1.2. Một số công cụ phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp nghiệp
1.2. Một số công cụ phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp nghiệp động trong dài hạn, không chỉ trong marketing nói riêng, mà còn cả trong kinh doanh nói chung.
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.1.1. Mục đích & ý nghĩa của công cụ SWOT
Phân tích SWOT là yếu tố quan trọng để tạo dựng chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua phân tích SWOT, doanh nghiệp sẽ nhìn rõ mục tiêu của mình cũng như các yếu tố trong và ngoài tổ chức có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.
Trong quá trình xây dựng kế hoạch, phân tích SWOT đóng vai trò là một công cụ căn bản nhất, hiệu quả cao giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể, không chỉ về chính doanh nghiệp mà còn những yếu tố ảnh hưởng và quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp.
Phân tích SWOT không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp trong việc hình thành kế hoạch kinh doanh nội địa mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành kế hoạch kinh doanh quốc tế nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
Nếu một doanh nghiệp muốn phát triển, từng bước tạo dựng thương hiệu, xây dựng uy tín bền vững thì bước phân tích SWOT là không thể thiếu. Việc phân tích mô hình SWOT một cách chủ quan với các dữ liệu được sắp xếp trật tự logic, dễ thảo luận có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định.
Quá trình phân tích mô hình SWOT cũng sẽ cung cấ các thông tin hữu ích cho việc kết nối các khả năng cũng như nguồn lực của doanh nghiệp với môi trường