Tình hình lợi nhuận trước thuế tại BIDV Gia Lai qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay cây cà phê với hộ nông dân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 49)

Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1. Từ huy động vốn 114 123 141 132

2. Thu nhập từ cho vay 125 130 165 225

3. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 42 55 57 46

Tổng cộng 281 308 363 403

Nguồn: Phòng KHTH – BIDV Gia Lai

Tuy kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng trong các năm qua có nhiều biến động, tuy nhiên, kết quả kinh doanh của BIDV đạt được vẫn rất khả quan. Là đơn vị nhiều năm liền hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, năm 2015 BIDV

Gia Lai vinh dự được nhận danh hiệu thi đua đứng thứ 3 toàn hệ thống. Để đạt được kết quả trên, ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên BIDV đã nỗ lực rất lớn.

- Chất lượng tín dụng của NH TMCP ĐT&PT VN – CN Gia Lai Bảng 2.5: Chất lượng tín dụng

Đvt: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm 2014/2013 2015/2014 2016/2015 2013 2014 2015 2016 +/- % +/- % +/- %

Nợ xấu 32 31 13 12.3 -1 -3% -18 -58% -1 -5%

Tỷ lệ nợ

xấu/tổng dư nợ 0.6% 0.5% 0.1% 0.1%

0 -24% 0 -71% 0 -22%

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của BIDV Gia Lai qua các năm

Chất lượng tín dụng tại BIDV Gia Lai được kiểm soát rất tốt và giảm dần qua các năm. Dư nợ đều được trích dự phịng rủi ro đầy đủ theo quy định và xử lý kịp thời đã khiến tỷ lệ nợ xấu tại BIDV Gia Lai ln được kiểm sốt ở mức thấp, đảm bảo an toàn trong hoạt động.

2.2. Thực trạng triển khai các gói tín dụng cho cây cà phê đối với hộ sản xuất cà phê tại BIDV Gia Lai cà phê tại BIDV Gia Lai

2.2.1. Quy mô cho vay hộ sản xuất trong thời gian qua

Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cấu phần dư nợ vốn tập trung chủ yếu là cho vay trung dài hạn các tổ chức kinh tế sang cho vay bán lẻ, dư nợ trong lĩnh vực bán lẻ tại BIDV nói chung và BIDV Gia Lai nói riêng đã có những bước tăng trưởng đáng kể. Mặc dù là tỉnh có nền nơng nghiệp đặc thù chuyên canh cây cà phê, nhưng những năm trước đây, tỷ lệ cho vay bán lẻ trong lĩnh vực trồng, chăm sóc cây cà phê tại chi nhánh vẫn chiếm tỷ trọng rất hạn chế.

Bảng 2.6: Quy mô và tốc độ tăng trưởng cho vay hộ sản xuất cây cà phê của BIDV Gia Lai từ 2013-2016

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm 2014/2013 2015/2014 2016/2015 2013 2014 2015 2016 +/- % +/- % +/- %

1.Dư nợ cho vay trồng chăm sóc cây cà phê

151 138 131 209 -13 -9% -7 -5% 78 60%

+ Cá nhân 18 23 23 56 5 28% 0 0% 33 143%

+Doanh nghiệp 133 115 108 153 -18 -14% -7 -6% 45 42%

+ Ngắn hạn 128 125 112 184 -3 -2% -13 -10% 72 64%

+ Trung hạn 23 13 19 25 -10 -43% 6 46% 6 32%

2.Nợ xấu trong cho vay trồng chăm sóc cà phê

0 0 0 0 0 0% 0 0% 0 0%

3.Tỷ lệ dư nợ cho vay trồng chăm sóc cây cà phê/ Tổng dư nợ vay

3% 2% 1% 2% -1% -28% 0 -33% 0 31%

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của BIDV Gia Lai qua các năm

Xuất phát từ trọng điểm phát triển các năm trước của BIDV Gia Lai không phải tín dụng bán lẻ, thêm vào đó, địa bàn hoạt động nằm chủ yếu trong địa phận thành phố Pleiku nên hoạt động cho vay bán lẻ của BIDV chủ yếu tập trung vào thương mại và dịch vụ, trong đó thương mại cà phê đóng góp tỷ trọng đáng kể.

