Đánh giá chung thực trạng tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay cây cà phê với hộ nông dân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 67 - 70)

8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

2.3. Đánh giá chung thực trạng tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê

2.3.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê của BIDV Gia Lai cà phê của BIDV Gia Lai

Mặc dù cho vay hộ sản xuất cà phê mới được xem là trọng tâm phát triển trong 2 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng vẫn còn chậm nhưng cũng đã đạt được các thành tựu như:

- Dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê ngày càng tăng, giúp cho các hộ sản xuất cà phê có nguồn vốn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh kịp thời, đưa các tiến bộ khoa học kĩ thuật tiến bộ vào sản xuất kinh doanh để thu được lợi nhuận cao nhất. Từ đó tạo điều kiện giúp cho ngân hàng thuận lợi thu hồi nợ cả gốc và lãi đúng thời hạn.

- Về hiệu quả cho vay của Chi nhánh, qua số liệu về tình hình cho vay 3 năm qua, có thể thấy được công tác cho vay hộ sản xuất cà phê đã đạt hiệu quả cao, nợ xấu rất thấp. Tỷ lệ tài sản đảm bảo/dư nợ vay cao góp phần tăng cường thiện chí trả nợ của khách hàng.

2.3.2. Hạn chế

Dư nợ cho vay sản xuất cà phê ở BIDV Gia Lai hiện rất hạn chế, chưa tương xứng với nhu cầu vay của khách hàng và khả năng đáp ứng vốn của ngân hàng.

Lãi suất cho vay đối với cây cà phê tại BIDV Gia Lai là khá cạnh tranh, BIDV Gia Lai còn là ngân hàng đại diện giải ngân vốn vay cho dự án tái canh cây cà phê VNSat nhưng doanh số cho vay vẫn thấp. Do đó, có thể nhận thấy nguyên nhân dẫn đến việc doanh số vay không cao là do khả năng tiếp cận vốn.

Mục đích vay vốn của hộ nơng dân chủ yếu là chăm sóc cà phê mà khơng phải là kiến thiết cơ bản hay tái canh cà phê, trong khi tỷ lệ vườn cây già cỗi cần được tái canh thay thế bằng giống mới năng suất hơn rất nhiều.

Tỷ lệ cho vay/tài sản sản đảm bảo thấp (khoảng 55%), hơn 90% khách hàng được khảo sát cho rằng BIDV hiện đang định giá và cho vay thấp hơn giá trị tài sản đảm bảo.

Thời hạn cho vay ngắn và chủ yếu cho vay từng lần do đa phần chỉ cho vay chăm sóc cà phê trong khi chu kỳ sinh trưởng của cây cà phê dài, đầu tư cơ bản lớn.

Quy trình cho vay được khách hàng đánh giá là cịn rườm rà (59,79%), bộ hồ sơ vay vẫn còn nhiều giấy tờ và phải qua nhiều khâu xét duyệt làm gia tăng thời gian giải quyết hồ sơ.

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân còn chưa hồn thiện, diện tích đất canh tác chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng lớn, người dân khó tiếp cận được vốn vay ngân hàng do tài sản không đáp ứng.

2.3.3. Nguyên nhân hạn chế

Địa bàn phân bố của cây cà phê tại Gia Lai rất rộng, hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê cịn hạn chế do cán bộ quản lý khơng xuể địa bàn hiểm trở và xa xôi. Thời gian định giá tài sản cịn dài, diện tích canh tác của các hộ sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún (tỷ lệ các hộ dân sở hữu diện tích canh tác trên 2ha chỉ đạt chiếm khoảng 20% tổng số hộ cho vay) tỷ lệ cho vay chưa cao, làm phát sinh thêm nhiều chi phí cho ngân hàng. Số lượng cán bộ tín dụng cịn hạn chế, mỗi một cán bộ quản lý dư nợ khá cao (khoảng 100-200 tỷ dư nợ bán lẻ/người), trong khi đó đặc thù địa bàn Gia Lai trải dài hàng trăm kilơmét, địa hình khó khăn, hiểm trở, do đó ảnh hưởng lớn đến việc quản lý nợ của các ngân hàng.

Việc quyết định cho vay của các ngân hàng thương mại phải căn cứ trên năng lực và phương án sử dụng vốn của các chủ hộ, do đó nếu cán bộ tín dụng chỉ chú trọng đến tài sản đảm bảo mà không quan tâm đến phương án sử dụng vốn sẽ dễ dẫn đến việc phải xử lý nợ xấu của các ngân hàng trong tương lai. Trên thực tế, năm 2016, BIDV đã xây dựng hồn chỉnh chương trình định hạng khách hàng cá nhân để xác định rủi ro và hỗ trợ cán bộ ra quyết định cho vay và áp dụng mức lãi suất phù hợp, tuy nhiên, công tác triển khai gặp nhiều khó khăn do thời gian nhập liệu lâu, cán bộ nhân viên còn hạn chế trong tiếp cận công nghệ mới dẫn đến việc áp dụng kết quả định hạng khách hàng vẫn chưa mang lại hiện quả như kỳ vọng.

Quy trình thẩm định cho vay cịn nhiều thủ tục hành chính, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng vay. Công tác kiểm tra - kiểm soát hiệu quả chưa cao,

nặng về hình thức, chưa hỗ trợ cho hoạt động tín dụng. Nhiều chính sách chưa được ban hành nhưng không được triển khai thực hiện như: chính sách ưu đãi khách hàng; chính sách cạnh tranh, chính sách lãi suất...

Các chính sách ưu đãi chuyên biệt cho cây cà phê chưa nhiều, nhất là chính sách chuyển đổi những diện tích cà phê già cỗi, sâu bệnh, đất đai không phù hợp, thiếu nguồn nước tưới, kém hiệu quả sang cây trồng khác.

Sự phối hợp giữa 4 nhà: Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông chưa tốt nên hoạt động sản xuất và kinh doanh cà phê chưa đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả; hoạt động tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm còn yếu, hầu hết ở quy mơ cịn nhỏ, vai trị của các doanh nghiệp, hợp tác xã còn yếu; sự hỗ trợ của các cấp, các ngành và các cơ quan chức năng của nhà nước còn nhiều hạn chế...

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY CÂY CÀ PHÊ ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM – CHI NHÁNH GIA LAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay cây cà phê với hộ nông dân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)