1/ Nâng cao năng lực của hộ sản xuất cà phê

Các giải pháp để nâng cao năng lực của hộ sản xuất cà phê cần được tổ chức triển khai hiệu quả trên hai phương diện: Trình độ quản lý vốn và khả năng tiếp cận thị trường. Trước hết, cần tổ chức cho hộ sản xuất cà phê được tập huấn, học tập về phương pháp quản lý vốn trong kinh tế hộ. Cần có biện pháp nâng cao nhận

thức và năng lực về hạch toán kinh tế đối với chủ hộ sản xuất cà phê. Các khoản

chi tiêu của kinh tế hộ gia đình nơng dân sản xuất cà phê có vay vốn tín dụng ngân hàng phải được quản lý khoa học, chặt chẽ, nghiêm túc để hạn chế các trường hợp sử dụng sai mục đích sản xuất, gây ra tình trạng thiếu vốn cho sản xuất, ảnh hưởng đến nguồn thu nhập chủ yếu của hộ và cũng là nguồn thu hồi nợ chủ yếu của ngân hàng.

Cần có biện pháp hỗ trợ nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của hộ sản xuất cà phê bằng nguồn thơng tin tun truyền thường xun và chính thống của nhà nước. Cần nâng cao chất lượng kênh thông tin về nông nghiệp, nông thôn trên hệ thống phát thanh, truyền hình của địa phương, các chương trình khuyến nơng định kỳ. Nội dung kênh thơng tin này, ngồi việc cập nhật các thơng tin đặc

thù về tình hình thời tiết, nơng vụ, cịn dành riêng thời lượng thích đáng để phổ biến chính sách nơng nghiệp, nơng thơn, tình hình giá cả thị trường vật tư đầu vào, giá cả nơng sản đầu ra, tình hình sâu bệnh, bảo vệ thực vật và các thông tin khác liên quan đến sản xuất cà phê tại địa phương.

2/ Đẩy mạnh hình thành tổ chức tổ hợp tác đối với sản xuất cà phê

Tham gia tổ hợp tác sẽ tạo điều kiện tốt cho hộ sản xuất cà phê tham gia hình thức tổ chức sản xuất hợp tác xã sản xuất cà phê theo mơ hình sản xuất lớn trong tương lai. Do đó, cần tạo điều kiện và khuyến khích các tổ hợp tác sản xuất cà phê hoạt động hiệu quả, theo đúng ngun tắc bình đẳng, cùng có lợi, giúp đỡ lẫn nhau và bảo đảm lợi ích chung.

trị - xã hội để hình thành Tổ vay vốn; với cơ chế hoạt động của tổ và giám sát của các tổ chức đồn thể, ngân hàng sẽ có cơ hội mở rộng tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro, giảm chi phí cho vay do giảm được một phần nhiệm vụ thẩm định phương án vay vốn, kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay, đôn đốc thu hồi nợ vay ngân hàng.

Đồng thời với việc khuyến khích tăng liên kết trong sản xuất cà phê, tạo điều kiện thuận lợi và quản lý nợ vay chặt chẽ trong hình thức cho vay bán trực tiếp đến hộ sản xuất cà phê thông qua Tổ vay vốn, ngân hàng cần có chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay cây cà phê với hộ nông dân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 74 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)