Giải pháp nâng cao năng lực sử dụng vốn ngắn hạn tại Tổng công ty

Một phần của tài liệu LÊ PHƯƠNG HOA-1906030223-TCNH26A (Trang 112 - 116)

3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực sử dụng vốn tại Tổng công ty Viglacera

3.2.3. Giải pháp nâng cao năng lực sử dụng vốn ngắn hạn tại Tổng công ty

3.2.3.1. Xác định chính xác nhu cầu vốn ngắn hạn của Tổng công ty

Tổng công ty và các đơn vị thành viên cần xác định đúng nhu cầu vốn ngắn hạn để đảm bảo hoạt động SXKD diễn ra liên tục, tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế cao. Hằng năm căn cứ trên kế hoạch, phương án SXKD, căn cứ vào định mức tiêu hao vật tư, nguyên vật liệu, định mức lao động, giá cả, khả năng cung cấp đầu vào, khả năng và tình hình tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty… để lập kế hoạch nhu cầu vốn ngắn hạn hợp lý và tiết kiệm, tránh tình trạng thiếu vốn trong SXKD, tránh ứ đọng vốn, góp phần cải thiện vịng quay vốn ngắn hạn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Việc xác định nhu cầu vốn ngắn hạn có thể thực hiện như sau:

- Xác định số dư bình quân các khoản mục hợp thành nhu cầu vốn ngắn hạn trong năm báo cáo.

- Xác định tỉ lệ các khoản mục trên so với doanh thu thuần năm báo cáo từ đó xác định tỉ lệ nhu cầu vốn ngắn hạn so với doanh thu thuần.

- Xác định nhu cầu vốn ngắn hạn cho kỳ kế hoạch.

Dựa vào nhu cầu vốn ngắn hạn của kỳ kế hoạch cùng với kế hoạch sản xuất của Tổng công ty, công ty xác định kết cấu vốn ngắn hạn hợp lý, để có những kế hoạch huy động vốn phù hợp. Mỗi nguồn vốn đều có chi phí sử dụng vốn khác nhau, vì vậy cần tính tốn cụ thể sao cho đạt được chi phí huy động vốn thấp nhất, hạn chế rủi ro cũng như đạt cơ cấu vốn hợp lý.

3.2.3.2. Xây dựng kế hoạch ngân quỹ và xác định mức tồn ngân quỹ hợp lý

Dựa theo cơ cấu TSNH ta thấy hằng năm, tiền và tương đương tiền chiếm tỉ trọng lớn thứ hai sau hàng tồn kho trong TSNH (chiếm trên 29%). Tiền và tương đương tiền thường chiếm tỉ trọng khá cao là do lĩnh vực kinh doanh BĐS khu công nghiệp thường được nhận trước nhiều tiền của khách hàng mà tiền này chưa được hạch toán là doanh thu ngay nên chưa thể mang trả cổ tức được. Do vậy, nếu Tổng cơng ty có kế hoạch ngân quỹ và xác định mức tồn ngân quỹ an tồn vừa giúp cơng ty đảm bảo khả năng thanh toán bằng tiền mặt khi cần thiết vừa làm giảm lượng tiền nhàn rỗi dẫn đến tăng hiệu quả sử dụng tài sản cho doanh nghiệp, không những vậy cịn tăng thêm doanh thu tài chính từ đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Nội dung công tác dự báo nhu cầu vốn tiền mặt như sau: Bước 1: Xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý

Mức tồn quỹ tiền mặt tối ưu = ×

Bước 2: Dự đoán và lập kế hoạch lưu chuyển vốn bằng tiền

Bước 3: So sánh các luồng tiền nhập và xuất quỹ tiền mặt để cân đối tiền mặt

Để làm tốt công việc trên, Tổng công ty cần nâng cao công tác dự báo doanh thu, dự báo các khoản chi, dự tốn tình hình thu chi ngân quỹ và tính mức ngân quỹ an tồn sau đó xây dựng kế hoạch đầu tư trong đó cân nhắc các phương án đầu tư phù

Mức chi tiêu vốn tiền mặt bình quân 1 ngày trong kỳ

Số ngày dự trữ tồn quỹ hợp lý

hợp như gửi tiết kiệm tại ngân hàng, đầu tư trái phiếu, cổ phiếu; góp vốn kinh doanh… dựa vào việc cân nhắc giữa rủi ro và lợi nhuận đạt được.

