3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực sử dụng vốn tại Tổng công ty Viglacera
3.2.4. Một số giải pháp khác
3.2.4.1. Đ.2.4.1. t số giải pháp khác ngay khi mua hàng hoặc thanh toá
Trong nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh như hiện nay, việc doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm các phương pháp để tiếp cận gần hơn với khách hàng là rất quan trọng, nó giúp cho thương hiệu của Tổng cơng ty được biết đến nhiều hơn, tăng
khả năng bán hàng và tăng khả năng tạo doanh thu. Đối với thị trường trong nước, Tổng công ty cần tận dụng công nghệ 4.0 để phát triển kênh bán hàng qua kênh thương mại điện tử, song song với củng cố hệ thống bán hàng trực tiếp sẵn có. Đồng thời, phát triển kênh bán hàng trực tiếp, kênh dự án thông qua đội ngũ tư vấn, kiến trúc sư. Tập trung mở rộng đầu tư thị trường phía Nam, tương ứng với quy mơ đầu tư của Tổng công ty tại thị trường này. Phát triển các chương trình thương mại hàng năm như truyền thơng quảng bá thương hiệu, hình ảnh Viglacera, phát triển các mẫu mã sản phẩm mới có giá trị cao, phù hợp với nhu cầu thị trường.
Đối với thị trường xuất khẩu, Tổng công ty cần tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng thị trường xuất khẩu, tập trung với các sản phẩm thế mạnh như sản phẩm lĩnh vực kính, sứ vệ sinh sen - vịi, gạch ốp lát với các sản phẩm mới, cơng nghệ cao. Ngồi ra, hiện nay Việt Nam đã gia nhập vào rất nhiều các diễn đàn hợp tác thương mại trên thế giới, điển hình là các hiệp định thương mại đa phương, song phương như EVFTA, CP TPP, … mở ra những cơ hội mới để Tổng cơng ty có thể tận dụng cơ hội tìm kiếm các đối tác xuất khẩu mới, các đối tác đã tham dự các hiệp định thương mại mà Việt Nam có quan hệ hợp tác.
3.2.4.2. Tăng cườăng cư. h ốp lát với các sản phẩm mới, cô
Với hoạt động SXKD phân tán trên phạm vi tồn quốc và cả nước ngồi, do đó việc thiết lập cơ chế quản lý và kiểm sốt chi phí có hiệu quả sẽ rất có ý nghĩa trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm. Qua 3 năm ta thấy, khoản mục chi phí, nhất là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có xu hướng ngày ngày tăng lên trong đó chi phí bán hàng chiếm từ 7,18% đến 8,04% so với doanh thu thuần, chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm từ 5,69% đến 6,4% so với doanh thu thuần, vì vậy, quản lý tốt hai loại chi phí này cũng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, làm tăng năng lực sử dụng vốn của Tổng công ty.
Để quản lý hiệu quả chi phí, Tổng cơng ty cần xuất phát từ thực tế quản lý chi phí kinh doanh, theo định kỳ hàng tháng, quý, năm, Tổng công ty cần tiến hành phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng chi phí để biết những mục chi phí nào là
bất hợp lý, lãng phí để kịp thời có những biện pháp can thiệp phù hợp. Các biện pháp tiết kiệm chi phí mà Tổng cơng ty có thể áp dụng là:
- Xác định đúng đối tượng và tính chính xác giá thành sản phẩm
- Sử dụng nguyên vật liệu trong định mức cho phép, nhân công lao động làm việc tối đa năng suất, sử dụng và khai thác tối ưu cơng suất của máy móc, thiết bị.
- Tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên vật liệu mới đảm bảo chất lượng với giá cả phải chăng.
- Trong hoạt động xúc tiến bán hàng, cần lập kế hoạch chi tiết, cụ thể về chương trình bán hàng, quảng bá thương hiệu, từ đó tính tốn những chi phí phát sinh, những hiệu quả đạt được từ đó cân nhắc hạn chế những chi phí khơng hợp lý, đảm bảo đem lại hiệu quả bán hàng cao nhất.
- Đầu tư mua sắm trang thiết bị, công nghệ hiện đại để giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu. Thêm vào đó cần tăng cường khâu giám sát, đánh giá chất lượng ở từng giai đoạn sản xuất, thi cơng cơng trình, đầu tư dự án, … nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm với giá thành hợp lý, nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo điều kiện phát triển bền vững cho Tổng công ty.
- Tinh giảm bộ máy quản lý, giảm chi phí tiếp khách, chi phí tổ chức các cuộc họp tới mức có thể, tiết giảm tối đa chi các khoản chi phí khơng liên quan, không phục vụ cho hoạt động SXKD. Sử dụng phương tiện kĩ thuật tiên tiến, hiện đại để nâng cao năng suất và chất lượng trong công tác quản lý, giảm các thủ tục hành chính rườm rà nhằm kiểm sốt, giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.