Bảng 2.7: Quy mơ và tốc độ tăng trưởng cho vay TM cà phê của BIDV Gia Lai từ 2013-2016

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm 2014/2013 2015/2014 2016/2015

2013 2014 2015 2016 +/- % +/- % +/- %

4.Dư nợ cho vay Thương mại cà phê 403 482 500 1,256 79 20% 18 4% 756 151% + Cá nhân 295 402 416 821 107 36% 14 3% 405 97% +Doanh nghiệp 108 80 84 435 -28 -26% 4 5% 351 418% 5.Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay thương mại cà phê

Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm 2014/2013 2015/2014 2016/2015

2013 2014 2015 2016 +/- % +/- % +/- %

6.Tỷ lệ dư nợ cho vay thương mại cà phê/Tổng dư nợ bán lẻ

47.8% 46.2% 38.9% 70.1% 0 -3% 0 -16% 0 80%

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của BIDV Gia Lai qua các năm

Từ số liệu tổng hợp được có thể thấy, BIDV Gia Lai cho vay chủ yếu vẫn là các hộ kinh doanh thương mại cà phê, tỷ trọng cho vay các hộ nông dân, trồng và chăm sóc cây cà phê vẫn cịn rất thấp mặc dù nợ xấu trong loại hình cho vay này là 0%. Khách hàng là các hộ nông dân được lựa chọn cho vay đều thực hiện đúng cam kết trả nợ với ngân hàng và thường chọn phương thức trả lãi trước nên ngân hàng có thể tận dụng nguồn tiền gửi để trả lại này để tăng số dư huy động vốn. Nhận thấy đây là lĩnh vực cho vay với nhiều tiềm năng và rủi ro thấp, định hướng trong thời gian tới của BIDV Gia Lai là đẩy mạnh tín dụng bán lẻ, trọng tâm là cho vay lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đăc biệt là cho vay phát triển cây cà phê. Để phục vụ mục tiêu trên, năm 2016 chi nhánh đã thành lập một điểm tiếp nhận hồ sơ tại huyện Đăk Đoa để phục vụ khách hàng trên 2 huyện Đăk Đoa và Mang Yang (là 2 huyện thuộc khu vực được giao quản lý của BIDV Gia Lai).

Hoạt động cho vay đối với cây cà phê tại BIDV bao gồm cho vay các mảng như: Kiến thiết cơ bản, Chăm sóc cà phê kinh doanh, Tái canh,… Tuy nhiên, đối với hộ kinh doanh chi nhánh vẫn chỉ tiến hành cho vay chăm sóc đối với cà phê đã bước vào kinh doanh ổn định, chi nhánh chưa phát sinh trường hợp cho vay trung hạn đối với cây cà phê cho hộ sản xuất kinh doanh. Các món vay trung hạn tái canh cây cà phê chỉ được cấp cho các doanh nghiệp chuyên canh cây cà phê rồi doanh nghiệp làm trung gian chuyển giao vốn cho các hộ dân nhận giao khoán vườn cây. Như vậy, có thể thấy cho vay đối với hộ sản xuất kinh doanh cà phê là một mảng nghiệp vụ còn khá mới mẻ trong số các nghiệp vụ cho vay mà BIDV Gia Lai đang thực hiện.

Về nợ xấu được xem là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của các NHTM. BIDV Gia Lai có nhóm nợ xấu nằm ở mức dưới 1% và đang giảm dần qua các năm, đến năm 2016 tỷ lệ nợ xấu tại BIDV Gia Lai chỉ còn 0,1%. Qua đó cho thấy việc kiểm sốt nợ xấu cũng là một giải pháp quan trọng để đem lại lợi nhuận và hiệu quả trong cho vay hộ sản xuất cà phê của BIDV Gia Lai. Theo số liệu khảo sát được tiến hành tại chi nhánh, nợ xấu trong lĩnh vực cho vay trồng và chăm sóc cà phê là 0đồng, có thể nói, trong nhiều năm gần đây, cho vay đối với hộ chăm sóc cà phê tại BIDV Gia Lai có tiềm năng mang lại hiệu quả cao cho chi nhánh.

2.2.2. Chính sách cho vay đối với hộ sản xuất cà phê

Ngày 09/5/2013, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Quyết định số 872/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch tái canh, cải tạo giống cà phê trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2013-2015. Trên cơ sở đó, BIDV Gia Lai đã thu xếp nhiều nguồn vốn ưu đãi lãi suất ngắn hạn dành cho các hộ sản xuất cà phê nhằm tăng trưởng dư nợ của khối khách hàng này. Đặc biệt, mặc dù chưa có hỗ trợ của NHNN về nguồn vốn cho vay cà phê, nhưng BIDV Gia Lai đã chủ động triển khai cho vay với lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 1,5% đến 2%/năm so với lãi suất cho vay thơng thường song song với chính sách ưu đãi cho các khách hàng sản xuất kinh doanh khác để đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ bán lẻ. Sang năm 2016, dư nợ bán lẻ năm 2016 tại chi nhánh tăng trưởng 65% so với năm 2015, riêng dư nợ cho vay trồng và chăm sóc cà phê tăng 60% so với năm 2015, trong đó dư nợ cá nhân vay chăm sóc cà phê tăng trưởng 143%, tăng ròng 33 tỷ so với năm 2015. Điểm tiếp nhận hồ sơ đóng tại huyện Đăk Đoa để phục vụ các đối tượng hộ gia đình vay vốn đóng góp hơn 20 tỷ tăng trưởng dư nợ cho vay hộ chăm sóc cà phê trong hơn 5 tháng đi vào hoạt động.

