I. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
2. Yếu tố trong nước
Nền kinh tế vĩ mô cơ bản phục hồi, làm cho tâm lý nhà đầu tư trong và ngoài nước lạc quan hơn, kích thích gia tăng đầu tư, kinh doanh.Những định hướng, mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta và của vùng Tây Nguyên là cơ sở để xem xét xây dựng quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành của tỉnh gắn với sự phát triển của cả nước và vùng.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011 - 2020 và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong vùng đã và đang được xây dựng, dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng đạt khoảng 12 - 13%/năm. Các tỉnh trong vùng đều dự báo có mức tăng trưởng cao (Đăk Nông 15 - 16%/năm; Đăk Lăk 12-13%/năm, Lâm Đồng 12,5 - 13,5%/năm và Gia Lai 11,5 - 12,5%/năm).
Quy hoạch các ngành sẽ tập trung phát triển các ngành hàng có lợi thế, như cà phê, cao su, tiêu, điều, bột giấy, gỗ... Phát triển công nghiệp chế biến, thủy điện, khai thác và chế biến khống sản, nhất là bơxit.Xây dựng và nâng cấp hạ tầng giao thơng, như hồn thành xây dựng đường Hồ Chí Minh, nâng cấp các Quốc lộ 14, 19, 24, 25, 27 và 28. Đầu tư cải tạo các sân bay hiện có; chuẩn bị triển khai xây dựng hệ thống đường sắt đến một số tỉnh Tây Nguyên. Đầu tư xây dựng hệ thống cấp điện, cấp nước và xử lý rác thải, nhất là rác thải nguy hại... Xây dựng trung tâm thương mại ở các đô thị và huyện trọng điểm; xây dựng các chợ biên giới, khu kinh tế cửa khẩu với Lào và Campuchia. Đồng thời tập trung xây dựng tốt hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội thiết yếu, như trường học, bệnh viện, trạm y tế... Phát triển Tây Nguyên sẽ tập trung vào 4 lĩnh vực mũi nhọn, đó là: nơng lâm nghiệp cơng nghệ cao, thủy điện, cơng nghiệp khai khống và du lịch.
Những định hướng, mục tiêu của vùng là cơ sở để xem xét trong việc xây dựng và điều chỉnh các nhóm ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Kon Tum trọng giai đoạn tới, gắn với phát triển của vùng, tham gia hợp tác liên tỉnh. Đặc biệt, Trong giai đoạn tới hợp tác với các trung tâm kinh lớn của cả nước cũng như các tỉnh, thành phố ven biển miền Trung sẽ là một động lực quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kon Tum.Các địa phương dự kiến hợp tác chặt chẽ bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Các lĩnh vực hợp tác chủ yếu bao gồm: đầu tư sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp...), kinh doanh dịch vụ
52
(du lịch, giao thông vận tải, logistics...), khoa học kỹ thuật, công nghệ và môi trường, đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác phát triển văn hóa, xã hội.
Ngồi các yếu tố trên, có một số yếu tố có tác động đến việc điều chỉnh danh mục các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong thời kỳ tới, như vấn đề bảo vệ môi trường, nâng cao tỷ lệ bao phủ rừng, thúc đẩy phát triển nông nghiệp sạch và một số yếu tố chính trị đặt ra trong Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum địi hỏi phải nghiên cứu tồn diện về kinh tế, xã hội, mơi trường, an ninh quốc phịng.
3. Các yếu tố tác động đến sự phát triển của các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011 - 2020