III. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
2. Phương hướng phát triển các sản phẩm chủ lực
2.5. Sâm Ngọc Linh, các sản phẩm chế biến từ Sâm Ngọc Linh và các loạ
loại dược liệu
a. Tổ chức canh tác
Phát triển vùng dược liệu tỉnh Kon Tum thành vùng dược liệu trọng điểm của quốc gia, trọng điểm là tại ba huyện Tu Mơ Rông, Đăk Glei và Kon Plông; gắn kết bảo tồn, khai thác bền vững nguồn dược liệu tự nhiên với phát triển mở rộng vùng nguyên liệu dược liệu tập trung đáp ứng nguyên liệu sơ chế, chế biến sâu các sản phẩm từ dược liệu nhằm nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm.
- Trước mắt trong giai đoạn 2017 - 2020, hình thành vùng trồng tập trung 2.200 ha (bao gồm các 10 loại dược liệu chính: gấc, gừng, đảng sâm, nghệ, sa nhân tím, sả, sâm Ngọc linh, trinh nữ hoàng cung, ý dĩ, đinh lăng, ngũ vị tử, đương quy, lan kim tuyến, ba kích tím, nấm dược liệu).Trong đó, ưu tiên bố trí diện tích rừng và đất lâm nghiệp để tập trung phát triển mạnh vùng trồng dược liệu tập trung quy mô lớn theo hướng giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất để phát triển dược liệu. Riêng Sâm Ngọc Linh, đến năm 2025 phát triển vùng trồng 9.343,6 ha theo quy hoạch tại Quyết định số 269/QĐ-UBND ngày 14/4/2017 của UBND tỉnh Kon Tum, hàng năm khai thác 800 ha và đưa sâm Ngọc Linh trở thành cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế của tỉnh.
- Hạn chế việc thu gom tự phát bán cho thương lái, khuyến khích canh tác có tổ chức bằng cách: (a) Đơn giải hóa quy trìnhđăng ký canh tác với nông dân trồng cây dược liệu; (b) Nghiên cứu, khuyến nghị các loại cây nên ưu tiên; (c)
79
Cung cấp miễn phí nguyên vật liệu canh tác cho nơng dân, khắc phục khó khăn lớn nhất của nông dân khi bắt đầu canh tác có tổ chức; (d) Gửi trực tiếp các mẫu thử dược liệu đến các công ty thương mại, công ty dược y tế ở các trung tâm đô thị lớn (e) Triển khai chương trình tập huấn cho nông dân với sự tham gia của các cơ quan quản lý ngành nông nghiệp, giúp chia sẻ kiến thức, kỹ năng và tăng cường ý thức về tiềm năng dược liệu và tương lai phát triển; (f) Cung cấp các gói tài chính quy mơ nhỏ.
- Thực hiện quản lý, giám sát chặt chẽ các dự án đầu tư trồng và chế biến dược liệu đảm bảo về nguồn giống, chất lượng sản phẩm, đặc biệt là đối với các dự án có thuê rừng để trồng sâm Ngọc linh và các loại dược liệu dưới tán rừng trên địa bàn tỉnh.
- Ưu tiên sử dụng dược liệu, thuốc đông y, thuốc chế biến từ dược liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng trong các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh.Năm 2018, thực hiện thí điểm cơ chế đặt hàng hoặc giao kế hoạch trong việc mua một số loại dược liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng phục vụ công tác khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh.
b. Công nghiệp chế biến
Tỉnh sẽ chủ yếu là xây dựng nhà máy chế biến thảo dược thành sản phẩm có thể dùng ngay cho người mua. Các hoạt động chế biến này gồm loại bỏ độc tố và tạp chất, nâng cao dược tính, đẩy mạnh chế biến thơng qua sắc thuốc. Với nguồn dược liệu sẵn có, vào năm 2020, Kon Tum sẽ có từ 01 - 02 nhà máy chế biến các sản phẩm từ dược liệu (sâm Ngọc Linh, hồng đẳng sâm, sâm đương quy)với công suất 150 tấn củ tươi/năm trên địa bàn huyện Kon Plông và huyện Đăk Tô.
Sau năm 2020, khi hoạt động của các cơ sở chế biến đi vào ổn định, nhận được phản hồi tích cực của thị trường cần khuyến khích, và tạo điều kiện cho các cơ sở tiếp cận nguồn vốn tín dụng, nâng cấp nhà máy chế biến sản phẩm từ sâm lên công suất từ 250 - 300 tấn củ tươi/năm, đa dạng hóa các sản phẩm tinh chế của sâm Ngọc Linh để phục vụ nhu cầu trong nước và quốc tế.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý thương mại cũng nên tổ chức các chương trình tập huấn về kỹ năng tạo giá trị gia tăng sau thu hoạch, đặc biệt là khâu phân loại và đóng gói sản phẩm.