Năm 2016 BIDV tiếp nhận vai trò là ngân hàng đại diện giải ngân vốn vay cho dự án VnSat tại tỉnh Gia Lai, đồng thời cũng triển khai gói cho vay phát triển nơng nghiệp công nghệ cao với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay ưu đãi SXKD thông thường 0,2%/năm. Tuy nhiên, đến hết năm 2016, BIDV vẫn chưa giải ngân được món vay nào đáp ứng đủ điều kiện vay vốn của gói ưu đãi.

Như vậy, có thể thấy, ngun nhân chính dẫn đến dư nợ cho vay các hộ sản xuất cà phê tại BIDV Gia Lai vẫn ở mức thấp là do khả năng tiếp cận khách hàng.

2.2.2.1. Nguyên tắc cho vay

BIDV Gia Lai khi cho hộ sản xuất cà phê vay vốn phải đảm bảo 2 nguyên tắc là sử dụng vốn đúng mục đích và hồn trả nợ đúng kỳ hạn. Khách hàng vay vốn phải cung cấp được chứng từ chứng minh mục đích vay vốn và nguồn trả nợ đảm bảo khi đến hạn thanh toán.

Qua khảo sát 194 hộ sản xuất cà phê tại 4 điểm nghiên cứu, mục đích vay vốn của các hộ sản xuất cà phê được thể hiện qua kết quả sau:

Bảng 2.8: Mục đích vay vốn của các hộ sản xuất cà phê tại BIDV Gia Lai

Mục đích vay

Pleiku Chư Păh Đăk Đoa Mang Yang Bình

quân chung Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 1.Kiến thiết cơ bản 3 9% 4 8% 7 11% 8 18% 11% 2.Chăm sóc cà phê KD 23 66% 33 67% 47 72% 32 71% 69% 3.Tái canh 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% 0% 4.Mục đích khác 9 26% 12 24% 11 17% 5 11% 20% Tổng 35 100% 49 100% 65 100% 45 100% 100%

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, 2017

Mục đích vay vốn của các hộ sản xuất cà phê tại Gia Lai tập trung chủ yếu là chăm sóc cà phê kinh doanh, bình qn chung của cả 4 điểm nghiên cứu là 69%, vì đây là giai đoạn mà vườn cà phê đem lại thu nhập cho các hộ sản xuất cà phê, là điều kiện cần thiết để các hộ có tài sản đảm bảo cho các NHTM.

Ngồi ra, các hộ cịn thực hiện các mục đích khác như là kiến thiết cơ bản, tái canh và các mục đích khác (đầu tư hệ thống sân phơi, hệ thống tưới…). Tuy nhiên đối với kiến thiết cơ bản và tái canh cà phê đòi hỏi thời gian đầu tư dài và vốn chăm sóc lớn do đó đây cũng là khó khăn cho các hộ khơng có vốn nhàn rỗi để đầu tư, vì

vậy các hộ sản xuất cà phê vẫn tự kiến thiết và tái canh dần dần vườn cà phê của mình, vì họ cũng cần phải có thu nhập cho mình. Ngồi ra để đa dạng hố thu nhập, các hộ sản xuất cà phê cũng chuyển đổi sang các cây trồng khác như trồng thêm sầu riêng, bơ, chanh dây…để có thêm thu nhập, lấy ngắn ni dài, và trong những giai đoạn khi giá cà phê giảm sâu, các hộ vẫn có thêm thu nhập để trang trải cho cuộc sống hàng ngày.

