Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay cây cà phê với hộ nông dân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 30 - 34)

8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà

dân tộc thiểu số yên tâm làm ăn, tạo thêm việc làm cho các nông hộ, hạn chế di dân tự do.

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê cà phê

1.2.4.1. Nhóm nhân tố về đặc điểm của hộ sản xuất cà phê

Hiện nay, có nhiều nghiên cứu định tính và định lượng về tín dụng tín dụng ngân hàng đối với hộ nông dân Việt Nam và đã chỉ ra các nhóm nhân tố tác động đến tín dụng ngân hàng của hộ nơng dân. Các nghiên cứu chỉ ra các nhân tố thuộc về đặc điểm của nông hộ ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng vốn bao gồm: lao động, diện tích đất, trình độ học vấn của chủ hộ, các nhân tố khác thuộc đặc điểm của nơng hộ có ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng là tín dụng thương mại, tuổi của chủ hộ, hình thức tín dụng khác cũng được nhiều tác giả đề cập đến.

Theo Roslan and Mohd Zaini (2009) thì trong trường hợp năng lực của khách hàng yếu kém (khơng dự đốn được những biến động của nhu cầu thị trường; biến động giá, chính sách pháp luật, vốn, quản lý tài chính, năng lực quản trị, phương án sử dụng vốn, không hiểu biết nhiều trong việc sản xuất và phân phối sản phẩm,) …thì năng suất, chất lượng, hiệu quả trong kinh doanh không đạt như mong muốn, dẫn đến thua lỗ, trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng, chất lượng tín dụng của ngân hàng bị ảnh hưởng. Ngược lại năng lực của khách hàng càng cao thì khả năng cạnh tranh trên thị trường càng lớn, vốn vay càng được sử dụng có hiệu quả. Năng lực của khách hàng là nhân tố quyết định đến việc khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả hay khơng.

Bên cạnh đó các yếu tố về kinh nghiệm, đạo đức của người đi vay, kinh nghiệm của hộ sản xuất cà phê cũng như diện tích canh tác có ảnh hưởng khơng nhỏ đến tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê. Kinh nghiệm hạn chế, diện tích đất manh mún dẫn đến chi phí cho vay cao, chí phí sản xuất cao, việc chăm sóc cây

trồng khơng đồng đều, việc tiêu thụ sản phẩm dễ bị ép giá làm giảm khả năng trả nợ vay của khách hàng, qua đó làm giảm chất lượng tín dụng.

1.2.4.2. Nhóm nhân tố về đặc điểm của NHTM

Hoạt động cung ứng vốn tín dụng là hoạt động thường xuyên của các NHTM và khi hộ sản xuất tiếp cận với nguồn tín dụng ngân hàng sẽ có nhiều thuận lợi, về lãi suất, về phương thức vay vốn, về thời hạn trả nợ. Bên cạnh đó nguồn gốc vốn tín dụng an tồn và hợp pháp. Vì vậy nếu số lượng và quy mô các NHTM lớn sẽ là điều kiện thuận lợi để người dân có thể tiếp cận với nguồn vốn tín dụng. Ngồi ra, khi số lượng các NHTM tăng lên thì chất lượng dịch vụ cho khách hàng sẽ tốt hơn, người sản xuất sẽ được hưởng lợi nhiều hơn. Qua đó hoạt động sản xuất sẽ đạt hiệu quả hơn.

Các nhân tố thuộc về các tổ chức tín dụng ảnh hưởng đến tiếp cận và sử dụng vốn đã được nhiều nghiên cứu nhắc đến, bao gồm thời hạn cho vay, lãi suất, thủ tục cho vay, quy mô và cơ sở vật chất của các tổ chức tín dụng, thuộc tính của các TCTD, bên cạnh đó thủ tục vay vốn đơn giản hay phức tạp đều ảnh hưởng đến việc các nơng hộ có tiếp cận được vốn hay không?.

Hoạt động cho vay của mỗi NHTM đều căn cứ, tuân thủ và xuất phát từ chính sách tín dụng của Ngân hàng. Chính sách tín dụng có thể coi như một cương lĩnh tài trợ của một NHTM, bao gồm các quan điểm, chủ trương, định hướng, quy định chỉ đạo hoạt động tín dụng và đầu tư của NHTM. Chính sách tín dụng tạo sự thống nhất chung trong hoạt động cho vay, tạo đường hướng, chỉ dẫn cho cán bộ tín dụng. Để có thể đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả, kiểm soát rủi ro, phát triển bền vững hoạt động tín dụng, nhất thiết phải xây dựng một chính sách tín dụng nhất quán và hợp lý, thích ứng với môi trường kinh doanh, phù hợp với đặc điểm của NHTM, phát huy được các thế mạnh, khắc phục và hạn chế được các điểm yếu nhằm mục tiêu an tồn và sinh lợi.

Chính sách tín dụng là một trong những chính sách trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng và cũng là yếu tố đầu tiên có liên quan đến hoạt động vay vốn của khách hàng vay vốn. Chính sách tín dụng được hiểu là tổng thể các quy định

của ngân hàng nhằm đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo, liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng. Chính sách tín dụng bao gồm: hạn mức tín dụng, kỳ hạn của các khoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ phí, các loại cho vay được thực hiện. Các điều khoản của chính sách tín dụng được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như các điều kiện kinh tế, chính sách tiền tệ và tài chính của NHNN, khả năng về vốn của ngân hàng và nhu cầu tín dụng của khách hàng (Nguyễn Văn Tiến, 2014). Trong nhiều trường hợp, bất cứ một động thái nào của phía ngân hàng cũng có thể ảnh hưởng tới các khoản vay của hộ sản xuất cà phê. Chẳng hạn, khi ngân hàng nâng mức lãi suất cho vay lên quá cao, khách hàng sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ và dễ dẫn tới việc chậm trễ hoặc không trả nợ (Denzin & Lincoln, 2005).

