Đối với Tổng công ty Viglacer a CTCP

Một phần của tài liệu LÊ PHƯƠNG HOA-1906030223-TCNH26A (Trang 120 - 131)

3.3.2.1. Tăng cường vai trò của người đại diện vốn của Tổng công ty tại các công ty thành viên.

Tổng công ty Viglacera - CTCP là một doanh nghiệp lớn, có 20 công ty thành viên và 7 công ty liên kết, do đó, việc quản lý sử dụng vốn ở những doanh nghiệp này rất quan trọng. Để quản lý vốn sát sao, hiệu quả, công ty cần chú ý phát triển năng lực vai trò của người đại diện vốn tại các công ty thành viên, đảm bảo các công ty thành viên thực hiện đúng định hướng chiến lược đã được Tổng công ty phê duyệt, nhằm ngăn ngừa tình trạng đầu tư dàn trải, đầu tư vào những lĩnh vực không đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp, kiểm soát chặt chẽ vật tư đầu vào, các định mức kỹ

thuật, các hoạt động SXKD và đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, cần phân quyền gắn với trách nhiệm của những người lãnh đạo tại các công ty thành viên giúp tăng cường tính chủ động, sáng tạo của các công ty trong hoạt động kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế, tránh các thủ tục rườm rà trong quy trình đầu tư hoặc các quyết định kinh doanh.

3.3.2.2. Nâng cao công tác quản trị doanh nghiệp

Tổng công ty cần nâng cao tính chủ động trong công tác xây dựng kế hoạch tài chính, đảm bảo huy động đủ nguồn vốn cũng như sử dụng linh hoạt và hiệu quả các nguồn vốn cho hoạt động SXKD.

Công tác nghiên cứu, đánh giá, dự báo tình hình thị trường nguyên vật liệu, tình hình tiêu thụ sản phẩm, tình hình về thị trường BĐS, xây lắp, xu thế phát triển của thị trường trong nước lẫn nước ngoài… cần được đẩy mạnh hơn nữa để có các kế hoạch, các biện pháp cụ thể tăng doanh số bán hàng, tiết giảm những chi phí không cần thiết, hạn chế sự gia tăng về hàng tồn kho.

Nghiên cứu đầu tư các dây chuyền sản xuất, trang thiết bị máy móc hiện đại nhằm nâng cao năng suất lao động. Máy móc, trang thiết bị hiện đại sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm có độ chính xác cao, mẫu mã đẹp, hạn chế được sản phẩm lỗi sản phẩm hỏng, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng cũng như tiết kiệm thời gian lao động. Việc đổi mới, tân trang máy móc thiết bị cần tiếp thu các tiến bộ khoa học công nghệ, đón đầu thị hiếu của thị trường để tránh đầu tư vào công nghệ lạc hậu, gây lãng phí và mất tác dụng của việc đầu tư lâu dài. Thêm vào đó, cần có sự đồng bộ trong dây chuyền sản xuất để tối ưu hóa giá trị của sự đổi mới. Tuy vậy, doanh nghiệp cũng nên lựa chọn đầu tư những loại máy móc thiết bị chủ chốt, mang tính quyết định đối với hoạt động SXKD để tránh việc tiêu tốn nhiều chi phí, đầu tư dàn trải.

3.3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Người lao động là yếu tố vô cùng quan trọng trong sự thành công của mỗi doanh nghiệp, vì vậy, doanh nghiệp cần có kế hoạch bồi dưỡng, phát triển, đào tạo nâng cao

tay nghề, trình độ của đội ngũ cán bộ, công nhân viên và các công nhân để giúp họ ngày càng phát huy được hết khả năng cho công việc:

Tổng công ty cần có chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo chất lượng lao động. Dựa trên cơ sở chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và kế hoạch SXKD hàng năm, doanh nghiệp cần xác định số lượng lao động cần thiết, qua đó lên kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, sử dụng nhân lực phù hợp đi kèm với việc đánh giá chất lượng lao động, có phương án thích hợp với các lao động không đáp ứng yêu cầu công việc. Ngoài ra, phân công, sắp xếp lao động theo đúng năng lực, trình độ, phù hợp với chuyên môn của người lao động để đảm bảo họ được phát huy đúng những thế mạnh của mình cho công việc và tránh lãng phí lao động.

