Phân tích hiệu quả sử dụng vốn dài hạn tại Tổng công ty Viglacer a-

Một phần của tài liệu LÊ PHƯƠNG HOA-1906030223-TCNH26A (Trang 76 - 83)

2.2. Thực trạng năng lực sử dụng vốn của Tổng công ty Viglacer a CTCP

2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn dài hạn tại Tổng công ty Viglacer a-

Đánh giá tình hình sử dụng TSDH tại Tổng công ty Viglacera - CTCP

Qua bảng Cơ cấu vốn dài hạn của Tổng công ty trên ta thấy TSDH có xu hướng tăng dần qua các năm. Trong tài sản dài hạn, khoản mục BĐS đầu tư chiếm tỉ trọng lớn nhất đều trên 31% và có xu hướng tăng dần qua các năm. Khoản mục lớn thứ hai trong TSDH là TSCĐ. Tuy nhiên, TSCĐ có xu hướng giảm qua các năm nguyên nhân do tăng khấu hao qua các năm. Tài sản dở dang dài hạn cũng chiếm tỉ trọng khá lớn trong TSDH, đều chiếm trên 16% trong 3 năm 2018 - 2020. Tỉ trọng các khoản mục trong TSDH là hợp lý với Tổng công ty Viglacera - CTCP do Tổng công ty đẩy mạnh lĩnh vực kinh doanh BĐS trong những năm gần đây, bao gồm phát triển các quỹ đất mới, đầu tư làm cơ sở hạ tầng cho thuê khiến BĐS đầu tư tăng. BĐS đầu tư tăng mạnh nhất trong năm 2019 tương ứng với doanh thu từ bán hàng hóa BĐS do Tổng cơng ty cho th được nhiều, giá trị BĐS đầu tư năm 2020 giảm sút hơn năm 2019.

Trong cơ cấu TSDH của Tổng công ty ta thấy TSCĐ và BĐS đầu tư là hai khoản mục chiếm tỉ trọng lớn nhất, trong TSCĐ thì hạng mục TSCĐ hữu hình chiếm tỉ trọng lớn nhất, do đó để có biện pháp hiệu quả nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng TSDH, ta tập trung phân tích các biện pháp nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ nhất là TSCĐ hữu hình và BĐS đầu tư. Thêm vào đó, khoản mục Đầu tư tài chính dài hạn tuy chiếm tỉ trọng nhỏ so với tổng tài sản nhưng cũng là khoản mục thể hiện năng lực sử dụng vốn dài hạn trong việc đầu tư ra ngồi của Tổng cơng ty do hoạt động của Viglacera là mơ hình Cơng ty mẹ - Cơng ty con.

a. TSCĐ hữu hình:

Căn cứ vào chức năng sử dụng, TSCĐ tại Tổng công ty Viglacera - CTCP được chia làm 4 loại: Nhà cửa vật kiến trúc (NCVKT), Máy móc thiết bị (MMTB), Phương tiện vận tải truyền dẫn (PTVT truyền dẫn), Thiết bị dụng cụ quản lý (TBDC quản lý) và TSCĐ khác

Bảng 2.14. Cơ cấu tỉ trọng các loại TSCĐ hữu hình Đơn vị: trđ Đơn vị: trđ Chỉ tiêu 31/12/2018 31/12/2019 31/12/ 2020 Nguyên giá (trđ) Tỉ trọng (%) Nguyên giá (trđ) Tỉ trọng (%) Nguyên giá (trđ) Tỉ trọng (%) NCVKT 3.814.353 38,77 3.343.180 38,80 3.451.785 39,63 MMTB 4.760.731 57,96 4.990.613 57,92 4.983.712 57,22 PTVT truyền dẫn 237.729 2,89 251.190 2,92 257.872 2,96 TBDC quản lý 22.832 0,28 24.488 0,28 9.124 0,10 TSCĐ khác 7.527 0,09 7.559 0,09 7.559 0,09 Tổng 8.213.172 100 8.617.030 100 8.710.052 100 Nguồn: tác giả tự tổng hợp

Qua bảng cơ cấu TSCĐ hữu hình ta thấy nhóm máy móc, thiết bị chiếm tỉ trọng cao nhất trong 3 năm gần đây, đều chiếm trên 57% TSCĐ hữu hình và đang có xu hướng giảm dần. Nhóm có tỉ trọng cao thứ hai là nhà cửa, vật kiến trúc đều chiếm trên 38% TSCĐ hữu hình và đang có xu hướng tăng dần. Nhìn chung, tổng TSCĐ hữu hình đang có xu hướng tăng dần chứng tỏ quy mơ TSDH của doanh nghiệp đã tăng đáng kể so với năm trước, cụ thể:

Năm 2020, Tổng công ty vẫn tiếp tục đầu tư, mua mới máy móc thiết bị với giá trị 30.595 trđ, ngoài ra giá trị tăng thêm này là do tăng từ đầu tư xây dựng cơ bản hồn thành, mua lại TSCĐ th tài chính và phân loại lại. Ngồi ra, có thể thấy, năm 2020, doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ cũng như thối vốn tại các cơng ty con làm ăn kém hiệu quả.

- Hệ số hao mòn TSCĐ (H_hm)

Hệ số hao mịn cho biết tình trạng kĩ thuật của TSCĐ, xem xét hệ số hao mòn nhằm đưa ra biện pháp sử dụng và tái đầu tư TSCĐ một cách hợp lý. Hệ số hao mịn

TSCĐ được tính bằng tỷ số giữa ngun giá và giá trị hao mòn lũy kế. Hệ số này càng cao chứng tỏ năng lực TSCĐ càng yếu và ngược lại.

Bảng 2.15. Hệ số hao mòn TSCĐ Chỉ tiêu Chỉ tiêu 31/12/2018 31/12/2019 31/12/ 2020 HMLK (trđ) H_hm (%) HMLK (trđ) H_hm (%) HMLK (trđ) H_hm (%) Nhà cửa, vật kiến trúc 1.443.699 45,34 1.576.619 47,16 1.717.136 49,75 Máy móc, thiết bị 2.881.119 60,52 3.129.567 62,71 3.354.256 67,30 Phương tiện vận tải,

truyền dẫn 181.685 76,43 188.725 75,13 193.762 75,14 Thiết bị, dụng cụ quản lý 20.338 89,08 21.457 87,62 6.567 71,98

TSCĐ khác 5.452 72,43 5.995 79,31 6.678 88,35

Tổng 4.532.293 55,18 4.922.363 57,12 5.278.399 60,60

Nguồn: tác giả tự tổng hợp

Từ bảng hệ số hao mòn TSCĐ trên ta thấy, hệ số hao mịn của Tổng cơng ty Viglacera - CTCP đang tăng dần qua 3 năm 2018 - 2020 và đặc biệt nhóm thiết bị, dụng cụ quản lý có hệ số hao mịn cao nhất (trên 71%), sau đó là nhóm TSCĐ khác (trên 72%), nhóm nhà cửa vật kiến trúc có hệ số hao mịn thấp nhất (trên 45%). Qua đây ta có thể thấy, TSCĐ của Tổng cơng ty đã đưa vào khai thác, sử dụng rất lâu rồi, việc sử dụng lâu như vậy, với hệ số hao mịn khá cao nếu nhìn một cách đơn thuần có thể đánh giá rằng các thiết bị, cơng nghệ đã khá cũ kỹ, lỗi thời và xuống cấp, chỉ có nhóm nhà cửa, vật kiến trúc là được đầu tư xây dựng mới hơn. Tuy vậy còn phải kể đến nguyên nhân là do công ty CP Viglacera Tiên Sơn (công ty con) áp dụng khấu hao nhanh (với mức khấu hao không vượt quá 2 lần so với phương pháp khấu hao theo đường thẳng) đối với một số máy móc, thiết bị để có điều kiện thu hồi vốn nhanh, đầu tư áp dụng công nghệ mới. Từ lý do đó làm cho giá trị cịn lại phản ánh trên sổ sách của tài sản thấp hơn giá trị thực tế của nó, đây cũng là một tồn tại mà Tổng công ty cần xem xét để đảm bảo việc quản lý và phản ánh tài sản đúng tình hình thực tế.

