III. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
2. Phương hướng phát triển các sản phẩm chủ lực
2.8. Du lịch sinh thái Măng Đen
Với những nội dung của phương hướng phát triển du lịch Kon Tum như đã xác định, thì có thể thấy Măng Đen là trung tâm của việc ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch cho địa phương. Các hoạt động đầu tư hạ tầng, xúc tiến quảng bá tập trung vào việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho du lịch địa phương, du lịch vùng với các hạt nhân đó là thương hiệu khu du lịch quốc gia Măng Đen. Để đảm bảo phát triển có tính chun nghiệp, tính bền vững, cần thực hiện các nhiệm vụ sau trong sự thống nhất, hài hịa, có tính tương hỗ:
- Tiếp tục rà soát quỹ đất, thu hút các dự án đầu tư mới vào lĩnh vực du lịch, chủ động tạo kênh liên hệ trực tiếp giữa UBND huyện Kon Plông với các Sở, ngành của tỉnh để tạo điều kiện, tháo gỡ khó khăn đẩy nhanh tiến độ cho các nhà đầu tư; báo cáo giám sát chất lượng hạ tầng dịch vụ du lịch (bãi đỗ xe, khuôn viên, cây xanh, cảnh quan, chiếu sáng, biển báo dẫn đường, bảng báo giá cả và các cảnh báo cần thiết…), vệ sinh mơi trường theo các phương tiện truyền thơng thích hợp hoặc page quản lý trên mạng xã hội.
- Rà soát quy hoạch hợp lý các điểm bán sản phẩm lưu niệm, đặc sản địa phương, khuyến khích các cơ sở giới thiệu các sản phẩm đặc trưng về văn hóa địa phương, vùng Tây Nguyên.
- Thu hút các dự án phát triển du lịch cộng đồng, giới thiệu văn hóa du lịch tại chỗ liên kết với các doanh nghiệp để khai thác kinh doanh dịch vụ lưu trú homestay.
-Xây dựng kế hoạch quảng bá, cung cấp dịch vụ du lịch trực tuyến và tương tác trực tiếp với du khách trên các trang mạng xã hội, hệ thống hội chợ, ngày hội du lịch trong nước và quốc tế, hướng vào các thị trường mục tiêu Miền Trung - Tây Nguyên; Hà Nội và các đô thị lân cận; các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan).