Tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay cây cà phê với hộ nông dân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 61 - 67)

8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

2.2. Thực trạng triển khai các gói tín dụng cho cây cà phê đối với hộ sản xuất cà

2.2.3. Tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê

2.2.3.1. Nhu cầu tín dụng

Để đánh giá tình hình tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê tại BIDV Gia Lai, chúng tôi tiến hành khảo sát 320 hộ trồng cà phê có vay vốn và không vay vốn tại BIDV Gia Lai ở 04 điểm: Thành Phố Pleiku, Huyện Huyện Mang Yang, Huyện Đăk Đoa, Huyện Mang Yang tỉnh Gia Lai. Đồng thời qua các buổi làm việc trực tiếp với lãnh đạo cấp xã các địa bàn trọng điểm trồng cà phê cho thấy, nhu cầu vay vốn của người dân là rất lớn, chính quyền mong muốn ngân hàng mở rộng cho vay tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế. Theo ước tính của hai huyện Đăk Đoa và Mang Yang có đến hơn 70% số hộ trồng cà phê ở hai huyện trên có nhu cầu vay vốn ngân hàng, trong đó có đến hơn 40% là chưa tiếp cận được các nguồn vốn vay có lãi suất tốt như vốn vay ngân hàng. Qua đó cho thấy nhu cầu về vốn tín dụng ngân hàng là rất cao trong dân cư.

Đối với các hộ khơng tiếp cận được với vốn tín dụng ngân hàng, họ phải tìm mọi cách để có vốn phục vụ cho sản xuất. Đầu tiên, các hộ này sẽ đi vay họ hàng, bạn bè, hàng xóm, tuy nhiên việc vay các đối tượng này chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng là chủ yếu, bởi vì lượng tiền vay được rất ít nên khơng phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh được. Việc cho vay hồn tồn mang tính tương trợ, giúp đỡ nhau là chính và lãi suất thường bằng 0%, thời hạn vay được thoả thuận giữa 2 bên và thường là khi bên đi vay có thu nhập thì họ sẽ hồn trả, hình thức trả nợ cũng linh hoạt, có thể trả dần hoặc trả toàn bộ khoản tiền vay vào một thời điểm. Nếu hình thức vay trên khơng đáp ứng được nhu cầu vốn, các hộ sẽ đi vay nóng, lãi suất vay nóng cao hơn lãi suất vay ngân hàng từ 2 đến 4 lần.

Đánh giá về nhu cầu vay vốn tín dụng ngân hàng được khảo sát 126 hộ chưa vay vốn tín dụng ngân hàng tại các điểm cho thấy: trong số 126 hộ chưa vay vốn có tới 61,90% hộ có nhu cầu vay vốn tín dụng nhưng vì nhiều lý do nên các hộ này vẫn chưa tiếp cận được với nguồn vốn vay. Số hộ còn lại với tỷ lệ 38,10% là do điều

kiện gia đình khá giả hoặc có các nguồn tiếp cận khác nên khơng có nhu cầu vay vốn tín dụng ngân hàng. Qua số liệu trên cho thấy nhu cầu về vay vốn tín dụng ngân hàng trong thị trường nơng thơn là lớn, do đó thị trường tín dụng Gia Lai được xem là thị trường tiềm năng.

Biểu đồ 2.1. Nhu cầu vay vốn tín dụng của hộ sản xuất cà phê năm 2017

Để thấy rõ hơn lý do vì sao 61,90% số hộ có nhu cầu vay vốn mà hộ lại không nộp hồ sơ vay vốn, tác giả thực hiện thống kê cho thấy, lý do chủ yếu chính là việc tiếp cận với các NHTM còn hạn chế, 23,81%. Qua khảo sát cho thấy có những điểm nghiên cứu chi nhánh BIDV Gia Lai ở quá xa nên người dân khó khăn trong việc tiếp cận với ngân hàng (địa bàn huyện Đăk Đoa và Mang Yang). Các lý do khác cũng khá đa dạng và phong phú, tuy nhiên cần quan tâm tới lý do thủ tục cho vay vẫn còn khá phức tạp, 17,46%. Đây là điều khiến cho việc tiếp cận vốn tín dụng của hộ sản xuất cà phê gặp trở ngại.