b. ĐTTC dài hạn

Theo như BCTC hợp nhất của Tổng công ty Viglacera - CTCP, tại thời điểm 31/12/2020 có 25 cơng ty con được hợp nhất BCTC và 10 công ty liên doanh, liên kết được phản ánh trong BCTC hợp nhất theo phương pháp VCSH. Công ty mẹ hoạt động kinh doanh theo hình thức vừa trực tiếp SXKD vừa thực hiện đầu tư vốn ra ngồi tại các cơng ty con, công ty liên doanh liên kết và các doanh nghiệp khác để hưởng cổ tức hoặc lợi nhuận được chia hàng năm. Tại 7 công ty liên kết, Tổng cơng ty đang nắm giữ tỉ lệ lợi ích từ 20,19% đến 35%, tỉ lệ quyền biểu quyết từ 24,93% đến 40%. Tại 3 công ty liên doanh, Tổng cơng ty đang nắm giữ tỉ lệ lợi ích và tỉ lệ quyền biểu quyết từ 30% đến 35%.

Bảng 2. 16. Giá trị đầu tư góp vốn vào đơn vị khác

Đơn vị: trđ

31/12/2018 31/12/2019 31/12/2020

Giá gốc Dự phòng Giá gốc Dự phòng Giá gốc Dự phòng

Đầu tư vào công ty con

1.027.333 (239.045) 1.163.117 (260.355) 1.362.780 (317.031)

Đầu tư vào công ty liên kết

693.004 - 711.559 - 734.874 (2.002)

Bảng 2.17. Giá trị đầu tư vào các công ty liên doanh, liên kết Đơn vị: trđ Đơn vị: trđ 31/12/2018 31/12/2019 31/12/2020 Giá gốc So với VCSH Giá gốc So với VCSH Giá gốc So với VCSH

Đầu tư vào công ty liên kết

99.847 97.852 96.866

Đầu tư vào công ty liên doanh

664.296 - 685.914 - 715.115

Tổng 764.143 11,21% 783.766 11,19% 811.981 11,64%

Nguồn: BCTC hợp nhất của Tổng công ty Viglacera

Bảng 2.18. Lãi/lỗ trong công ty liên doanh, liên kết

Đơn vị: trđ 2018 2019 2020 Chênh lệch 2019/2018 Chênh lệch 2020/2019 Lãi/lỗ trong công ty liên doanh, liên kết 2.644 3.130 4.274 18,38% 36,55%

Nguồn: BCTC hợp nhất của Tổng công ty Viglacera

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy, hoạt động đầu tư vốn tại các công ty con, công ty liên doanh liên kết của Tổng công ty tại công ty mẹ tăng dần qua 3 năm 2018 - 2020 và khoản dự phịng theo đó cũng tăng theo. Tuy vậy, theo số liệu hợp nhất, khoản đầu tư vào cơng ty liên kết có xu hướng giảm dần, khoản đầu tư vào các cơng

ty liên doanh có xu hướng tăng dần dẫn tới tổng hợp khoản đầu tư vào các công ty liên doanh, liên kết tăng dần qua 3 năm nhưng đều chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 12% so với VCSH. Bên cạnh đó, lợi ích thu được từ việc đầu tư của Tổng công ty vào các công ty liên doanh, liên kết ngày càng tăng, năm 2019 tăng 18,38% so với năm 2018, năm 2020 tăng 36,55% so với năm 2019 trong đó, một số đơn vị tiêu biểu thường xuyên có kết quả kinh doanh kém khả quan như Công ty CP Viglacera Từ Sơn, Công ty CP Viglacera Hạ Long I, Công ty CP Viglacera Hạ Long II, Công ty CP Vinafacade. Như vậy, ta có thể thấy, trong những năm qua, Tổng cơng ty đã có nhiều cố gắng trong cơng tác tái cơ cấu, thực hiện thối vốn tại các cơng ty con làm ăn kém hiệu quả như Công ty CP Bá Hiến, Công ty CP Vinafacade, Công ty CP Viglacera Từ Sơn I, Công ty CP Viglacera Hạ Long I, Công ty CP Phát triển kinh doanh nhà Vĩnh Phúc, Công ty CP Viglacera Từ Liêm và tăng vốn một số cơng ty có kết quả kinh doanh tốt để mở rộng SXKD như Công ty CP Viglacera Tiên Sơn, Công ty CP Viglacera Vân Hải, …