3.2.3.3. Tăng cường công tác quản trị hàng tồn kho

Hàng tồn kho là khoản mục chiếm tỉ trọng lớn nhất trong TSNH hàng năm, chiếm từ 48% đến 50%. Hoạt động kinh doanh của Viglacera chủ yếu trên 2 lĩnh vực chính là vật liệu xây dựng và kinh doanh BĐS trong đó hoạt động kinh doanh BĐS có vịng quay vốn chậm, chi phí sản xuất dở dang chiếm tỉ trọng lớn. Do vậy, quản lý tốt hàng tồn kho sẽ góp phần rất quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Tổng cơng ty. Cụ thể ta có 3 nhóm chiếm tỉ trọng cao nhất trong hàng tồn kho lần lượt là chi phí SXKD dở dang, thành phẩm, nguyên vật liệu; ta có giải pháp với mỗi nhóm hàng tồn kho như sau:

- Với hàng tồn kho là nguyên liệu chính để sản xuất ra vật liệu xây dựng như cát, đất sét trắng, feldspar, … và một số nguyên liệu nhập khẩu (soda, đất sét và các phụ gia…), công ty phải xây dựng kế hoạch mua sắm hàng tháng, hàng quý, quy định mức tồn kho dự trữ tối đa cho từng loại vật tư, nguyên liệu trên cơ sở kế hoach SXKD của kỳ, định mức tiêu hao, điều kiện cung ứng thực tế của thị trường. Đối với các nguyên vật liệu trong nước được cung cấp từ các nhà sản xuất trong nước (có mỏ và được chế biến) được nhập theo nhu cầu sản xuất, dự trữ trong khoảng thời gian hợp lý. Mặt khác, Tổng cơng ty cũng đã có đơn vị được cấp phép khai thác feldspar, cát do đó sẽ chủ động hơn về mặt nguyên vật liệu dùng trong sản xuất. Trong việc quản lý hàng tồn kho loại này, cần phải có biện pháp xử lý kịp thời những loại vật liệu ứ đọng, chậm luân chuyển, kém phẩm chất.

- Với hàng tồn kho là thành phẩm như gạch ốp lát, gạch ngói, kính, sức, sen vịi,… các BĐS đã đủ điều kiện đưa vào sử dụng nhưng chưa bán được…, doanh nghiệp cần thường xuyên làm tốt công tác thị trường; sản xuất sản phẩm đa dạng về chủng loại, có chất lượng tốt, phù hợp với thị hiếu người sử dụng; với các khu đô thị và nhà ở công nhân, cần tiếp tục phát triển các tiện ích dành cho cơng nhân, người có thu thập nhấp, có những chính sách bán hàng phù hợp để họ có thể dễ dàng tiếp cận với nhà ở xã hội; với các khu cơng nghiệp hiện có cần tăng cường tiếp thị các nhà

đầu tư thứ cấp để thu hút và đón đầu làn sóng các nhà đầu tư thứ cấp, gia tăng hiệu quả khai thác quỹ đất hiện có.

- Với chi phí SXKD dở dang: Tất cả các chi phí liên quan đến việc nghiên cứu, sản xuất vật liệu xây dựng cũng như những chi phí giám sát thi cơng, chi phí thiết kế dự án, … của những dự án còn đang trong giai đoạn triển khai nằm ở chi phí SXKD dở dang. Đây là nhóm chiếm tỉ trọng cao nhất trong hàng tồn kho, do đó, các đơn vị cần tăng cường các biện pháp để quản lý, bảo vệ tài sản đang hình thành để bảo tồn nguồn vốn đã đầu tư như chủ động nâng cao năng suất, đẩy nhanh tiến độ thi công, triển khai dự án, rút ngắn chu kỳ sản xuất. Ngoài ra, cần hạn chế tối đa thời gian ngưng giữa các giai đoan, các khâu sản xuất, đẩy nhanh cơng tác đền bù giải phóng mặt bằng, trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị, vật tư, nhân cơng… nhằm giảm lượng vốn bị ứ đọng trong chi phí SXKD dở dang. Bố trí, tăng cường các cán bộ chuyên trách cho các dự án trọng điểm, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu người không cần thiết, đôn đốc tiến độ thi công, cơng tác nghiệm thu để thu hồi vốn nhanh chóng.