Số hộ có nhu cầu vay, 61.9 Số hộ khơng có

Biểu đồ 2.2: Các lý do hộ sản xuất khơng nộp hồ sơ vay vốn

2.2.3.2. Hình thức tiếp cận

Để thấy rõ hơn các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Gia Lai tiếp cận vốn bằng hình thức nào, kết quả nghiên cứu cho thấy hiện nay có 2 hình thức tiếp cận vốn tín dụng là cho vay trực tiếp và cho vay gián tiếp.

Bảng 2.10: Hình thức tiếp cận vốn tín dụng của nhóm hộ khảo sát

Diễn giải

Pleiku Chư Păh Đăk Đoa Mang

Yang Bình quân chung Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Tiếp cận trực tiếp 32 91.43% 46 93.88% 62 95.38% 45 100% 95.17% Tiếp cận gián tiếp 3 8.57% 3 6.12% 3 4.62% 0 0 4.83% -Thông qua doanh nghiệp 3 8.57% 3 6.12% 3 4.62% 0 0 4.83% Tổng 35 100% 49 100% 65 85% 45 100%

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, 2017

Thời gian trả quá ngắn, 11.9 Chi phí vay vốn lớn, 14.29 Khơng tiếp cận đượcc ngân hàng, 23.81 Lãi suất tiền vay

cao, 14.29 Thủ tục phức tạp, 17.46 Thế chấp không tương xứng, 15.08 Lý do khác, 3.17

Qua khảo sát số liệu thực tế cho thấy tại BIDV Gia Lai chủ yếu vẫn là hình thức cho vay trực tiếp đến từng hộ sản xuất cà phê.

Việc cho vay trực tiếp giúp người dân được tiếp cận vốn trực tiếp từ phía BIDV Gia Lai, không thông qua bất kỳ kênh trung gian nào, đồng nghĩa với việc các hộ sản xuất cà phê sẽ khơng phải chịu thêm bất kỳ khoản chi phí nào ngồi lãi suất quy định của BIDV Gia Lai. Hiện nay, có hơn 90% các hộ sản xuất cà phê tiếp cận vốn bằng hình thức này, trên địa bàn Mang Yang tỷ lệ cho vay trực tiếp lên tới 100%, kế đến là Đăk Đoa là 95,38% và cuối cùng là Pleiku 91,43%. Tuy nhiên với hình thức tiếp cận vốn trực tiếp sẽ gây khó khăn cho BIDV Gia Lai, khi đến thời gian cao điểm của mùa vụ sản xuất cà phê đã gây ra tình trạng quá tải, tiến độ giải ngân cho các hộ sản xuất khơng kịp.

Việc hình thành các tổ sản xuất với quy mô lớn, tận dụng được công nghệ và máy móc nếu tiến hành tốt có thể tiết giảm rất nhiều chi phí so với hình thức tiếp cận trực tiếp hiện tại, người sản xuất không bị hạn chế bởi diện tích canh tác nhỏ ngân hàng khó cho vay và ngân hàng tiết kiệm được thời gian xử lý hồ sơ cho từng hộ gia đình. Trên thực tế, tại địa bàn các huyện đã hình thành nhiều nhóm hội nơng dân sử dụng chung với nhau các thiết bị máy móc hiện đại, thường xuyên trao đổi về kỹ thuật canh tác và các kênh tiêu thụ sản phẩm với chất lượng tốt…. nhưng ngân hàng vẫn chưa có hình thức tiếp cận và tài trợ vốn cho các tổ chức này hoạt động. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là tài sản đảm bảo, các hộ gia đình sở hữu tư liệu sản suất riêng, nhất là đất đai sẽ khó có tiếng nói chung trong việc đưa tài sản của mình vào hợp tác xã mà trong đó u cầu thế chấp tài sản để vay vốn sản xuất.