Áp dụng các chính sách trọng dụng nhân tài đi kèm với chế độ lương thưởng đúng với khả năng và công sức làm việc của người lao động là cách để khuyến khích người lao động phát huy có hiệu quả khả năng và trình độ của họ. Chính sách này sẽ thúc đẩy người lao động tự nâng cao trình độ, năng lực và tay nghề của bản thân, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong nội bộ công ty, tạo động lực cho họ đưa ra các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, chăm chỉ làm việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao góp phần gia tăng kết quả SXKD của công ty.

Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý cho các cán bộ lãnh đạo, quản lý cũng như các cán bộ, nhân viên, công nhân của Tổng công ty. Hằng năm có kế hoạch đào tạo cụ thể, xây dựng chương trình đào tạo phù hợp cho từng nhóm đối tượng nhân viên, nâng cao chất lượng đào tạo, các bài giảng, giáo trình đào tạo hấp dẫn, có tính thực tiễn cao nhằm giúp cán bộ nhân viên có thể áp dụng vào thực tế quá trình làm việc. Song song với công tác đào tạo, Tổng công ty cũng cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá trình độ cũng như sự tiến bộ của người lao động để có những biện pháp thích hợp như sắp xếp lại công việc, thuyên chuyển vị trí cán bộ hoặc thậm chí là cho thôi việc.

KẾT LUẬN

Thông qua tìm hiểu các khái niệm liên quan đến vốn và năng lực sử dụng vốn, ta càng thấy tầm quan trọng của vốn kinh doanh đối với hoạt động của doanh nghiệp. Nếu không có vốn hoặc không có đủ nguồn vốn, doanh nghiệp rất khó có thể thực hiện hóa được những ý tưởng kinh doanh của mình. Mặt khác, vấn đề huy động được nguồn vốn đã khó nhưng việc bảo toàn và sử dụng vốn sao cho sinh lời lại là vấn đề phức tạp hơn.

Nâng cao năng lực sử dụng vốn là một đề tài có ý nghĩa rất lớn về cả mặt thực tiễn lẫn lý luận. Với đề tài này, người viết đã vận dụng những kiến thức đã học để phân tích, đánh giá tình hình sử dụng vốn tại Tổng công ty Viglacera - CTCP nhằm hiểu rõ cơ cấu tài sản - nguồn vốn, hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn, dài hạn, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán từ đó rút ra nhận xét về tình hình sử dụng và quản lý tài sản tại Tổng công ty để cuối cùng đưa ra một số giải pháp về năng lực sử dụng vốn dài hạn, năng lực sử dụng vốn ngắn hạn để cải thiện tình hình sử dụng vốn tại đơn vị.

Qua đề tài này, có thể thấy công tác quản lý và sử dụng vốn của Tổng công ty Viglacera - CTCP chưa được tốt, cơ cấu tài chính chưa bền vững với cơ cấu VCSH ngày càng giảm dần và lấy nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho một phần TSDH dẫn tới những rủi ro tiềm ẩn trong kinh doanh; khả năng thanh toán thấp trong đó thấp hơn so với hệ số chuẩn và hầu như thấp hơn so với trung bình ngành. Hiệu quả sử dụng TSNH và TSDH chưa tốt, máy móc thiết bị khá lạc hậu và đặc biệt là BĐS đầu tư là mảng được Tổng công ty Viglacera - CTCP đầu tư khá mạnh nhưng hiệu quả mang đến chưa tương xứng với số vốn đã bỏ ra. Công tác quản lý KPT và hàng tồn kho đang còn gặp nhiều vấn đề và cần cải thiện hơn nữa. Dựa trên những phân tích trên, luận văn đã đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực sử dụng vốn tại doanh nghiệp. Tuy số lượng giải pháp không nhiều nhưng tác giả cho rằng đó là những biện pháp gắn liền và thiết thực với tình hình sử dụng vốn hiện tại tại Tổng công ty Viglacera - CTCP và hy vọng rằng luận văn này sẽ là một cơ sở đáng tin cậy cung cấp thông tin cho bản thân Tổng công ty Viglacera - CTCP nói riêng mà còn đối với các đối tượng liên quan đến Viglacera nói chung cũng như ngành vật liệu xây

dựng và BĐS trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập cùng với những thách thức đang ngày càng gay gắt.

