Đánh giá thành phần dinh dưỡng thức ăn

Một phần của tài liệu goc_GT modun 02 - Xac dinh nguyen lieu sx thuc an (Trang 59 - 61)

Bài 4 Đánh giá thành phần dinh dưỡng của nguyênliệu

4. Đánh giá thành phần dinh dưỡng thức ăn

- Các loại thức ăn giầu năng lượng - Các loại thức ăn giầu đạm

- Các loại thức ăn khoáng

4.2. Đánh giá thành phần dinh dưỡng của thức ăn

a. Khái niệm về giá trị dinh dưỡng thức ăn

Giá trị dinh dưỡng của thức ăn được thể hiện ở các chỉ tiêu sau:

- Lượng thức ăn thu nhận: một loại thức ăn được con vật ăn vào nhiều hay ít phụ thuộc vào phẩm chất của thức ăn đó (xem xét trong trường hợp con vật

khoẻ mạnh, có trạng thái sinh lý bình thường). Lượng thức ăn thu nhận thường

đựơc xác định theo lượng chất khô (CK) mà con vật ăn vào tính cho 1kg thể

trọng. Với thức ăn thơ giàu xơ, nghèo nitơ (rơm, thân cây ngô sau khi thu bắp...) lượng thức ăn thu nhận tính theo CKg/kg thể trọng của cừu chỉ khoảng 33-35,

còn thức ăn thơ ít xơ, giầu nitơ (như cỏ họ đậu) thì lượng thức ăn thu nhận có thể cao tới 60 - 93.

- Giá trị năng lượng của thức ăn: giá trị năng lượng của thức ăn thường được xác định theo dạng năng lượng có thể lợi dụng được (năng lượng tiêu hố),

nó phụ thuộc vào hàm lượng các chất hữu cơ chứa trong thức ăn và tỷ lệ tiêu hố thức ăn. Thức ăn có giá trị năng lượng tiêu hố lớn là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao.

b. Các phương pháp đánh giá giá trị dinh dưỡng thức ăn

- Đo lượng thức ăn thu nhận: Người ta thường đo lượng thức ăn thu nhận của động vật ăn cỏ đối với thức ăn thô xanh, do phẩm chất của các loại thức ăn

thô xanh rất khác nhau.

Phương pháp đơn giản nhất là cho con vật ăn thức ăn định thí nghiệm, sau một thời gian nhất định (khoảng 1-2 giờ), cân lượng thức ăn thừa.

Lượng thức ăn tiêu thụ = Lượng thức ăn cho ăn - l-ợng thức ăn thừa.

Trên cơ sở hàm lượng chất khô của thức ăn và khối lượng con vật, xác định được lượng chất khơ con vật đã tiêu thụ tính cho 1kg thể trọng.

- Phân tích hố học thức ăn: Đây là một phương pháp quan trọng để đánh giá giá trị dinh dưỡng thức ăn. Công cụ phân tích hố học càng tinh vi và hiện

đại thì càng có nhiều chất dinh dưỡng trong thức ăn đựơc phát hiện. Việc sử

dụng có hiệu quả các vitamin, nguyên tố vi lượng cho động vật ni chính là nhờ những tiến bộ trong phân tích hố học.

Dưới đây xin giới thiệu phương pháp phân tích định lượng một số chất

+ Xác định chất khô: Sấy mẫu thức ăn trong tủ sấy ở nhiệt độ 105oC cho đến khi khối lượng mẫu thức ăn không đổi (thường sấy 4- 8 giờ tuỳ thuộc vào độ ẩm của thức ăn).

+ Xác định tro hay khống tồn phần: Đốt mẫu trong lò nung ở nhiệt độ

600oC trong thời gian 2 giờ, cân xác định khối lượng tro cịn lại.

+ Xác định protein thơ: Phương pháp cổ điển nhất là phương pháp

Kjeldahl. Trong phương pháp này người ta chưng mẫu thức ăn bằng axit

sunphuric đậm đặc để chuyển tất cả N của mẫu thành (NH4)2SO4. Tiếp theo là giải phóng NH3 khỏi muối sunphat amonium (dùng NaOH), rồi định lượng N

của NH3.

Protein thô của mẫu = N x 6,25

+ Xác định chất béo thơ (cịn gọi là chiết chất ether): Dùng ether ethylic

để hoà tan tất cả các chất tan trong ether của mẫu thức ăn, rồi làm ether bay hơi.

Cân khối lượng phần cịn lại, đó là chất béo thô.

