Nhìn chung, xe điện thường được trang bị hệ thống phanh hỗn hợp tái sinh-thủy lực. Bất cứ khi nào moment phanh tái sinh không đủ để cung cấp cùng tốc độ giảm tốc như ở các phương tiện thông thường, moment phanh thủy lực sẽ được áp dụng. Việc kiểm soát sự phân phối của chúng, nhằm mục đích cung cấp cho người lái cảm giác phanh giống như cảm giác phanh trên các phương tiện thơng thường trong khi vẫn duy trì khả năng phanh phục hồi tối đa.
100
4.2 Phân loại phanh tái sinh
Hệ thống phanh tái sinh ở hầu hết các nơi trên thế giới được quy định bởi Ủy Ban Kinh tế Liên Hợp Quốc đối với Châu Âu (UNECE, 2011) cung cấp, có đề cập 'Quy định 13H - Thỏa thuận liên quan đến việc áp dụng các kỹ thuật với phương tiện có bánh hoặc thiết bị và bộ phận có thể được lắp và sử dụng trên phương tiện có bánh'.
Quy định 13H đã đề cập đến hai loại hệ thống phanh sinh:
'Loại A' là hệ thống phanh tái sinh không chung cơ cấu với hệ thống phanh, thường là phanh tái sinh được đưa vào khi nhả bàn đạp ga, điều này giới hạn việc sử dụng chúng. Khi người lái thực hiện 'ngắt ga', năng lượng thường cung cấp cho các phụ kiện của động cơ như: máy nén của hệ thống điều hịa khơng khí hoặc bơm trợ lực lái, …
'Loại B' là hệ thống tạo thành một phần của hệ thống phanh truyền thống và cũng có thể đáp ứng các yêu cầu của hệ thống loại A - nghĩa là chúng có thể được kích hoạt bởi việc 'ngắt ga'. Hệ thống loại B có thể được kích hoạt đồng thời với phanh nền (đồng thời hoặc song song), hoặc trước hoặc sau phanh nền (tuần tự hoặc nối tiếp).
4.3 Nguyên lý hoạt động của phanh tái sinh
Khi phanh được vận hành (trong quá trình lái xe), bộ điều khiển xe điện (VCU hoặc EVC đối với ZOE) sau khi nhận tín hiệu đầu vào từ cảm biến vị trí bàn đạp sẽ có nhiệm vụ tính tốn lực phanh tái sinh và lực phanh thủy lực phù hợp để tạo ra lực phanh cần thiết, sau đó gửi kết quả đến BCU và MCU (hoặc PEB đối với ZOE) để giảm tốc độ xe. Lúc này, bộ biến tần động cơ điện sẽ sử dụng động cơ như một máy phát để thực hiện quá trình phanh tái sinh.
101