Một lần nữa, tác giả xin trân trọng cảm ơn giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Bích Huệ cùng các thầy cô giáo Khoa sau đại học trường Đại học Ngoại Thương đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ dẫn và tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn này. Trong phạm vi đề tài và điều kiện nghiên cứu, do khả năng tìm tòi và phân tích số liệu còn hạn chế, thời gian nghiên cứu có hạn, hơn nữa vốn kinh doanh là một lĩnh vực rộng lớn và phức tạp, bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong muốn nhận được ý kiến đóng góp từ các nhà khoa học, các thầy cô giáo và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm, TS. Bạch Đức Hiển, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Học viện tài chính, NXB Tài chính, 2008, tr. 57.

2. Priciples of corporate finance - 11th edition, by Mc Graw- Hill/Irwin

3. Từ điển Bách khoa Việt Nam tập 4 (2005), NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội (trang 660, 661).

4. TS. Lê Thị Xuân, Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, Học viện Ngân hàng, NXB Dân Trí, Hà Nội 2013.

5. TS. Lê Thị Xuân, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Học viện Ngân hàng, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội 2012.

6. Stephen Ross and Randolph Westerfield and Jeffrey Jaffe and Bradford Jordan, Corporate finace - 11th edition

7. Nguyễn Thị Tuyết, Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện tài chính, Hà Nội năm 2020.

8. PGS. TS Đặng Thành Hưng, Năng lực và giáo dục theo tiếp cận năng lực, Tạp chí Quản lí giáo dục số 43 - 12/2012, tr.19.

9. Trần Đức Anh, Giải pháp cải thiện năng lực tài chính tại công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, Tạp chí Khoa học và công nghệ lâm nghiệp số 1-2017

10. Hồng Anh, Báo Nhân Dân, Nhiều áp lực lên tỉ giá năm 2018 tại địa chỉ: https://nhandan.vn/kinhte/nhieu-ap-luc-len-ty-gia-327229 truy cập ngày 18/09/2021

11. Phạm Thanh Hà, Bức tranh kinh tế vĩ mô, điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam, dấu ấn giai đoạn 2016 - 2020 và triển vọng, dự báo, định hướng giai đoạn 2021 - 2025 năm 2021 tại địa chỉ: http://tapchinganhang.gov.vn/buc-tranh-kinh- te-vi-mo-dieu-hanh-chinh-sach-tien-te-tai-viet-nam-dau-an-giai-doan-2016- 2020-va-trie.htm truy cập ngày 01/10/2021

12. Viện kế toán và quản trị doanh nghiệp, Lời giải về cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp tại địa chỉ: https://iabm.edu.vn/loi-giai-ve-cau-truc-von-toi-uu-cho- doanh-nghiep.html truy cập ngày 19/03/2021

13. ThS. Đường Thị Thanh Hải, Tạp chí công thương, Thiết lập cơ cấu vốn tối ưu các doanh nghiệp Việt Nam năm 2017 tại địa chỉ: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thiet-lap-co-cau-von-toi-uu-cac-doanh- nghiep-viet-nam-47733.htm truy cập ngày 20/03/2021

14. ThS. Đỗ Thị Minh Hương, Tạp chí tài chính, Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cổ phần tại doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu tài chính năm 2018 tại địa chỉ: https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/danh-gia-hieu-qua-su-dung-von- co-phan-tai-doanh-nghiep-thong-qua-cac-chi-tieu-tai-chinh-137439.html truy cập ngày 29/03/2021

15. Hoàng Anh, Tạp chí tài chính, Một số vấn đề về cổ phần hóa thoái vốn và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước năm 2021 tại địa chỉ: https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/mot-so-van-de-ve-co-phan-hoa- thoai-von-va-nang-cao-hieu-qua-kinh-doanh-cua-doanh-nghiep-nha-nuoc- 332007.html truy cập ngày 21/03/2021

16. Hoàng Huy, Vietnambiz.vn, Nhìn lại quỹ đất của các ông lớn khu công nghiệp năm 2020 năm 2020 tại địa chỉ: https://vietnambiz.vn/nhin-lai-quy-dat-cua-cac- ong-lon-khu-cong-nghiep-nam-2020-20201212024613727.htm truy cập ngày 30/03/2021

17. Thanh Thủy, Vietnam finance, Bộ xây dựng rốt ráo thoái vốn Nhà nước năm 2020 tại địa chỉ: https://vietnamfinance.vn/bo-xay-dung-rot-rao-thoai-von-nha- nuoc-20180504224247168.htm truy cập ngày 21/03/2021

