1.2. Năng lực sử dụng vốn của doanh nghiệp
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực sử dụng vốn
1.2.4.1. Nhân tố bên ngồi
a. Mơi trường kinh tế vĩ mô
Đối với hoạt động SXKD, đây được coi là thiên thời để xác định xem doanh nghiệp đó có đang đi đúng hướng, phù hợp với tình hình vĩ mô không. Các yếu tố của vĩ mô bao gồm: tăng trưởng, lạm phát, khủng hoảng kinh tế, các chính sách tài khóa - tiền tệ của chính phủ,… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
Khi nền kinh tế lạm phát, đồng tiền mất giá làm cho lượng vốn của doanh nghiệp cũng giảm xuống theo tốc độ trượt giá của tiền tệ, điều này làm ảnh hưởng đến quy mô tài sản của doanh nghiệp. Lạm phát cũng ảnh hưởng đến cung cầu hàng hóa trên thị trường, nếu cầu hàng hóa giảm xuống sẽ làm sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp giảm, doanh nghiệp khó bán được hàng, doanh nghiệp sản xuất ra nhưng không bán được hoặc tiêu thụ chậm từ đó sẽ gây ứ đọng vốn, doanh nghiệp không thu hồi được tiền về để tiến hành sản xuất tiếp hoặc để trả nợ nhà cung cấp, ngân hàng, … gây ra nhiều áp lực cho khả năng tài chính, uy tín… của doanh nghiệp.
Ngồi ra, với mỗi chu kỳ kinh tế khác nhau, nhà nước lại có những chính sách quản lý khác nhau để đảm bảo an toàn kinh tế - xã hội như khi nền kinh tế gặp khó khăn, chính phủ thực hiện các chính sách tiền tệ nới lỏng, bơm tiền ra nền kinh tế để kích thích sản xuất, tiêu dùng. Ngược lại, khi nền kinh tế phát triển q nóng, chính phủ sẽ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt như thắt chặt tín dụng,… nhằm ngăn chặn việc hình thành bong bóng, gây ra đỗ vỡ nền kinh tế. Các chu kỳ kinh tế này có thể sẽ đưa tới những cơ hội vô cùng lớn để doanh nghiệp gia tăng sản xuất, tăng nhanh lợi nhuận nhưng cũng có thể là những thách thức ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh, ảnh hưởng đến lợi nhuận làm suy giảm hiệu quả sử dụng vốn hay năng lực sử dụng vốn.
b. Môi trường khoa học kỹ thuật
Khi nền kinh tế phát triển kéo theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì hoạt động SXKD của doanh nghiệp cũng được tăng cường. Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế thị trường ngày một cạnh tranh gay gắt, cùng với sức mạnh cơng nghệ thời
4.0 nhanh như vũ bão, địi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư đổi mới, cải tiến cơng nghệ, trang bị máy móc kỹ thuật tiên tiến, hiện đại nhằm vừa tiết kiệm sức lao động của con người mà còn đáp ứng tối đa yêu cầu khắt khe của khách hàng, từ đó nâng cao năng lực sử dụng vốn.
c. Mơi trường kinh tế - chính trị
Mơi trường pháp lý - chính trị bao gồm các chủ trương, chính sách, chế độ, hệ thống phát luật tác động tới doanh nghiệp.
Khơng thể phủ nhận rằng vai trị điều tiết của Nhà nước là vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế thị trường. Các cơ chế, chính sách của Nhà nước mỗi thời kỳ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Nếu Nhà nước ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đó sẽ là điều kiện rất tốt cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ngược lại, nếu chính sách đó mang tính kìm hãm sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.4.2. Nhân tố bên trong a. Nhân tố con người
Nhân tố con người được đề cập ở đây bao gồm bộ máy quản lý và lực lượng lao động trong doanh nghiệp. Đầu tiên, phải nói đến ảnh hưởng của ban lãnh đạo đến năng lực sử dụng vốn của doanh nghiệp. Ban lãnh đạo là người có quyền quản lý, sử dụng vốn, và chịu trách nhiệm trước mọi vấn đề tài chính của doanh nghiệp, do đó, mọi quyết định của ban lãnh đạo đều ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Một ban lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược, có chun mơn tốt, có chiến lược kinh doanh đồng bộ, tổ chức quản lý và tổ chức lao động phù hợp, huy động và quản lý sử dụng vốn hiệu quả tức là có năng lực sử dụng vốn tốt sẽ giúp doanh nghiệp kinh doanh có lãi, bảo tồn vốn và mang lại hiệu quả sử dụng vốn cao.
