Cà phê và các sản phẩm chế biến từ cà phê

Một phần của tài liệu DỰ THẢO LẦN 1 ĐIỀU CHỈNH ĐỀ ÁN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN VÀ SẢN PHẨM CHỦ LỰC CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2025 (Trang 81 - 82)

III. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

2. Phương hướng phát triển các sản phẩm chủ lực

2.3. Cà phê và các sản phẩm chế biến từ cà phê

a. Cây cà phê

Từng bước giảm diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp bằng tái canh và biện pháp cưa đốn cải tạo, sử dụng các giống cà phê chè đảm bảo tiêu chuẩn, thích nghi với điều kiện sinh thái của từng khu vực, địa phương nhằm nâng cao chất lượng vườn cà phê, góp phần thực hiện có kết quả các biện pháp thâm canh tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm cà phê chè của tỉnh.Đến năm 2025, ổn định diện tích trồng cà phê trên địa bàn tỉnh khoảng 16.000 ha (13.000 cà phê vối và 3.000 ha cà phê chè) ở những nơi có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp.

- Xây dựng tại các vùng sản xuất cà phê theo chỉ dẫn địa lý, vùng sản xuất cà phê của đồng bào dân tộc thiểu số: Các mô hình tái canh áp dụng biện pháp sinh học tổng hợp, mô hình sản xuất cà phê tiết kiệm nước gắn với công nghệ thâm canh cao, mô hình sản xuất cà phê sạch; công nghệ thu hái và chế biến cà phê sau thu hoạch; xây dựng 2 đến 3 mô hình sản xuất cà phê hữu cơ, tiến tới nhân rộng mô hình.

- Khuyến khích các hộ nơng dân sản xuất cà phê từ riêng lẻ hợp tác sản xuất thành các nhóm hộ, các câu lạc bộ và các hợp tác xã để nông dân hỗ trợ nhau trong sản xuất, thu hoạch, chế biến, tiếp thu kỹ thuật mới theo hướng bền vững; phổ biến, hỗ trợ áp dụng các quy trình sản xuất cà phê bền vững (theo tiêu chuẩn VietGap, hoặc có chứng nhận), ứng dụng các chế phẩm sinh học trong sản xuất và chế biến cà phê sạch nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu thông qua nâng cao nhận thức cho người sản xuất về vai trò của sản xuất cà phê bền vững đối với phát triển ngành hàng. Đồng thời xây dựng, ban hành cơ chế hỗ trợ sản xuất, thu hái, bảo quản, bao tiêu sản phẩm, tránh tình trạng người trồng cà phê bị thương lái ép giá.

77

- Chuyển giao và ứng dụng kỹ thuật canh tác trên đất dốc, chống xói mịn, rửa trơi và bảo vệ đất cho người sản xuất cà phê, ứng dụng khoa học công nghệ để xử lý ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất, chế biến cà phê và các chế phẩm sinh học vào xử lý vỏ bã cà phê làm phân bón và cải tạo đất.

Trong quá trình phát triển cà phê, gắn với trồng các loại cây trồng đa mục đích trong vườn cà phê theo quy trình khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như trồng xen cây họ đậu vườn cà phê ba năm đầu khi cây chưa giao tán; cây che bóng chắn gió tạm thời bằng cây cốt khí, muồng hoa vàng, đậu công, cây lâm nghiệp (muồng đen, keo giậu, muồng lá nhọn …)nhằm che bóng cho vườn cà phê, cải tạo độ phì của đất, bảo đảm cho vườn cà phê phát triển bền vững.

b. Ngành công nghiệp chế biến

Phấn đấu Tỷ lệ chế biến sâu (cà phê bột, cà phê hòa tan, các loại cà phê khác biệt khác theo thị hiếu của thị trường...) đạt khoảng 2% sản lượng của niên vụ vào năm 2020 và khoảng từ 3-4% vào năm 2025.Tập trung phát triển, nâng cấp mở rộng quy mô 03 cơ sở chế biến cà phê trên huyện Đăk Hà; phát triển mới trong giai đoạn 2017 - 2020 một cơ sở chế biến cà phê bột, cà phê hòa tan với công suất từ 200 tấn/năm phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Giai đoạn 2021 - 2025, nâng công suất dây chuyền chế biến cà phê bột, cà phê hòa tan ở huyện Đăk Hà lên từ 500 - 800 tấn/năm.

- Khuyến khích đầu tư để thu hút các nguồn lực thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng hệ thống công nghệ chế biến cà phê theo hướng kết hợp giữa xát ướt và xát khô, chế biến thô và chế biến sâu theo từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện sản xuất từng vùng nhằm nâng cao tỷ lệ thu hồi và chất lượng sản phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội tỉnh và xuất khẩu.

Một phần của tài liệu DỰ THẢO LẦN 1 ĐIỀU CHỈNH ĐỀ ÁN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN VÀ SẢN PHẨM CHỦ LỰC CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2025 (Trang 81 - 82)