Hệ thống điện cao áp trên xe điện liên tục tiêu hao khi xe hoạt động. Do phải liên tục cung cấp cho hệ thống động cơ và các hệ thống sử dụng điện cao áp khác do đó ắc quy cao áp cần được sạc lại sau mỗi chuyến đi xa hoặc sau một thời dài không sử dụng, việc sạc lại ắc quy cao áp được chia ra nhiều loại tuy nhiên có hai phương thức chủ yếu:
- Sạc do phanh tái sinh.
- Sạc bằng nguồn điện bên ngoài xe.
Ở chương này chỉ đề cập đến việc sạc bằng nguồn điện bên ngoài xe theo tiểu chuẩn thế giới.
28 Chúng ta sẽ xem xét các chế độ sạc điện khác nhau do IEC chỉ định. Các chế độ này được quy định trong tiêu chuẩn IEC 61851-1 liên quan đến hệ thống sạc dẫn điện của xe điện. Tiêu chuẩn mô tả bốn chế độ sạc khác nhau là chế độ 1, 2, 3 và 4. Tuy nhiên chế độ này thường bị cấm ở 1 số quốc gia.
IEC đã phát triển các tiêu chuẩn khác liên quan đến các khía cạnh khác của công nghệ sạc điện. Ví dụ: IEC 62196 thảo luận về phích cắm, ổ cắm, đầu nối xe và đầu vào
xe trong khi IEC 61980 đề cập đến WPT trên xe điện.
Đối với việc sạc bằng nguồn điện bên ngoài xe theo tiêu chuẩn của Renault ZOE 2020 cũng được phân loại làm 4 chế độ khác nhau gồm: Domestic Socket, Home Wallbox, Public Charger, DC Fast Charger. Tuy tên gọi khác nhưng các chế độ của Renault ZOE cũng áp dụng theo tiêu chuẩn của IEC.
Lưu ý: Thời gian hiển thị trong các chế độ sạc của Renault ZOE bản ZE50 (2020)
chỉ mang tính chất hướng dẫn, vì rất hiếm khi xe cần được sạc đầy từ 0%. Các yếu tố khác có thể làm thay đổi thời gian sạc bao gồm nhiệt độ môi trường xung quanh, thiết bị phụ tải bên trong xe, bất kỳ hạn chế nào về mức sạc trên và dưới để kéo dài tuổi thọ ắc quy và bảo vệ khỏi hư hỏng tiềm ẩn cũng như tốc độ sạc chậm lại khi đạt mức sạc tối đa.
29