1.4. Lựa chọn, triển khai thực hiện và đánh giá chiến lược kinh doanh của
1.4.1. Lựa chọn chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
a. Các căn cứ lựa chọn chiến lược
Khi lựa chọn chiến lược, doanh nghiệp cần xem xét một số yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chiến lược. Trong các yếu tố này có cả yếu tố khách quan, các yếu tố đó cụ thể như sau:
Sức mạnh của ngành và của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh có thể tác động mạnh đến q trình lựa chọn chiến lược. Thơng thường các doanh nghiệp có vị thế cạnh tranh mạnh thường chọn chiến lược tăng trưởng khác với chiến lược mà các doanh nghiệp có vị thế yếu chọn. Doanh nghiệp đứng đầu ngành thường cố gắng liên kết và tranh thủ vị thế của mình, nếu có thể thì tìm kiếm cơ hội trong các ngành khác có tiềm năng tăng trưởng hơn. Đối với những ngành có mức tăng trưởng cao, các doanh nghiệp có vị thế mạnh thường chọn chiến lược tăng trưởng tập trung; tăng trưởng bằng hội nhập hoặc đa dạng hoá đồng tâm.
Nhiệm vụ và mục tiêu: hệ thống mục tiêu mà Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị đưa ra có nhiều ảnh hưởng trực tiếp tới việc lựa chọn chiến lược. Vấn đề đặt ra là phải chọn được chiến lược phù hợp với hệ thống mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp, chứ khơng phải chỉ có mục tiêu lợi nhuận hoặc tăng trưởng.
Quan điểm của giám đốc điều hành có ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn chiến lược. Đặc biệt là thái độ của giám đốc điều hành đối với rủi ro. Có giám đốc sợ rủi ro, thường tìm cách tránh cho doanh nghiệp và thường chấp nhận rủi ro ở mức thấp nhất, chính vì vậy họ sẵn sàng chấp nhận mức lợi nhuận chưa phải là tối ưu. Ngược lại, có nhiều giám đốc thích mạo hiểm, chấp nhận rủi ro, thơng thường họ có xu hướng tập trung vào các cơ hội nhằm kiếm lợi nhuận cao.
Khả năng tài chính của doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng và nhiều khi cịn gây sức ép đến việc lựa chọn chiến lược. Các doanh nghiệp có nguồn vốn lớn và dễ chuyển đổi đều có khả năng theo đuổi các cơ hội nhưng phải từ bỏ vì khơng có đủ khả năng tài chính.
Năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh của doanh nghiệp cũng chi phối đến việc lựa chọn chiến lược. Yếu tố này quyết định rất lớn đến việc tổ chức thực hiện chiến lược và ít nhiều đến sự thành cơng của một chiến lược.
Sự phản ứng của các đối tượng hữu quan. Các đối tượng hữu quan có thể buộc doanh nghiệp không thể chọn các chiến lược theo mong muốn, mà buộc phải chọn chiến lược dung hoà và giải quyết được các mâu thuẫn đặt ra.
Yếu tố thời điểm. Sự thành cơng của một chiến lược có thể phụ thuộc nặng nề vào việc xác định đúng thời điểm thực hiện.
Kết quả đánh giá chiến lược hiện tại của doanh nghiệp. Việc nhận biết chính xác chiến lược hiện tại của doanh nghiệp là căn cứ để lựa chọn chiến lược mới và khẳng định lại chiến lược hiện tại. Khi đánh giá chiến lược mà doanh nghiệp hiện đang theo đuổi cần xem xét các yếu tố ngoại cảm; các yếu tố nội bộ doanh nghiệp.
b.Phương pháp đánh giá các phương án chiến lược
Chiến lược được quyết định đưa vào thực hiện phải là chiến lược tối ưu hoặc ít ra cũng phải là hay nhất trong các phương án chiến lược đã xây dựng. Muốn lựa chọn một chiến lược kinh doanh tốt nhất hoặc tối ưu trong số các chiến lược, người ta thường sử dụng phương pháp cho điểm theo tiêu chuẩn.
Phương pháp này thường được áp dụng khi không đủ dữ kiện và số liệu cho các chương trình tin học cho doanh nghiệp nhỏ. Nó cũng được sử dụng để lựa chọn một cơ hội khái quát hoặc đánh giá lại kết quả trước và sau khi sử dụng cơ hội chương trình tin học. Phương pháp này được thực hiện qua các bước sau:
+ Xác định tiêu thức đánh giá. Ví dụ: tổng số lợi nhuận thu được; mức độ rủi ro; lợi thế cạnh tranh
+ Xác định mức điểm của từng tiêu thức đánh giá. Mức điểm thể hiện mức độ đáp ứng tiêu chuẩn đề ra nguyên tắc từ thấp đến cao.
+ Phân tích và tính điểm của từng phương án chiến lược. Tiến hành cho điểm theo từng tiêu thức cho tất cả các phương án chiến lược. Sau đó xác định tổng số điểm của từng phương án chiến lược kinh doanh.
+ Tiến hành so sánh và lựa chọn chiến lược kinh doanh
Về nguyên tắc chiến lược kinh dianh được lựa chọn là chiến lược tổng số các điểm cao nhất. Nhưng khi có cao nhất vẫn khơng được lựa chọn vì phương án đó chỉ đạt dưới mức trung bình.
c.u cầu khi lựa chọn chiến lược
Khi đánh giá chiến lược lựa chọn, cần đảm bảo một số yêu cầu sau: Chiến lược lựa chọn phải đảm bảo phù hợp với điều kiện mơi trường.
Chiến lược lựa chọn phải phù hợp với chính sách đối ngoại, quan điểm và phương pháp quản lý của Ban Giám đốc.
Chiến lược lựa chọn phải phù hợp với khả năng tài chính; vật chất và nhân sự của doanh nghiệp.