1.2.4.3. Nhóm nhân tố về chính sách của Chính phủ

Các yếu tố vĩ mô tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình vay và trả nợ của hộ sản xuất cà phê nhưng cũng có những ảnh hưởng nhất định khơng thể bỏ qua. Các chính sách và chủ trương của các cấp chính quyền hồn tồn có thể thay đổi chính sách tín dụng của ngân hàng; đồng thời các chính sách ấy cũng có thể kích thích tiêu dùng/đầu tư sản xuất ở các cá nhân, gián tiếp thúc đẩy nhu cầu vay tiền từ ngân hàng. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế có thể khiến cho các cá nhân gặp khó khăn trong việc ổn định và gia tăng thu nhập, phát triển hoạt động SXKD và giảm khả năng trả nợ cho ngân hàng (Ozdemir and Boran, 2004).

Theo Roslan and Mohd Zaini (2009), các yếu tố khách quan thường liên quan đến môi trường kinh tế vĩ mô, pháp lý hay thể chế của đất nước: Theo đó thì mơi trường pháp lý chưa đầy đủ chặt chẽ, các quy định còn thiếu và chưa đồng bộ; các thay đổi trong các chính sách kinh tế vĩ mơ của Chính phủ, trong tiến trình hội nhập quốc tế; các biến động bất thường về tỷ giá hối đối, lãi suất,…ngồi tầm kiểm soát của ngân hàng; hệ thống thông tin về khách hàng do các cơ quan khác cung cấp khơng chính xác, trung thực... đều có khả năng gia tăng rủi ro cho vay đối với hộ sản xuất cà phê.

Các chính sách kinh tế là những tác động ở tầm vĩ mô đối với hoạt động nơng nghiệp, nơng thơn. Nếu có chính sách tín dụng đúng đắn, sẽ hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển và ngược lại nó sẽ là vật kìm hãm đối với sản xuất. Chính sách của Chính phủ ảnh hưởng trực tiếp đến ngành cà phê bao gồm: Chính sách hỗ trợ lãi suất, chính sách trợ giá, chính sách tỷ giá hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất cà phê, chính sách hạn mức tín dụng, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch…Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, việc ban hành các chính sách phù hợp giúp nâng cao năng lực sản xuất và năng lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của sản phẩm cà phê, tạo nền tảng nâng cao lợi thế cạnh tranh.

Vì vậy đối với sản xuất cà phê của các hộ sản xuất cần có những chính sách tín dụng cho phù hợp để phát huy tiềm năng, lợi thế của khu vực đặc biệt là cây cà phê, góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất nơng nghiệp, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn của khu vực Tây Nguyên.

1.2.4.4. Nhóm các nhân tố khác

Điều kiện tự nhiên

Những biến động bất khả kháng xảy ra trong môi trường tự nhiên như thiên tai (hạn hán, lũ lụt, động đất…), hoả hoạn làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, đặc biệt là đối với hộ sản xuất cà phê .Vì vậy khi mơi trường tự nhiên khơng thuận lợi thì hộ sản xuất sẽ gặp khó khăn từ đó làm giảm chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại

Gia Lai là tỉnh có điều kiện tự nhiên thích hợp với trồng cà phê vối. Sự dồi dào, chất lượng, khả năng tiếp cận và chi phí khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên đất đai, nước và khí hậu có tác động đáng kể đến hiệu quả (năng suất, giá thành, lợi nhuận) và chất lượng sản phẩm cà phê nhân. So với các loại cây trồng khác, cà phê địi hỏi điều kiện mơi trường khá khắt khe. Trồng cà phê ở các vùng sinh thái thích hợp mới đạt chất lượng và hiệu quả cao. Do đó việc tiếp cận vốn và sử dụng vốn sẽ thuận lợi hơn ở những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất cà phê. Ở

đó, các NHTM sẽ hoạt động hiệu quả hơn so với những vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.

Thị trường tiêu thụ

Nếu thị trường xuất khẩu và thị trường tiêu thụ nội địa tốt, sẽ có tác động lớn đến đầu ra của sản xuất cà phê, đó chính là việc sử dụng các yếu tố đầu vào có hiệu quả. Vì vậy thị trường xuất khẩu ra nước ngồi và thị trường tiêu thụ trong nước có ý nghĩa sống cịn với người sản xuất cà phê, do đó việc đẩy mạnh xuất khẩu cà phê ra thị trường nước ngoài và tăng sản lượng tiêu thụ trong nước để nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo lợi thế phát triển cà phê ổn định, và giảm thiểu rủi ro cho ngành cà phê, qua đó giúp việc sử dụng các yếu tố đầu vào trong có có vốn tín dụng sẽ hiệu quả hơn.

Các yếu tố như thiên tai, dịch bệnh, sự thay đổi trong chính sách kinh tế, lạm phát, lãi suất, gia tăng trong giá nguyên vật liệu đầu vào có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của hộ sản xuất cà phê dẫn đến khó khăn về tài chính và mất ảnh hưởng đến tín dụng đối với các hộ sản xuất cà phê.

1.4. Chỉ tiêu đánh sự phát triển của hoạt động tín dụng đối với các hộ sản xuất cà phê tại BIDV Gia Lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay cây cà phê với hộ nông dân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)