2.2.2.2. Điều kiện cho vay

Các hộ sản xuất cà phê vay vốn tại BIDV Gia Lai đều đáp ứng đủ điều kiện cho vay theo quy chế cho vay của các TCTD của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cụ thể:

Điều kiện về mặt pháp luật

Tất cả hộ sản xuất cà phê vay vốn đều đảm bảo điều kiện pháp luật. Hồ sơ vay vốn được lưu đầy đủ tại BIDV Gia Lai. Trong quá trình vay vốn, các hộ sản xuất phải tiếp xúc trực tiếp với CBTD, qua đó các CBTD sẽ đề xuất quyết định cho vay hay không cho vay. Nói chung, về đảm bảo điều kiện cho vay hộ sản xuất cà phê về mặt pháp luật, được triển khai thực hiện tốt ở BIDV Gia Lai.

Điều kiện về mặt tài chính

- Vốn tự có của hộ sản xuất cà phê

Kết quả khảo sát 194 hộ sản xuất cà phê có vay vốn tại BIDV Gia Lai cho thấy vốn tự có của các hộ chiếm 38% so với tổng chi phí sản xuất của hộ. Chủ yếu nằm ở chi phí nhân cơng tự có của hộ. Như vậy, với vốn tự có trên 30%, các hộ sản xuất cà phê đều đảm bảo điều kiện vay vốn ngân hàng.

Bảng 2.9: Vốn tự có của các hộ sản xuất cà phê vay vốn tại BIDV Gia Lai

ĐVT: trđ

Chỉ tiêu Pleiku Chư Păh Đăk Đoa Mang Yang Bình qn

Tổng chi phí sản xuất cà phê 5,605 8,234 18,120 12,156 11,029

Vốn tự có 2,325 2,726 6,912 4,921 4,221

Chỉ tiêu Pleiku Chư Păh Đăk Đoa Mang Yang Bình quân (%)

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, 2017

- Khả năng hoàn trả nợ vay ngân hàng: Qua khảo sát các hộ có vay vốn tại BIDV Gia Lai cho thấy 100% các hộ trả lời đều có phương án vay vốn được thẩm định có hiệu quả, điều đó cho thấy các hộ đều có khả năng trả nợ vay ngân hàng. Trên thực tế, qua khảo sát các cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay hộ sản xuất kinh doanh, các cán bộ thường ưu tiên giải quyết các hồ sơ khách hàng có năng lực tài chính tốt, thể hiện ở việc đa dạng hóa danh mục đầu tư hơn là những hộ chỉ sản xuất thuần cà phê. Khách hàng có trồng trọt, chăn ni khác ngồi thâm canh cà phê sẽ có rủi ro thấp hơn và có nguồn trả nợ khác để thanh toán nợ lãi cũng như nợ gốc cho ngân hàng.

2.2.2.3. Bảo đảm an toàn cho nợ vay

Bảo đảm nợ vay chính là một phương thức quan trọng để phịng ngừa rủi ro cho tổ chức tín dụng. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của hình thức tín dụng mà lựa chọn phương thức đảm bảo nợ vay cho phù hợp. Đối với hình thức cho vay hộ sản xuất cà phê tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì vậy hình thức đảm bảo vốn vay là tài sản đảm bảo sẽ thuận lợi đối với hộ sản xuất cà phê và BIDV Gia Lai. Hầu hết các hộ sản xuất đều có tài sản đảm bảo chính là vườn cây cà phê, đối với BIDV Gia Lai việc thẩm định tài sản của hộ sản xuất là không đồng nhất. BIDV chưa xây dựng được một cơ sở dữ liệu tập trung có tính hệ thống và cập nhật về các thông tin phục vụ định giá như giá trị giao dịch, chất lượng tài sản đảm bảo…Thông tin định giá được cán bộ tín dụng trực tiếp thẩm định và đề xuất, do đó, rủi ro về chất lượng tài sản đảm bảo là khá cao.

Kết quả khảo sát ngẫu nhiên 194 hộ có vay vốn tại BIDV Gia Lai cho thấy số lượng hộ vay vốn có tài sản đảm bảo là 100%. Trong khi dư nợ cho vay trồng, chăm sóc cà phê tại BIDV Gia Lai chỉ có 209 tỷ đồng, thì giá trị tài sản đảm bảo là 376,3 tỷ đồng, tỷ lệ vốn vay/giá trị tài sản đảm bảo là 55%. Qua đó cho thấy, tín dụng cấp

cho hộ sản xuất cà phê được đảm bảo. Kết quả khảo sát các hộ vay vốn tại BIDV cho thấy, hơn 90% cho rằng giá trị tài sản đảm bảo được BIDV đánh giá thấp hơn giá trị thực, trong đó 32,11% cho rằng BIDV Gia Lai định giá thấp hơn giá trị thực nhiều. Có thể thấy, tài sản tuy đảm bảo được khả năng thu hồi nợ của ngân hàng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay cây cà phê với hộ nông dân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)