Gỗ và các sản phẩm từ gỗ

Một phần của tài liệu DỰ THẢO LẦN 1 ĐIỀU CHỈNH ĐỀ ÁN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN VÀ SẢN PHẨM CHỦ LỰC CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2025 (Trang 84 - 86)

III. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

2. Phương hướng phát triển các sản phẩm chủ lực

2.6. Gỗ và các sản phẩm từ gỗ

80

Điều quan trọng trong phát triển lâm nghiệp tỉnh Kon Tum là tỉnh phải duy trì được tỷ lệ che phủ rừng trong suốt thời kỳ cơng nghiệp hóa nhằm bảo vệ môi trường và duy trì khả năng chống chịu. Hoạt động trồng rừng sản xuất đang dần được phát triển sẽ tiếp tục cung cấp nguyên vật liệu cho 1 số ngành công nghiệp của tỉnh: gỗ xây dựng, sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Quyết định số 46/2017/QĐ-UBND ngày 19/9/2017 về phê duyệt Đề án phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Kon Tum với các nội dung chính:

- Rà sốt, bổ sung, hồn thiện theo thẩm quyền hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp, cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, khắc phục sự chồng chéo, bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả, khả thi; thực hiện các chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng. Gắn mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng với hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống, việc làm, an sinh xã hội cho người dân, đồng bào dân tộc miền núi, biên giới, nhất là cho người dân làm nghề rừng. Đẩy mạnh xã hội hóa, có cơ chế, khuyến khích, tạo thuận lợi cho người dân và các thành phần kinh tế cùng tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Theo đó, khốn bảo vệ rừng 218.000 ha cho hộ gia đình và cộng đồng dân cư thôn (làng): khoanh nuôi phục hồi 4.200 ha rừng; cho thuê tối thiểu 10.000 ha rừng tự nhiên để bảo vệ và phát triển rừng, sản xuất lâm nghiệp, kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉdưỡng, du lịch sinh thái - môi trường theo quy định của pháp luật.Liên kết trồng rừng theo nhóm hộ hiện đang được xem như là một giải pháp hữu hiệu trong việc tổ chức quản lý sản xuất lâm nghiệp hiện nay.

- Đẩy nhanh tiến độ đo đạc, phân định, đánh mốc ranh giới các loại rừng trên bản đồ và thực địa; giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật; hoàn thành việc giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho tổ chức, cá nhân hộ gia đình và cộng đồng vào năm 2018; giải quyết đất sản xuất cho người dân để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng phá rừng làm nương rẫy.

- Huy động tối đa các nguồn lực tài chính và lồng ghép các nguồn vốn, chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên cùng địa bàn để thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Phát huy tối đa hiệu quả nguồn tiền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Tạo điều kiện và cải thiện môi trường đầu tư đảm bảo có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào các hoạt động lâm nghiệp; sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tài trợ nước

81

ngoài (vốn ODA, ADB và vay ưu đãi và hỗ trợ quốc tế...) trong việc bảo vệ và phát triển rừng;

- Đẩy mạnh công tác trồng, chăm sóc, khoanh ni và phục hồi rừng phòng hộ, đặc dụng.Triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án, chương trình trồng rừng, nhất là trồng rừng thay thế và trồng rừng nguyên liệu. Trong giai đoạn 2017 - 2020 tiến hànhtrồng mới 8.400 ha rừng tập trung, 50.000 cây phân tán; khoanh nuôi trồng bổ sung 1.000 ha rừng phịng hộ, đặc dụng; ni dưỡng làm giàu rừng 200 ha, xây dựng vườn thực vật rừng đặc dụng 46 ha. Sau năm 2020, tùy theo tình hình thực tế và nguồn lực phát triển của đơn vị quản lý, bố trí kế hoạch trồng rừng trung hạn 2021 - 2025 cho phù hợp.

- Xây dựng thêm tối thiểu 01 phương án quản lý rừng bền vững (FSC) tại huyện Kon Plông; thực hiện việc định giá rừng trồng để giao vốn cho 05 Công ty TNHH MTV lâm nghiệp sản xuất, kinh doanh và khai thác sử dụng hiệu quả bền vững rừng trồng theo theo tiêu chuẩn Việt Nam (VFCC).

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư quản lý, bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 09/2017/NQ-HĐND ngày 21/7/2017.

b.Chế biến gỗ

Trên địa bàn tỉnh sẽ chủ yếu là xây dựng các cơ sở chế biến quy mô nhỏ phục vụ nhu cầu dân dụngtập trung trong các cụm công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệpvà chế biến quy mơ lớn với hàng hóa phức tạp ở thành phố Kon Tum và những nơi khác. Để hỗ trợ các hoạt động chế biến này, tỉnh sẽ đầu tư nâng cấp đường xá để vận chuyển gỗ từ rừng trồng tới nơi chế biến. Bên cạnh đó, tiến hành thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp chế biến gỗ rừng trồng với công nghệ hiện đại tại Khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y nhằm tạo ra các mặt hàng đa dạng, chất lượng cao, có thương hiệu, đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.Sản lượng gỗ chế biến trong giai đoạn 2017 - 2020 khoảng 240.000 m3 gỗ các loại phục vụ nhu cầu xây dựng và nguyên liệuvà tinh chế xuất khẩu.Giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến đưa vào chế biến khoảng 350.000 m3.

Một phần của tài liệu DỰ THẢO LẦN 1 ĐIỀU CHỈNH ĐỀ ÁN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN VÀ SẢN PHẨM CHỦ LỰC CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2025 (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)