Để cơng tác nghiệm thu cơng trình được đẩy nhanh, đối với các dự án do Tổng công ty làm chủ đầu tư Tổng công ty cần nghiên cứu và thực hiện các thủ tục pháp lý một cách nhanh nhất nhằm đưa dự án vào triển khai ngay vì quá trình này rất phức tạp, nếu khơng làm kĩ lưỡng thì khơng những sẽ kéo dài thời gian chuẩn bị cũng như thực hiện dự án mà còn tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro pháp lý, gây thiệt hại cho dự án. Đồng thời, cần tìm kiếm, lựa chọn các đơn vị nhà thầu có uy tín, đủ điều kiện thi công, quy định rõ ràng các thỏa thuận trong hợp đồng về thời hạn và thời gian quyết toán, ghi rõ trách nhiệm của mỗi bên khi thực hiện sai các điều khoản trong hơp đồng nhằm nâng cao trách nhiệm của mỗi bên trong khâu thanh quyết toán, mặt khác căn cứ vào kế hoạch thi công và tiến độ thi công thực tế, cần chuẩn bị sẵn sàng các hồ sơ cần thiết để tiến hành ngay cơng tác nghiệm thu khi dự án hồn thành.

3.2.3.4. Quản lý chặt chẽ KPT

KPT chiếm tỉ trọng không cao lắm trong TSNH ty vậy nợ khó địi lại có xu hướng gia tăng và chủ yếu phát sinh tại các Công ty con. Tổng công ty nhất là Công ty mẹ cần phát huy vai trị kiểm sốt, quản lý việc thu hồi KPT như cần quyết liệt hơn trong việc đôn đốc thu hồi công nợ, cụ thể như sau: định kỳ cần tổng kết công tác tiêu

thụ, tiến hành phân loại tuổi nợ, đối tượng nợ và thời gian nợ và xem xét khoản nợ đó thuộc cơng trình nào, dự án, sản phẩm nào; cơng trình, dự án đó được tài trợ từ nguồn vốn nào: nguồn vốn tự có hay nguồn vốn tín dụng. Tiếp theo, làm rõ các nguyên nhân dẫn tới khách hàng chưa trả nợ, nguyên nhân chủ quan hay khách quan và xây dựng phương án khắc phục, xử lý linh hoạt đối với từng trường hợp khách hàng nếu khơng thể khắc phục ngay phải trích lập dự phịng: doanh nghiệp chủ động tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nợ của khách hàng, nếu khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính, doanh nghiệp chia sẻ, chủ động gặp gỡ và đàm phán để đưa ra những phương án tháo gỡ, nếu đó là khó khăn tạm thời, Tổng cơng ty có thể gia hạn nợ để khách hàng có thêm thời gian huy động vốn và phục hồi SXKD. Nếu khách hàng khơng có khả năng hồn trả hoặc cố tình chiếm dụng vốn, Tổng công ty phải áp dụng phương án mạnh hơn là thơng qua tịa án, bán nợ hoặc thuê dịch vụ địi nợ.

Ngồi ra, do đặc thù ngành nghề kinh doanh BĐS và xây lắp của công ty nên công ty cần chú trọng ngay từ việc soạn thảo các hợp đồng khi ký kết cần quy định rõ các điều khoản như chính sách bán hàng, chính sách chiết khấu, thời hạn thanh tốn, hình thức vi phạm hợp đồng, … nhằm phòng ngừa phát sinh những khoản nợ khó địi đặc biệt với những khách hàng nước ngồi. Trong chính sách bán chịu, cần nghiên cứu, đánh giá tài chính của khách hàng, nếu cần thêm các điều kiện về việc đảm bảo mua hàng như có bảo lãnh thanh tốn của ngân hàng, có tài sản đảm bảo… Tuy vậy, việc quản lý KPT chặt chẽ nhưng cũng cần không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ với bạn hàng, tạo điều kiện cho bạn hàng thanh tốn qua chính sách chiết khấu thanh tốn như nếu khách hàng trả tiền ngay khi mua hàng hoặc thanh toán đúng hạn khi mua chịu sẽ được hưởng chiết khấu bao nhiêu % trên số tiền thanh toán trước hoặc thanh toán đúng hạn.

Một phần của tài liệu LÊ PHƯƠNG HOA-1906030223-TCNH26A (Trang 112 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)