Ngành nông – lâm nghiệpvà công nghiệp chế biến

Một phần của tài liệu DỰ THẢO LẦN 1 ĐIỀU CHỈNH ĐỀ ÁN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN VÀ SẢN PHẨM CHỦ LỰC CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2025 (Trang 73 - 75)

III. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Phương hướng phát triển các ngành, cụm ngành kinh tế mũi nhọn

1.1. Ngành nông – lâm nghiệpvà công nghiệp chế biến

Triển khai thực hiện thành công tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững với các nội dung chủ yếu: Đẩy mạnh tích tụ ruộng đất, phát triển nhanh các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn; đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại trong bảo quản, chế biến sau thu hoạch; phát triển mạnh hoạt động chế biến, để giúp nhóm ngành nơng nghiệp tạo thêm giá trị gia tăng. Theo đó:

- Rà sốt, hồn thiện quy hoạch vùng nguyên liệu, quy hoạch mạng lưới chế biến của từng ngành theo hướng tập trung phát triển những ngành hàng có năng lực cạnh tranh và giá trị gia tăng cao. Trong giai đoạn 2017 - 2020 cơ bản định hình quy mơ phát triển các sản phẩm chủ lực ngành nông - lâm nghiệp (mở

69

rộng diện tích cây cao su, rau, hoa xứ lạnh, sâm Ngọc Linh, cây dược liệu rừng nguyên liệu gỗ theo quy hoạch; ổn định diện tích và tập trung chuyển hướng thâm canh, triển khai đối chiếu các mơ hình ứng dụng tăng năng suất đối với cây sắn, cà phê, hoàn thiện hạ tầng các vùng chăn nuôi tập trung, hạn chế thành lập mới các cơ sở sơ chế, sản xuất sản phẩm nguyên liệu thô như cơ sở chế biến tinh bột sắn, mủ cao su khô). Sau năm 2020, tập trung phát triển các ngành theo chiều sâu, thâm canh tăng năng suất, chú trọng thu hút, định hướng nguồn nguyên liệu cho các dự án chế biến tinh.

- Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ cho các nghiên cứu nông nghiệp, đặc biệt là các đề tài nghiên cứu liên quan đến các sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao như: cà phê xứ lạnh, cây dược liệu hoặc các sản phẩm có lợi thế nhờ quy mơ như cao su, sắn, gỗ rừng trồng sản xuất.Tài trợ thử nghiệm các giống mới để tìm ra các loại sản phẩm chi phí thấp hơn, năng suất cao hơn hoặc ít gây tác động môi trường hơn (nhất là cây sắn và cây cao su).

Đẩy mạnh ổn định và phát triển nông thôn, Tỉnh sẽ không thể chuyển đổi nền nông nghiệp thành công nếu như người dân khu vực nông thôn không được hưởng ở mức độ cơ bản các dịch vụ y tế, giáo dục đào tạo, và chất lượng cuộc sống tốt nhằm phát triển nguồn nhân lực nông thôn và đảm bảo chuyển đổi thành công sang giai đoạn kinh tế mới, đồng thời hỗ trợ đẩy thúc đẩy cơng nghiệp và dịch vụ trong q trình chuyển dịch cơ cấu lao động.

- Xây dựng và hồn thiện cơ chế, chính sách để gắn kết các nhà máy, cơ sở chế biến với vùng nguyên liệu thông qua hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; tổ chức không gian giao lưu cho các cơ sở chế biến liên kết cung ứng nguyên liệu công nghiệp (cao su, sắn lát, dược liệu) cho các trung tâm cơng nghiệp cơ khí chế tạo, hóa dược phẩm, thu hút các đối tác mở cơ sở cung cấp thành phẩm đã qua tinh chế tạo sự liên kết chặt chẽ trong tồn chuỗi sản xuất.

70

Hình 10: Phương hướng phát triển cụm nông – lâm nghiệp trong giai đoạn 2017 – 2020, định hướng năm 2025

Một yếu tố nữa cần được đẩy mạnh là tiếp cận nguồn vốn. Công tác này gồm 2 hoạt động chính (a) Cải thiện khả năng tiếp cận các khoản vay và nguồn vốn (nếu có) cho các nơng hộ nhỏ, đặc biệt là để đầu tư cải thiện phương thức sản xuất, ứng dụng đồng bộ giống, bảo hiểm mùa màng và (b) Thu hút đầu tư cho các cơ sở chế biến trọng điểm.

Một phần của tài liệu DỰ THẢO LẦN 1 ĐIỀU CHỈNH ĐỀ ÁN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN VÀ SẢN PHẨM CHỦ LỰC CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2025 (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)