Sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Một phần của tài liệu DỰ THẢO LẦN 1 ĐIỀU CHỈNH ĐỀ ÁN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN VÀ SẢN PHẨM CHỦ LỰC CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2025 (Trang 80 - 81)

III. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

2. Phương hướng phát triển các sản phẩm chủ lực

2.2. Sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

a. Hoạt động canh tác

Tronggiai đoạn 2017 - 2020, rà soát quỹ đất, quy hoạch xây dựng 5 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại địa bàn các huyện Đăk Hà (500 ha), Kon Plông (3.000 ha), Ia H’Drai (2.000 ha), Tu Mơ Rông (500 ha), thành phố Kon Tum (1.000 ha). Sản phẩm chủ yếu là các loại rau, củ quả, hoa xứ lạnh, cà phê chất lượng cao (chủ yếu trên địa bàn huyện Kon Plơng); sữa dê, bị thịt (các dự án chăn nuôi tập trung ứng dụng công nghệ cao trên huyện Kon Plông và IaH’drai). Sau năm 2020 mở rộng quy mô cung ứng các sảm phẩm rau hoa quả, ứng dụng công nghệ cao, cà phê tại các huyện Đăk Hà, Kon Plông cũng như các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo nhu cầu của thị trường.

Hình thành Trung tâm nghiên cứu phát triển nơng nghiệp công nghệ cao tại huyện Kon Plông để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã về kỹ thuật, giải pháp công nghệ. Tùy điều kiện và vị trí thích hợp trên địa bàn tỉnh, xây dựng 01 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với quy mô tối thiểu từ 100 - 150ha trong giai đoạn 2017 - 2020, nhằm củng cố các hoạt động nghiên cứu thực nghiệm, đào tạo nhân lực bậc cao, ứng dụng chủ yếu cho các sản phẩm rau, củ, quả, hoa xứ lạnh. Xem xét yếu tố hiệu quả và nhu cầu triển khai các dự án thử nghiệm,

76

trình diễn ứng dụng công nghệ sản xuất để điều chỉnh mở rộng đến 300 ha trong giai đoạn 2021 - 2025.

b. Hoạt động chế biến.

Trong giai đoạn 2017- 2020, định hướng phát triển và thu hút đầu tư khoảng 02 - 03 cơ sở chế biến sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2025 thu hút các doanh nghiệp đầu tư liên kết đầu tư ứng dụng công nghệ cao, liên kết với các hộ nông dân tương ứng với mỗi vùng mỗi sản phẩm để đảm bảo sự ổn định trong sản xuất và nguyên liệu đầu vào cho hoạt động thu mua, chế biến.

Một phần của tài liệu DỰ THẢO LẦN 1 ĐIỀU CHỈNH ĐỀ ÁN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN VÀ SẢN PHẨM CHỦ LỰC CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2025 (Trang 80 - 81)