1.2. Năng lực sử dụng vốn của doanh nghiệp
1.2.2. Sự cần thiết nâng cao năng lực sử dụng vốn của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt, doanh nghiệp không chỉ cần chú trọng tăng trưởng doanh thu mà phải còn làm thế nào để bảo toàn nguồn vốn và đứng vững nhất là vào những thời điểm thị trường khơng thuận lợi, có những diễn biến đi ngược với những định hướng kinh doanh đã đề ra. Do đó, năng lực sử dụng vốn ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, việc tăng cường và phát triển năng lực sử dụng vốn được coi là cần thiết vì những lí do sau đây:
Thứ nhất, xuất phát từ vai trò của vốn trong doanh nghiệp. Như đã trình bày trong chương I, có thể thấy vốn là một nguồn lực vô cùng cần thiết, như một mạch máu ni sống tồn bộ các hoạt động khác như hoạt động sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ; hoạt động đầu tư mua máy móc, trang thiết bị mở rộng sản xuất, hoạt động liên doanh liên kết với các cơng ty khác,…. Vì vậy, nâng cao năng lực sử dụng vốn trở thành đòi hỏi điều hiển nhiên, tất yếu khách quan trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ hai, nâng cao năng lực sử dụng vốn giúp đảm bảo khả năng an tồn tài chính. Muốn phát triển xa, muốn đi đường dài trong con đường kinh doanh, điều quan trọng hàng đầu là phải đảm bảo được nguồn vốn đủ cho các hoạt động của doanh nghiệp và đứng vững trong các điều kiện kinh tế khó khăn để giảm thiểu bớt rủi ro gặp phải trong kinh doanh. Việc đảm bảo huy động đúng và đủ nguồn vốn cũng như đảm bảo khả năng thanh khoản sẽ giúp doanh nghiệp phát triển ngày một bền vững.
Thứ ba, nâng cao năng lực sử dụng vốn cho ta biết trình độ quản lý, sử dụng các nguồn lực có sẵn của doanh nghiệp, đồng thời giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp đánh giá chung về nguồn lực của mình và đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đó. Trước nhu cầu ngày càng một gia tăng của xã hội nói chung, nhu cầu của doanh nghiệp nói riêng, trong khi các nguồn lực đầu vào hữu hạn buộc doanh nghiệp phải sử dụng hợp lý các nguồn lực ấy để phục vụ sản xuất đảm bảo chi phí thấp nhất mà vẫn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
Thứ tư, nâng cao năng lực sử dụng vốn là nhân tố thúc đẩy cạnh tranh và tiến bộ trong kinh doanh. Chấp nhận cơ chế thị trường là chấp nhận sự cạnh tranh. Thị trường càng phát triển thì các doanh nghiệp càng phải cạnh tranh khốc liệt. Cạnh tranh không chỉ diễn ra trên quy mơ từ hàng hóa (chất lượng, mẫu mã, giá cả, …) mà còn cạnh tranh về cơng nghệ, con người, uy tín, danh tiếng trên thị trường, cạnh tranh khơng chỉ với các doanh nghiệp trong nước mà còn với doanh nghiệp nước ngoài trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thới giới cùng với thời đại công nghệ 4.0 phát triển như vũ bão.