+ Xác định xơ thô: Phương pháp kinh điển là phương pháp Weende (một

phịng phân tích của Đức). Nguyên tắc của phương pháp là đem mẫu hoà tan

bằng axit H2SO4 lỗng rồi sau đó hồ tan tiếp bằng KOH loãng, cuối cùng đem sấy mẫu rồi đốt cháy, chất cháy chính là xơ thơ.

Ngày nay có phương pháp xác định xơ mới, đó là phương pháp của Van

Soest (Mỹ). ở phương pháp này trước hết người ta sử lý mẫu bằng một dung

dịch chứa một hỗn hợp hoá chất được gọi thuốc tẩy trung tính (Neutral

Detergent Fiber , viết tắt là NDF), sau đó lại sử lý mẫu bằng thuốc tẩy axit (Acid Detergent Fiber, viết tắt ADF), cuối cùng sử lý mẫu bằng axit H2SO4 72%, chất còn lại sau khi sử lý axit sunphuric chính là lignin.

- Thí nghiệm tiêu hoá:

Khái niệm về tỷ lệ tiêu hoá: Tỷ lệ tiêu hoá là tỷ lệ phần trăm của chất dinh dưỡng

tiêu hoá hấp thu được so với chất dinh dưỡng ăn vào. Công thức: %Tỷ lệ tiêu hoá = (a-b/a)100

a: chất dinh dưỡng ăn vào .

b: chất dinh dưỡng thải ra ở phân.

Như vậy để xác định tỷ lệ tiêu hoá của thức ăn người ta cần xác định

lượng chất dinh dưỡng ăn vào và lượng chất dinh dưỡng thải ra ở phân hàng

ngày. Các chất dinh dưỡng của thức ăn được xác định tỷ lệ tiêu hoá là chất khô, chất hữu cơ, protein thô, xơ thô, dẫn xuất không nitơ (NFE), đôi khi người ta xác định tỷ lệ tiêu hố của cả chất khống.

Để có được số đo chính xác cần phải làm nhiều ngày trên những con vật

khỏe mạnh, đại diện cho cả nhóm (ví dụ 7 ngày đối với lợn, 5 ngày đối với gia cầm...).

Tỷ lệ tiêu hoá cao hay thấp phản ánh giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Một loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng quý, nhưng nếu con vật khơng lợi dụng được thì khơng có giá trị dinh dưỡng. Ví dụ bột lơng vũ có tới trên 80% protein

nhưng hồn tồn khơng tiêu hố được trừ khi nó được sử lý bằng kiềm hay axit. Có nhiều phương pháp đo tỷ lệ tiêu hoá thức ăn như phương pháp làm trên con vật (phương pháp in vivo), kỹ thuật túi nylon dạ cỏ, phương pháp dạ cỏ nhân tạo...

- Thí nghiệm ni dưỡng: Đây là một thí nghiệm quan trọng trong việc đánh giá giá trị dinh dưỡng thức ăn.

Trong thí nghiệm này cần lựa chọn một số lượng động vật ni nhất định, có cùng tuổi,cùng khối lượng, cùng một giống, rồi chia thành các nhóm khác nhau. Động vật trong các nhóm được ăn những khẩu phần giống nhau và những

điều kiện chăm sóc như nhau, trừ có yếu tố thí nghiệm (tức là thức ăn định thí

nghiệm) là khác nhau. Người ta đánh giá giá trị dinh dưỡng thức ăn theo thành tích sản xuất của con vật như tốc độ tăng trọng, hiệu quả sử dụng thức ăn (kg

thức ăn/kg tăng trọng) và tình trạng sức khoẻ.

Kết hợp với thí nghiệm ni dưỡng có thể tiến hành mổ giết động vật để

đánh giá sự thay đổi về tỷ lệ thành phần thịt nạc hoặc mỡ. Thí nghiệm kiểu này

gọi là thí nghiệm ni dưỡng kết hợp giết mổ.

Ví dụ: Để đánh giá giá trị dinh dưỡng của một loại khơ dầu bơng, ngồi

việc phân tích định lượng các thành phần dinh dưỡng, chất kháng dinh dưỡng, thí nghiệm cân bằng N, cần làm thí nghiệm ni dưỡng trên bị thịt. Có thể bố trí hai nhóm bị cùng giống, cùng tuổi, cùng khối lượng, cùng ăn một lượng cỏ xanh như nhau, nhưng thức ăn hốn hợp tinh thì khác nhau.

Một phần của tài liệu goc_GT modun 02 - Xac dinh nguyen lieu sx thuc an (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)