III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
2. Khó khăn Thách thức
- Tuy cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực song nền kinh tế vẫn nằm trong thời kỳ tiền cơng nghiệp hố và xuất phát điểm thấp, công nghiệp chế biến chưa nhiều, trình độcơng nghệ ứng dụng cịn thấp; chưa hình thành được các doanh nghiệp đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương; hoạt động thương mại, dịch vụ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển chưa mạnh; hệ thống chợ nông thôn, cửa hàng thương mại các xã vùng cao hoạt động kém hiệu quả.
- Nguồn nhân lực của tỉnh Kon Tum mặc dù đã được chú trọng tạo điều kiện phát triển nhưng vẫn còn chậm phát triển, đặc biệt là lực lượnglao độngcó chun mơn sâu. Lao động trong các ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ chủ yếu chuyển dịch từ ngành nông nghiệp sang, phần lớn chưa được đào tạo, bồi dưỡng nên các kỹ năng, kỹ thuật lao động còn hạn chế… lao động trong ngành nơng nghiệp có kỹ năng thấp, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất còn hạn chế, phương pháp sản xuất còn lạc hậu. Chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm, do chưa tạo được nhiều ngành nghề mới ở nông thôn và chuyển dịch trong nội bộ từng nhóm ngành cơng nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ còn chậm.
- Một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số có nhận thức chưa chuyển biến mạnh, cịn chịu ảnh hưởng nhiều bởi phong tục, tập quán nên chưa có tác phong cơng nghiệp trong lao động, chậm tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất; tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, phá rừng làm nương rẫy... vẫn còn diễn ra và đang là một trong các thách thức đối với các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kon Tum.
24
PHẦN THỨ HAI
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀ SẢN PHẨM CỦA TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2011 - 2016
I. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN VÀ SẢN PHẨM CHỦ LỰC CỦA TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2011-2016