Mô hình Porter

Một phần của tài liệu Lê Đăng Sỹ - 1906012024- KDTM K26 (Trang 61 - 62)

2.3.2.1. Nguy cơ đến từ doanh nghiệp mới gia nhập ngành

Giai đoạn 2021 - 2025, dự kiến sẽ không có thêm doanh nghiệp phục vụ hàng hóa ra đời cạnh tranh với các doanh nghiệp hiện tại.

2.3.2.2. Cạnh tranh tại thị trường Nội Bài

Tình hình cạnh tranh tại thị trường Nội Bài tiếp tục diễn ra rất khốc liệt giữa 03 công ty phục vụ hàng hóa NCTS, ALSC và ACSV.

Công ty ACSV có lợi thế rất lớn về mặt bằng khai thác và nguồn doanh thu ngoài lĩnh vực khai thác hàng hóa. Công ty ALSC thành lập sau có chất lượng dịch vụ cạnh tranh và liên kết với công ty con của Samsung - thành lập liên danh ALS- SDS. Liên danh ALS-SDS chuyên về dịch vụ logistic không chỉ phục vụ 100% sản phẩm của Samsung mà còn mở rộng đến các mặt hàng khác, từ đó với ưu thế trong việc điều phối nguồn hàng Samsung đã tạo sức ép lên các Hãng hàng không đang là khách hàng của NCTS.

Đặc biệt, ALSC & ACSV sẵn sàng giảm giá rất thấp và bố trí khu vực phục vụ riêng, gây rất nhiều khó khăn cho NCTS trong việc giữ chân khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng mới. Trong bối cảnh đó, bằng sự nỗ lực không ngừng của Ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên, NCTS quyết tâm giữ được thị phần cao nhất tại Nội Bài.

2.3.2.3. Sản phẩm thay thế

phụ trợ.

2.3.2.4. Áp lực từ khách hàng

Ngoài yêu cầu chất lượng dịch vụ ngày càng cao khách hàng còn yêu cầu giá phục vụ phù hợp.

Đặc biệt các đại lý, công ty giao nhận có tầm ảnh hưởng và gây sức ép lớn với các hãng hàng không trong việc chọn công ty phục vụ, như Samsung SDS. Điều này tạo sức ép cạnh tranh rất lớn về dịch vụ chăm sóc khách hàng với các công ty phục vụ.

Trong giai đoạn 2021 - 2025, NCTS tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ để giữ chân khách hàng hiện tại và thu hút thêm các khách hàng tiềm năng.

2.3.2.5. Thị trường cung ứng dịch vụ trên thế giới, Việt Nam

Theo dự báo của Boeing, thị trường vận tải hàng hóa thế giới sẽ tăng trưởng dự kiến 4,2%/năm trong vòng 20 năm tới. Châu Á tiếp tục dẫn dắt sự tăng trưởng của thế giới với thị trường nội địa Trung Quốc và thị trường Đông Á tăng trưởng lần lượt là 6,3% và 5,8%.

Sự tăng trưởng thương mại điện tử vượt bậc đẩy mạnh lượng tiêu thụ hàng hóa kể cả trong và ngoài nước, tạo nhiều cơ hội tăng trưởng khi xu hướng tiêu dùng đã chuyển từ hình thức trực tiếp sang hình thức trực tuyến.

GDP tăng trưởng toàn cầu và sự gia tăng xúc tiến thương mại cũng góp phần đẩy mạnh thị trường vận tải hàng hóa phát triển.

Theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường hàng không Châu Á nói chung và thị trường hàng không Việt Nam nói riêng sẽ bứt phá lên Nhóm tăng trưởng của thế giới với mức tăng trung bình 7,8%. Tuy nhiên, theo IATA dịch bệnh Covid-19 sẽ làm giảm quá trình phát triển của thị trường hàng không toàn thế giới.

Quan hệ cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho VNA Group (dựa vào kế hoạch sản lượng của VNA Group): NCTS đang phục vụ 100% hàng hoá của VNA Group tại thị trường Nội Bài, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VASCO. Sản lượng của VNA Group chiếm trên 50% tổng sản lượng của NCTS.

Một phần của tài liệu Lê Đăng Sỹ - 1906012024- KDTM K26 (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w