Giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng cũng như tỷ trọng đóng góp của ngành khai thác gỗ và lâm sản khác trong phân ngành lâm nghiệp đều giảm trong giai đoạn 2011-2016. Giá trị sản xuất của ngành khai thác gỗ và lâm sản khác năm 2016 chỉ đạt 80.210 triệu đồng, giảm 11.176 triệu đồng và 12,2% so với năm 2011. Tỷ trọng đóng góp trong cơ cấu ngành lâm nghiệp giai đoạn này cũng giảm từ 71,5% xuống còn 65,5%.
Bảng 11: Sản lượng gỗ và lâm sản ngoài gỗ
ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Gỗ m3 26.674,5 38.509 20.810 16.518 22.434 24.441 - Gỗ rừng tự nhiên m 320.545,7 19.958 11.064 12.986 6.366 10.301 - Gỗ rừng trồng m 36.128,8 18.551 9.746 3.532 16.068 14.140 Củi Ste 278.266 306.457 251.586 238.900 260.995 256.622 Tre 1.000 cây 243,2 240 238 159 142 129 Nứa 1.000 cây 332,5 0 0 142 146 137 Song mây Tấn 74,9 68 57 39 41 45 Măng tươi Tấn 1.673,1 1.650 1.389 1.429 1.439 1.394
Nguồn: Niên giám thống kê Kon Tum các năm 2015, 2016
- Rừng tự nhiên: Do khai thác rừng hàng năm dẫn đến chất lượng rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Kon Tum giảm mạnh. Năm 2011 sản lượng gỗ khai thác
43
tận thu rừng tự nhiên đạt 20.545,7 m3. Đến năm 2016, sản lượng sụt giảm mạnh 10.244 m3chỉ còn 10.301m3.
- Rừng trồng: Tỉnh Kon Tum đã làm tốt công tác trồng rừng thay thế, góp phần đáng kể trong việc phủ xanh đồi núi trọc, tăng độ che phủ của rừng trên địa bàn. Nhờ đó sản lượng gỗ khai thác rừng trồng tăng dần qua các năm, mức tăng trưởng bình quân là 18,2%/năm. Năm 2016, độ che phủ rừng của tỉnh Kon Tum đạt 62,3%, cao nhất tại khu vực Tây Nguyên.
- Ngoài khai thác gỗ rừng tự nhiên và rừng trồng, cịn có khai thác củi trung bình mỗi năm trên 260.000 Ster; khai thác song mây mỗi năm hơn 54 tấn; khai thác tre, nứa mỗi năm gần 160 nghìn cây và thu nhặt một số lâm sản khác như: măng tươi, lá dong, nhựa thông,…