Ngành du lịch và các dịch vụ liên quan

Một phần của tài liệu DỰ THẢO LẦN 1 ĐIỀU CHỈNH ĐỀ ÁN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN VÀ SẢN PHẨM CHỦ LỰC CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2025 (Trang 75 - 77)

III. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Phương hướng phát triển các ngành, cụm ngành kinh tế mũi nhọn

1.2. Ngành du lịch và các dịch vụ liên quan

Phát triển có trọng tâm, trọng điểm, phát huy hơn nữa đặc trưng của hệ sinh thái núi cao và bản sắc văn hóa dân tộc đặc trưng bản địa để hình thành rõ nét các sản phẩm du lịch đặc trưng; lấy khu du lịch quốc gia Măng Đen là trọng tâm và sản phẩm ưu tiên phát triển, thực hiện có hiệu quả Kế hoạch về phát triển khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen gắn với phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;chú trọng cải thiện chất lượng dịch vụ du lịch và các điều kiện phát triển sản phẩm du lịch; Đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch. Theo đó:

- Trong giai đoạn 2017 - 2020, ưu tiên trước mắt vẫn là xây dựng các sản phẩm du lịch. Trong đó tập trung huy động các nguồn lực nhằm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là cơ sở hạ tầng đến các điểm du lịch lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đặc biệt là khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Măng Đen, thực hiện đồng bộ các giải pháp tại Quyết định số 1607/QĐ-UBND ngày 28/12/2016 của UBND tỉnh Kon Tum "Đề án phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2020"; nâng cấp hệ thống giao thơng của tỉnh, trong đó chú trọng hệ thống giao

71

thông nối trung tâm Măng Đen với các khu vực của tỉnh và miền Trung - Tây Nguyên; gắn kết với loại hình du lịch sinh thái, phát huy và đầu tư các loại hình du lịch đặc trung riêng biệt của Tây Nguyên, Kon Tum như: chèo thuyền độc mộc, câu cá thư giãn trên dịng sơng Đăk Bla; du lịch leo núi tại đỉnh Ngọc Linh; thăm quan làng văn hóa du lịch Kon Kơ Tu, tượng nhà mồ dân tộc Ja Rai…giới thiệu cho dòng khách du lịch quốc tế, cũng như thị trường duyên hải Nam Trung Bộ, Hà Nội và các đơ thị phía Bắc thơng qua các chiến dịch xúc tiến thị trường, sự kiện tại thị trường gửi khách như Đà Nẵng, Quảng Nam, ấn phẩm gửi đến các câu lạc bộ, hội, đoàn thể cao tuổi.

- Sau năm 2020, chú trọng hơn công tác tổ chức truyền thông nội bộ, liên kết truyền thông, phát huy lợi thế ngã ba Đơng Dương, vị trí tiếp nối miền Trung - Tây Nguyên để xúc tiến quảng bá đến các doanh nghiệp lữ hành, thì trường gửi khách; nghiên cứu xây dựng sân bay taxi Măng Đen vào thời điểm thích hợp. Trên cơ sở đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng của khu du lịch Măng Đen vàthành phố Kon Tum, lấy đây là điểm trung tâm nghỉ dưỡng,phát triển đa dạng hình thức tham quan các tour, tuyến điểm du lịch văn hóa, lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật kết nối như ngục Kon Tum, nhà thờ Gỗ Kon Tum, tòa giám mục Kon Tum; chiến trường xưa Đăk Tô - Tân Cảnh;vườn quốc gia ChưMomRay, rừng đặc dụng Đăk Uy, các di sản văn hóa thế giới như Khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; các di chỉ khảo cổ học giá trị tầm cỡ khu vực như di chỉ khảo cổ học Lung Leng…xen kẻ với các sản phẩm du lịch giải trí đã hình thành trong giai đoạn trước 2020 nhằm tạo ra một chuỗi sản phẩm du lịch liên hồn mang tính đặc trưng riêng của tỉnh, giảm tối đa thời gian di chuyển trong một chuyến hành trình. Nâng cấp chuỗi phân phối, tổ chức phối hợp quản lý chặt chẽ về chất lượng, đưa các sản phẩm đặc sản như: gỏi lá, cá Niên, cá sông ủ chua, rượu đót Đăk Rơ Nga, rượu sâm dây, lá sâm Ngọc Linh, rượu sim… phát triển thành các sản phẩm lưu niệm với mẫu mã độc đáo,kết hợp nghệ thuật tạo hình và nét kiến trúc mang sắc thái độc đáo riêng của khu vực Tây Nguyên hình thành các sản phẩm quảng bá hình ảnh du lịch và văn hóa Kon Tum.

-Rà sốt, điều chỉnh và xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho các ngành, xây dựng chương trình nâng cao nhận thức và đào tạo ngắn hạn cho các đối tượng tham gia chuỗi giá trị du lịch; tổ chức các hình thức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho đối tượng lao động trong các cơ sở dịch vụ du lịch;

Đẩy mạnh liên kết hợp tác với các địa phương, các doanh nghiêp du lịch, lữ hành trong và ngoài nước, đặc biệt là các địa phương, doanh nghiệp khu vực

72

miền Trung - Tây Nguyên (Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam- Quảng Ngãi) để kích phát tiềm năng du lịch rừng - biển.Bên cạnh đó, liên kết hợp tác để đào tạo lao động, trao đổi kinh nghiệm, cách thức tổ chức quản lý, quảng bá du lịch...

- Đẩy mạnh các biện pháp quản lý liên ngành đối với các cơ sở ăn uống, cơ sở mua sắm du lịch, hỗ trợ các địa phương phát triển thương hiệu các sản vật địa phương, hàng thủ cơng mỹ nghệ, hàng hóa lưu niệm phục vụ du lịch.

Một phần của tài liệu DỰ THẢO LẦN 1 ĐIỀU CHỈNH ĐỀ ÁN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN VÀ SẢN PHẨM CHỦ LỰC CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2025 (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)