III. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
2. Phương hướng phát triển các sản phẩm chủ lực
2.1. Sắn và các sản phẩm chế biến từ sắn
Trong thời gian tới, ngành trồng sắn và các sản phẩm chế biến từ sắn của Kon Tum sẽ tập trung cải thiện 2 yếu tố sau: (1) nâng cao năng suất, (2) phát triển các hình thức chế biến, nhằm tạo thêm giá trị thông qua chế biến trước khi xuất khẩu.
a. Cây sắn
Diện tích trồng sắn tính đến thời điểm năm 2016 đã vượt gấn 2,1 lần so với diện tích dự kiến quy hoạch vào năm 2020, việc phát triển nhanh của cây sắn mặc dù là để đáp ứng nhu cầu chế biến không ngừng gia tăng trên địa bàn tỉnh những cũng có những tác động nhất định đối với công tác quản lý và mơi trường. Do đó, trong giai đoạn 2017 - 2020, ngồi phần diện tích trồng sắn canh tác theo dự kiến quy hoạch nơng nghiệp và phần diện tích chuyển đổi canh tác trên diện tích ruộng lúa thiếu nước, tăng cường giám sát việc canh tác trên phần diện tích đất trồng sắn phát sinh ngoài dự kiến, tiến hành đo đạc và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2025 với phần diện tích được canh tác ổn định, có định hướng và vận động chuyển đổi đối với phần diện tích canh tác cịn lại.
Việc nâng cao hiệu quả sản xuất một mặt thông qua cơ giới hóa (cho nhiều cơng đoạn như: cuốc vùi, xới phay, chuẩn bị hom sắn, băm thân lá sắn và đào nhổ củ sắn). Trong đó, ưu tiên hình thành vùng cánh đồng lớn sản xuất nhằm tạo điều kiện áp dụng cơ giới hóa trên địa bàn 5 huyện, thành phố Kon Tum, Đăk Tô, Ngọc Hồi, Kon Rẫy, Sa Thầy với tổng diện tích trên 3.660ha; một mặt tăng cường cho người nông dân tiếp cận được đầy đủ các thông tin về các tiến bộ kỹ thuật, giống mới, giá cả thị trường, quy trình chuẩn về trồng và sơ chế sắn lát.Đây là cơ sở để canh tác sắn bền vững, tạo tiền đề cho việc phát triển bền vững cho nhà máy chế biến tinh bột sắn của tỉnh.Để giảm các tác động ảnh hưởng chất lượng đất do thời gian canh tác lâu dài, các đơn vị chức năng của tỉnh cần tăng cường vận động khuyến khích nơng dân cải thiện kỹ thuật canh tác, gồm:
75
- Sử dụng phân bón tốt hơn, nhất là phân bón NPK bất cứ khi nào có thể - Cải tiến kỹ thuật luân canh theo bốn mùa, ví dụ từ sắn sắn sắn lạc (có thể là khoai lang vào mùa thu ở khu vực ít bị lũ), hoặc thậm chí sắnsắn
sắn ngơ, mặc dù ngơ cũng có tác động riêng đối với đất. b. Ngành công nghiệp chế biến
- Không phát triển thêm cơ sở chế biến tinh bột sắn trong giai đoạn 2017 - 2025; phát triển thêm từ 01- 02 cơ sở chế biến cồn Ethanol ở huyện Sa Thầy hoặc huyện Ia H’Drai (có vùng ngun liệu quy mơ lớn);
- Khuyến khích phát triển các dự án đầu tư tinh chế sâu sản phẩm từ sắn, trên cơ sở vùng nguyên liệu, ưu tiên thu hút đầu tư từ 01 - 02 cơ sở sản xuất sản phẩm tinh bột biến tính tại địa bàn các huyện Đăk Hà, Ia H’Drai trong giai đoạn 2017 - 2020 để nâng giá trị gia tăng sản phẩm chế biến từ sắn và góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương; xem xét hiệu quả thị trường để có cơ chế khuyến khích một bộ phận cơ sở chế biến tinh bột sắn với dây chuyền công nghệ cũ đầu tư nâng cấp dây chuyền và chuyển đổi cơ cấu sản phẩm bột biến tính trong giai đoạn 2021 - 2025.