Đội ngũ lao động cũng ảnh hưởng đến năng lực sử dụng vốn của doanh nghiệp. Đây là những người trực tiếp thực hiện những chính sách, quyết định của ban lãnh đạo để tạo ra sản phẩm, của cải vật chất cho doanh nghiệp. Do đó, nếu họ có trình độ chun mơn tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, sẵn sàng cập nhật và nâng cao tay nghề, nghiệp vụ,… sẽ giúp doanh nghiệp có các quyết định quản lý và
sử dụng vốn đúng đắn, kịp thời trong hoạt động SXKD cũng như nâng cao năng suất lao động. Nếu trình độ lao động yếu kém sẽ không đáp ứng được yêu cầu SXKD, làm chậm tiến độ sản xuất đơn hàng, cung ứng dịch vụ,… làm tăng thời gian lao động, tăng chi phí gây nên kết quả kinh doanh kém hiệu quả hoặc gây lãng phí, thất thốt vốn của doanh nghiệp.
b. Quy trình tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp
Quản lý vốn kinh doanh bao gồm nhiều hoạt động phức tạp, cần sự phối hợp của nhiều bộ phận như tài chính, kế hoạch, kỹ thuật, bán hàng, … do đó, cơ cấu tổ chức, sắp xếp trong doanh nghiệp có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Một quy trình tổ chức bộ máy quản lý hợp lý, khoa học sẽ hạn chế sự chồng chéo nhiệm vụ, quyền hạn giữa các khâu. Hơn nữa, các bộ phận nghiệp vụ được bố trí phân cấp rõ ràng, chun nghiệp sẽ góp phần tăng tính liên kết và khả năng phối hợp nhịp nhàng trong doanh nghiệp, giúp gia tăng thời gian tác nghiệp, giải quyết nhiệm vụ một cách nhanh chóng, kịp thời.
c. Cơ cấu vốn
Cơ cấu vốn có vai trị quan trọng đối với doanh nghiệp, ảnh hưởng đến khả năng kinh doanh và khả năng sinh lời của đồng vốn. Cơ cấu vốn là tỉ lệ hoặc sự kết hợp giữa vốn cổ phần, vốn cổ phần ưu đãi, nợ dài hạn, nợ ngắn hạn của một cơng ty. Trong q trình hoạt động, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có cấu trúc vốn riêng, việc quyết định và hướng tới cơ cấu vốn hợp lý, tối ưu là một nội dung quan trọng trong chính sách quản lý tài chính nói chung và quản lý vốn nói riêng. Cơ cấu vốn tối ưu là tỉ lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu nhằm giảm thiểu chi phí vốn bình qn gia quyền trong khi tối đa hóa giá trị thị trường của nó. Nói cách khác, cơ cấu vốn tối ưu đạt được khi chi phí vốn là thấp nhất và giá trị thị trường cổ phiếu của doanh nghiệp là cao nhất. Điều này đặt ra yêu cầu là doanh nghiệp cần tìm các nguồn tài trợ vốn với chi phí thấp nhất và sử dụng các nguồn tài trợ đó một cách hợp lý để đáp ứng hoạt động SXKD. Khi nào doanh nghiệp chưa đạt đến cơ cấu vốn tối ưu, doanh nghiệp có thể tiếp tục sử dụng thêm nợ để tận dụng lợi ích từ địn bẩy tài chính; ngược lại, khi cơ cấu vốn của doanh nghiệp đã vượt quá điểm tối ưu, việc sử dụng thêm nợ sẽ gây nên gánh nặng thanh toán và khả năng chi trả lãi vay.
d. Chi phí vốn
Như các yếu tố đầu vào khác, doanh nghiệp muốn có vốn để sử dụng cũng phải trả chi phí để sử dụng nó. doanh nghiệp có thể huy động vốn từ nhiều nguồn như: Vốn vay ngân hàng; lợi nhuận giữ lại; vốn vay từ các đơn vị khác; vốn liên doanh - liên kết, mỗi nguồn lại có một chi phí sử dụng vốn khác nhau. Chi phí này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Do đó khi sử dụng vốn, doanh nghiệp cần đảm bảo tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cao hơn chi phí sử dụng vốn thì mới có thể tạo ra giá trị kinh tế gia tăng và làm gia tăng giá trị doanh nghiệp.
e. Chu kỳ kinh doanh
Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới năng lực sử dụng vốn và phụ thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Nếu chu kỳ sản xuất ngắn, tốc độ thu hồi vốn nhanh thì doanh nghiệp sẽ hạn chế được rủi ro đồng thời có thể tái tạo mở rộng quy mô vốn. Ngược lại, nếu chu kỳ dài, doanh nghiệp sẽ bị ứ đọng vốn và còn chịu thêm gánh nặng về chi phí lãi vay, làm giảm lợi nhuận, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tỷ suất sinh lời từ đó giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Kết luận chương 1
Qua nghiên cứu lý luận về vốn và năng lực sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp, tác giả đã tìm hiểu và hệ thống hóa các khái niệm về vốn và năng lực sử dụng vốn, đưa ra các chỉ tiêu phân tích năng lực sử dụng vốn và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực sử dụng vốn. Những lý luận này là căn cứ khoa học để đánh giá, phân tích thực trạng năng lực sử dụng vốn tại Tổng công ty Viglacera - CTCP ở chương 2.
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC SỬ DỤNG VỐN CỦA TỔNG CÔNG TY VIGLACERA - CTCP