.Lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Một phần của tài liệu DỰ THẢO LẦN 1 ĐIỀU CHỈNH ĐỀ ÁN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN VÀ SẢN PHẨM CHỦ LỰC CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2025 (Trang 46 - 47)

Trong lĩnh vực trồng trọt:

Đã lai tạo được các giống lúa địa phương bằng phương pháp lai hữu tính, chọn lọc theo phương pháp phả hệ, gia hệ. Hàng năm, cung cấp cho thị trường 350-400 tấn lúa giống nguyên chủng. Ngoài ra, tỉnh Kon Tum cũng đã hợp tác với Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh triển khai một số Đề tài khoa học công nghệ trong lĩnh vực này, cụ thể như: Dự án sản xuất giống hoa Lily; dự án cà phê lên men (giả chồn) và cà phê hòa tan; dự án nghiên cứu khả thi và thiết kế nhà máy chế biến Sâm Ngọc Linh; nghiên cứu quy trình cơng nghệ sản xuất các sản phẩm Sâm Ngọc Linh quy mô nhỏ; dự án nghiên cứu dược liệu; dự án nghiên cứu xây dựng thương hiệu sản phẩm mũi nhọn của tỉnh.

Trong lĩnh vực chăn nuôi

Tỉnh đã có chủ trương thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư dây chuyền công nghệ vào trong chăn nuôi đại gia súc. Công ty cổ phần Dược liệu và Thực phẩm Măng Đen đang triển khai dự án Quản lý bảo vệ rừng, kinh doanh du lịch và nhân giống, trồng, phát triển cây dược liệu kết hợp chăn nuôi dê sữa theo công nghệ của Úc tại huyện Kon Plong với quy mô 1.350 ha; Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum đang triển khai dự án quản lý bảo tồn rừng, kết hợp chăn nuôi gia súc, động vật rừng dưới tán rừng trên địa bàn huyện Ia H’Drai với quy mô khoảng 900 ha.

42

Tồn tỉnh có 06 cơ sở giết mổ tập trung nhưng quy mơ cịn nhỏ, công nghệ thủ cơng là chính, cơ sở vật chất nghèo nàn, chưa đảm bảo vệ sinh môi trường, sản phẩm chưa thực sự đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trong lĩnh vực lâm nghiệp

Hiện ngành lâm nghiệp của tỉnh chuyển từ khai thác rừng tự nhiên sang trồng rừng phòng hộ và rừng kinh tế gắn với chế biến gỗ. Một số ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng rừng đang được triển khai thực hiện như: bón lót bằng phân vi sinh, bón thúc bằng phân hữu cơ. Ứng dụng công nghệ trong việc tạo cây giống phục vụ trồng rừng như nuôi cấy mô, giâm hom.

Một phần của tài liệu DỰ THẢO LẦN 1 ĐIỀU CHỈNH ĐỀ ÁN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN VÀ SẢN PHẨM CHỦ LỰC CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2025 (Trang 46 - 47)