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn dài hạn tại Tổng công ty Viglacera - CTCP

Vấn đề hiệu quả sử dụng vốn dài hạn của mỗi công ty phản ánh kết quả tổ chức và quản lý vốn dài hạn của cơng ty đó trong kỳ. Qua đó, ta thấy phần nào được kết quả hoạt động SXKD của công ty. Do vậy, việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn dài hạn sao cho chính xác nhất góp phần quan trọng trong việc tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định nói riêng và hoạt động SXKD nói chung. Dưới đây là các chỉ tiêu nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn dài hạn của Tổng công ty:

Bảng 2. 19. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSDH Chỉ tiêu Cách tính 2018 2019 2020 Chỉ tiêu Cách tính 2018 2019 2020 Dth (trđ) 8.812.096 10.145.642 9.433.049 LNST (trđ) 667.213 759.370 667.310 TSDH bq (trđ) 9.928.806 11.464.643 13.417.171 TSCĐ bq (trđ) 3.855.897 4.002.840 3.915.064 BĐS đầu tư bq (trđ) 3.075.928 4.046.885 5.139.965 Hiệu suất sử dụng VDH (lần) Dth/GTCL TSDHbq 0,89 0,88 0,7

Tỉ suất sinh lợi TSDH (%)

LNST/GTCLbq 6,72 6,62 4,97

Hiệu suất sử dụng TSCĐ (lần)

Dth/TSCĐbq 2,29 2,53 2,41

Tỉ suất sinh lợi TSCĐ (%) LNST/TSCĐbq 17,30 18,97 17,04 Hiệu suất sử dụng BĐS đầu tư (lần) Dth/BĐS đầu tư bq 2,86 2,51 1,84

Tỉ suất sinh lợi BĐS đầu tư (%)

LNST/BĐS đầu tư bq

21,69 18,76 12,98

Nguồn: tác giả tự tính tốn

TSCĐ và BĐS đầu tư là bộ phận cấu thành nên vốn dài hạn, mặt khác đều chiếm tỉ trọng cao trong tổng giá trị tài sản dài hạn, qua bảng số liệu ta thấy việc sử dụng vốn dài hạn chủ yếu là sử dụng TSCĐ và BĐS đầu tư.

Hiệu suất sử dụng TSCĐ tăng giảm chưa ổn định. Năm 2018 hiệu suất sử dụng TSCĐ là 2,29 lần, năm 2019 là 2,53 lần tăng 10,48% so với năm 2018 là cũng là năm có hiệu suất sử dụng TSCĐ cao nhất. Năm 2020 hiệu suất sử dụng TSCĐ là 2,41 lần có nghĩa là 1 đồng đầu tư cho TSCĐ đem lại 2,41 đồng doanh thu.

Hiệu suất sử dụng BĐS đầu tư giảm dần qua 3 năm. Cụ thể năm 2019 chỉ đạt 2,51 lần, giảm 12,5% so với năm 2019, năm 2020 hiệu suất sử dụng BĐS đầu tư chỉ

còn 1,84 lần tương ứng giảm 26,8% so với năm 2020. Điều này cho thấy việc đầu tư vào BĐS đầu tư chưa đem lại hiệu quả cao, khả năng tạo ra doanh thu còn thấp. Tương tự với tỉ suất sinh lợi BĐS đầu tư cũng giảm dần qua 3 năm và thấp nhất vào năm 2020, đạt 12,98% tương ứng giảm 30,81% so với năm 2019. Từ đây ta có thể thấy, mặc dù BĐS đầu tư chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong TSDH thậm chí lớn nhất vào năm 2019 (chiếm 38,94% cơ cấu TSDH), năm 2020 chiếm 37,77% cơ cấu TSDH nhưng khả năng tạo ra doanh thu và lợi nhuận còn thấp, chưa tương xứng với sự đầu tư của Tổng công ty.

Một phần của tài liệu LÊ PHƯƠNG HOA-1906030223-TCNH26A (Trang 76 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)