2.2.3.3. Phương thức tiếp cận

Bảng 2.11. Phương thức tiếp cận vốn tín dụng của nhóm hộ khảo sát

Diễn giải

Pleiku Chư Păh Đăk Đoa Mang Yang Bình

quân chung Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Cho vay từng lần 32 91.43% 43 91.49% 51 92.73% 57 100.00% 93.91%

Diễn giải

Pleiku Chư Păh Đăk Đoa Mang Yang Bình

quân chung Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)

Cho vay theo dự án đầu tư

3 8.57% 4 8.51% 4 7.27% 0 0.00% 6.09%

Tổng 35 100% 47 100% 55 100% 57 100% 100%

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2017

Phương thức tiếp cận vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê tại BIDV Gia Lai là cho vay từng lần, với tỷ lệ cao nhất là huyện Mang Yang 100%, các điểm nghiên cứu còn lại cũng đều chiếm trên 90%, qua số liệu trên cho thấy tại BIDV Gia Lai hiện nay khi cho vay thị trường nông nghiệp nông thôn vẫn áp dụng phương thức cho vay từng lần, cho vay theo dự án đầu tư chỉ diễn ra ở hình thức gián tiếp thơng qua các dự án tái canh được cho vay các doanh nghiệp cà phê. Với phương thức cho vay từng lần, với nhiều quy định, thủ tục của ngân hàng sẽ gây khó khăn cho các hộ sản xuất cà phê, vì mỗi lần các hộ sản xuất muốn vay lại lần thứ hai thì đều phải làm lại thủ tục như vay mới ban đầu (trừ thủ tục thế chấp được làm mỗi 05 năm một lần). Trong số 194 hộ có vay vốn tại BIDV Gia Lai thì có nhiều hộ đã vay trên 2 năm, do đó nếu áp dụng phương thức cho vay từng lần thì sẽ có hơn 194 lượt vay vốn của các hộ sản xuất cà phê, do đó sẽ phát sinh thêm chi phí cho BIDV Gia Lai trong việc cho vay.

Việc cho vay theo dự án đầu tư nghĩa là cho vay trung hạn tái canh hoặc trồng mới cây cà phê. Chủ yếu do các doanh nghiệp nhận đầu mối liên lạc làm thủ tục vay vốn với ngân hàng. Doanh nghiệp sẽ vay vốn đầu tư dự án từ ngân hàng, sau đó, phân phối lại nguồn vốn này dưới hình thức vật tư nông nghiệp, cây giống đến các hộ nhận giao khốn. Tuy nhiên, do cơng tác chăm sóc vườn cây cà phê kiến thiết đòi hỏi kỹ thuật thống nhất cao với chi phí lớn, do đó, các doanh nghiệp thường tự làm khâu xây dựng kiến thiết, khi vườn cây đã đi vào thu hoạch ổn định mới bàn giao lại cho các hộ khốn chăm sóc.

Việc tiếp cận vốn tín dụng gắn liền với việc sử dụng vốn tín dụng của các hộ sản xuất, vì nếu việc tiếp cận vốn thuận lợi thì sẽ tăng hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay, và ngược lại nếu sử dụng vốn vay tốt thì trả nợ sẽ tốt và việc vay vốn lần sau sẽ thuận lợi hơn. Trong khảo sát cho thấy phần lớn các hộ sản xuất cà phê đều có nhu cầu vay hơn 2 lần.

Phương thức tiếp cận vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê của BIDV Gia Lai là cho vay từng lần. Các điểm nghiên cứu đều chiếm trên 90%, đây là phương thức phổ biến của BIDV Gia Lai khi cho vay thị trường nông nghiệp nông thôn. Với số lượng hộ vay vốn khảo sát là 194 hộ, nhưng có tới 494 lượt làm thủ tục vay vốn trong vòng 3 năm. Thời gian giản ngân một hồ sơ vay lại là 02 ngày làm việc (bao gồm cả thời gian trả nợ và giải ngân lại), mỗi hồ sơ giải ngân cần thời gian làm việc khoảng 2,5 giờ đồng hồ phối hợp của tất cả các bộ phận (thống kê của BIDV chi

nhánh Gia Lai) tương đương 31,25% thời gian lao động 1 ngày của một nhân viên

ngân hàng. Nếu tiết giảm được thời gian này, mỗi năm ngân hàng sẽ tiết kiệm được chi phí tiền lương đáng kể.

Bảng 2.12. Số lượt vay vốn của các hộ sản xuất cà phê của BIDV Gia Lai năm 2016

Chỉ tiêu Số lượng hộ (hộ) Số lượt vay trong vòng 3 năm gần đầy (lượt)

1. Hộ vay từ năm 2015 35 42

2.Hộ vay từ năm 2014 89 194

3. Hộ vay từ năm 2013 70 258

Tổng cộng 194 494

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay cây cà phê với hộ nông dân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)