18. Kiều Linh, Vneconomy, 101 nghìn doanh nghiệp ngừng kinh doanh năm 2020

năm 2020 tại địa chỉ: https://vneconomy.vn/101-nghin-doanh-nghiep-ngung- kinh-doanh-nam-2020.htm truy cập ngày 05/01/2021

19. Nhật Minh, Tạp chí Cộng sản, Kinh tế thế giới trước dịch bệnh Covid - 19 năm 2020 tại địa chỉ: https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/the-gioi-van-de-

su-kien/-/2018/820140/kinh-te-the-gioi-truoc-dich-benh-covid-19.aspx truy cập ngày 20/12/2020

20. Toàn Thắng, Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Các giải pháp thúc đẩy số hóa trong lĩnh vực bất động sản năm 2021, tại địa chỉ: http://baochinhphu.vn/Thi-truong/Cac-giai-phap-thuc-day-so-hoa-trong-linh- vuc-bat-dong-san/432088.vgp truy cập ngày 30/09/2021

21. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 về trình bày báo cáo tài chính, ban hành và công bố theo quyết định số 234/2003/QĐ - BTC ngày 30/12/2003

22. Tổng công ty Viglacera - CTCP, Báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tài chính riêng lẻ kiểm toán năm 2018, 2019, 2020; báo cáo thường niên năm 2018, 2019, 2020, Hà Nội 2018, 2019, 2020.

23. Tổng công ty Viglacera - CTCP, Bản cáo bạch năm 2019, Hà Nội 2018

24. Tổng cục thống kê, Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm quý IV và năm 2020, Hà Nội năm 2021

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

Khả năng thanh toán tổng quát giai đoạn 2018 - 2020

Đơn vị: lần

Doanh nghiệp Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

VGC 1,31 1,2 0,93 GMX 1,28 1,13 1,23 VCG 1,37 1,56 1,49 CII 0,91 0,98 1,32 Trung bình ngành 1,29 1,22 1,31 PHỤ LỤC 2

Khả năng thanh toán nhanh giai đoạn 2018 - 2020

Đơn vị: lần

Doanh nghiệp Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

VGC 0,67 0,67 0,46

GMX 0,5 0,45 0,83

VCG 0,97 1,24 1,22

CII 0,74 0,44 0,74

PHỤ LỤC 3

Khả năng thanh toán tức thời giai đoạn 2018 - 2020

Đơn vị: lần

Doanh nghiệp Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

VGC 0,39 0,44 0,28 GMX 0,22 0,36 0,67 VCG 0,33 0,3 0,39 CII 0,12 0,13 0,13 Trung bình ngành 2,26 2,43 3,08 PHỤ LỤC 4

ROA (Tỉ suất sinh lợi tổng tài sản)

Đơn vị: %

Doanh nghiệp Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

VGC 4,04 3,82 3,13

GMX 15,83 18,64 18,96

VCG 2,36 3,47 8,24

CII 0,44 0,76 0,86

PHỤ LỤC 5

ROE (Tỉ suất sinh lợi VCSH)

Đơn vị: %

Doanh nghiệp Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

VGC 9,71 10,76 9,5 GMX 25,62 28,39 28,9 VCG 6,21 8,69 21,54 CII 1,24 2,39 3,08 Trung bình ngành 7,81 9,81 7,43 PHỤ LỤC 6

ROS (Tỉ suất sinh lợi doanh thu)

Đơn vị: %

Doanh nghiệp Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

VGC 7,57 7,48 7,07

GMX 8,73 9,07 10,22

VCG 6,57 8,28 30,45

CII 8,01 28,78 8,78

PHỤ LỤC 7

Phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên doanh, liên kết

Đơn vị: trđ

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Công ty Cp Viglacera Từ Sơn -35 -1.035 -974 Công ty CP Viglacera Hạ Long I -2.004 35 -3.566 Công ty CP Viglacera Hạ Long II -1.002 -430 48 Công ty CP Viglacera Đông Triều 3.134 2.515 3.386 Công ty CP Vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống

68 -1.029 -519

Công ty CP đầu tư và xuất nhập khẩu Viglacera 301 11 35 Công ty CP Vinafacade - - -22 Công ty CP kính nổi Việt Nam 2.183 1.211 6.255

Công ty San Vig - CTCP

- 1.851 -369

Một phần của tài liệu LÊ PHƯƠNG HOA-1906030223-TCNH26A (Trang 120 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)